Hoàn thiện quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bắc ninh đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102)

thanh tra ngân hàng

Pháp luật là cơ sở pháp lý để thanh tra ngân hàng hoạt động. Hiệu quả hoạt động thanh tra phụ thuộc đáng kể vào mức độ hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật. Thực tế, thanh tra ngân hàng chưa đủ những quyền năng cần thiết, hơn nữa một số quy định pháp luật về hoạt động thanh tra ngân hàng chưa thực sự phù hợp. Để khắc phục vấn đề này, Thanh tra NHNN Việt Nam phải chủ động đề xuất với Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Thống đốc NHNN và các cơ quan có thẩm quyền một số vấn đề sau:

- Kiến nghị bổ sung thêm một số quyền hạn cho thanh tra ngân hàng để phục vụ tốt hơn hoạt động thanh tra, giám sát như quyền yêu cầu TCTD cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết. Hơn nữa, cần xác định rõ cảnh báo, khuyến nghị là nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra ngân hàng, đồng thời quy định trách nhiệm của các TCTD khi không tiếp thu những cảnh báo để xảy ra hậu quả xấu.

Mặt khác, cần quy định rõ thanh tra ngân hàng có quyền và trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện kiến nghị và quyết định xử lý của mình. Việc quy định quyền năng này nhằm khắc phục tình trạng đối tượng thanh tra chậm, thậm chí không thực hiện nghiêm kết luận thanh tra; còn các tổ chức thanh tra ngân

hàng thì phó mặc cho đối tượng thanh tra, cho rằng thanh tra xong là đã hoàn thành nhiệm vụ.

- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng: tăng mức hình phạt tiền đối với các hành vi vi phạm; mức hình phạt tiền cần được phân biệt theo quy mô tổ chức tín dụng nói chung nhằm mục đích nâng cao tác dụng răn đe, phòng ngừa của hình phạt.

- Có chính sách, chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ thanh tra:

thông qua các chế độ đãi ngộ thích hợp thì đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng mới yên tâm công tác, làm việc khách quan, vô tư và thu hút được nhân tài vào thanh tra ngân hàng, tránh tình trạng chảy máu chất xám cán bộ thanh tra ngân hàng. Trước hết, phải có chính sách đãi ngộ hướng vào thu nhập cho cán bộ thanh tra (như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên...). Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng các hình thức khen thưởng thỏa đáng đối với các cán bộ thanh tra lâu năm, các cán bộ có thành tích tốt, các cán bộ có nhiều cống hiến cho công tác thanh tra. Động viên về tinh thần như thường xuyên tổ chức các chương trình học hỏi, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao. Có như vậy, cán bộ thanh tra mới yên tâm công tác và toàn tâm, toàn lực phục vụ cho hoạt động thanh tra.

3.4.2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - NHNN Việt Nam tăng cường sự chỉ đạo hoạt động với thanh tra chi nhánh

- về nghiệp vụ thanh tra: Thanh tra NHNN Việt Nam (nay là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xây dựng quy trình thanh tra và phúc tra trong ngành ngân hàng. Nghiên cứu để ban hành nội dung và quy trình thanh tra về các mặt nghiệp vụ như tín dụng, kế toán tài chính, tiết kiệm, nguồn vốn, kho quỹ. Tiếp tục sửa đổi, cải tiến chương trình giám sát cho phù hợp với việc giám sát từ xa của chi nhánh tổ chức tín dụng tại địa phương.

- về công tác đào tạo: cần tăng cường các lớp đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ thanh tra (cả thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa cũng như đào tạo các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh tra, giới thiệu, hướng dẫn về thanh tra trên cơ sở rủi ro). Thời gian đào tạo nên bố trí vào quý 1, quý 4 là những thời kỳ đã cơ bản triển khai và hoàn thành chương trình - kế hoạch thanh tra tại chỗ của năm, do đó dễ dàng cho việc bố trí cán bộ đi học tập, bồi dưỡng đầy đủ.

- Về công tác điều hành: Hàng năm, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng gửi sớm chương trình công tác thanh tra cho thanh tra chi nhánh để trên cơ sở đó, kết hợp với điều kiện tình hình cụ thể trên địa bàn, thanh tra NHNN tỉnh chủ động xây dựng chương trình công tác thanh tra của chi nhánh, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa chủ động nhanh nhạy và phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng phải tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của thanh tra, giám sát chi nhánh để giúp Thanh tra chi nhánh có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm điều hành hoạt động thanh tra và tổ chức chỉ đạo một cuộc thanh tra. Những kiến nghị, vướng mắc của chi nhánh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có phản hồi hoặc thông tin kịp thời.

3.4.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức cán bộ

Hiện nay Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng được thành lập trực thuộc NHNN Việt Nam, các đơn vị thanh tra ngân hàng thuộc tổ chức bộ máy của chi nhánh NHNN vẫn phải chịu sự hướng dẫn chỉ đạovề chuyên môn của NHNN chi nhánh tỉnh. Mô hình trên hiện naylà phù hợp, vì vN là nước đang phát triển, thị trường tài chính chưa sôi động. Tuy nhiên thời gian tới, mô hình hoạt động thanh tra ngân hàng sẽ thay đổi nhanh chóng, trong khi đó bộ máy tổ chức của NHNN hiện tại đang thể hiện sự bất hợp lý, đòi hỏi sự điều chỉnh một cách tương ứng bộ máy tổ chức NHNN. Theo đó cần tăng cường

tính hệ thống, tập trung thống nhất của NHNN bằng cách sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh NHNN hiện có, hình thành một số chi nhánh khu vực tại những trung tâm kinh tế- tài chính của đất nước. Cùng với quá trình này Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và mạng lưới chi nhánh gồm một số đơn vị thanh tra ngân hàng khu vực trực thuộc. Các đơn vị thanh tra ngân hàng độc lập với NHNN và chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn về công tác tổ chức,cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ của CQTTGSNH.

Việc nâng cao tính độc lập của thanh tra ngân hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng với định hướng tổ chức hệ thống NHNN gọn nhẹ hơn theo khu vực, xóa bỏ được tình trạng cục bộ địa phương, sự thiếu nhất quán trong đánh giá, phương pháp và cách thức giám sát. Mặt khác tổ chức hệ thống thanh tra theo ngành dọc giúp việc phân bổ các nguồn lực thanh tra, giám sát một cách chủ động hơn, thanh tra chi nhánh NHNN không thực hiện công tác giám sát từ xa mà nhiệm vụ này chỉ để thanh tra NHNN thực hiện đối với Hội sở chính của các TCTD.

Ket luận Chương 3

Trong thời gian qua, thanh tra NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các QTDND cơ sở. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều ưu điểm cũng như chỉ ra những tồn tại, sai phạm của các QTDND cơ sở, từ đó tham mưu đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.Tuy nhiên, hoạt động thanh tra của NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; hoạt động của các QTDND cơ sở nhiều sai phạm, yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Do vậy, để hoạt động của của QTDND cơ sở dần đi vào nền nếp, ổn định, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì việc tăng cường công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi

nhánh tỉnh Bắc Ninh là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra.

Trong khuôn khổ Bài Luận văn, tác giả xin đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn như sau:

- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh;

- Tăng cường công tác cán bộ; - Giải pháp về nghiệp vụ thanh tra;

- Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi có QTDND hoạt động;

Ngoài ra Tác giả đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và NHNN Việt Nam nhằm tăng cường công tác thanh tra của NHNN chi nhánh Bắc Ninh đối với hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn,giúp cho QTDND cơ sở hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

KẾT LUẬN•

Qua hơn gần 20 năm xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động, hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở khu vực nông thôn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của các QTDND cơ sở vẫn còn nhiều tồn tại, sai phạm, khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp để củng cố, chấn chỉnh kịp thời.

Thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm, các rủi ro có thể xẩy ra, giúp các QTDND cơ sở hoạt động an toàn và theo đúng định hướng.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận trong công tác thanh tra của NHTW đối với các TCTD, phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra của NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ:

1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác thanh tra của NHTW đối với các TCTD, khẳng định sự cần thiết, mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra của NHTW đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TCTD.

2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác thanh tra của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đối với QTDND cơ sở trên địa bàn, xác định rõ những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, từ đó chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế này.

3. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm để tăng cường công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đối với QTDND cơ sở trên địa bàn, góp phần đưa các QTDND cơ sở trên địa bàn hoạt động ngày càng lành mạnh, an toàn, phát triển và có hiệu quả từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và các dịch vụ ngân hàng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Ninh.

Quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo và sự cộng tác, trao đổi của các đồng nghiệp. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Đình Tự nên luận văn đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, trình độ và điều kiện nghiên cứu của tác giả còn hạn chế nên bài luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của những nhà khoa học, các nhà quản lý và các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để bài luận văn tiếp tục được hoàn thiện và phát huy hiệu quả.

1. Frideric S. Miskin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Hoàng Xuân Quế (2002), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Khung sổ tay thanh tra tại chỗ các Tổ chức tín dụng, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2008), Thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.

5. Nghị định 91/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng. 6. Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

8. Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam.

9. Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

10. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 62/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Hà Nội

ương, Hà Nội

12. PGS. TS Nguyễn Cúc (2011), Tập bài giảng Quản lý Nhà nước về Kinh tế,

nhà xuất bản Chính trị- Hành chính, Hà nội

13. Chính phủ (2001), Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, www.chinhphu.vn. 14. Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ

chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội

15. Chính phủ (2005), Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng

nhân dân, Hà Nội

16. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá VI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII (28/6-1/7/1996), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

19. Bùi Chính Hưng (2004), Mô hình tín dụng hợp tác kiểu mới xoá đói giảm nghèo ở Việt nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.

20. Học viện hành chính (2011), Tài liệu quản lý hành chính Nhà nước chương trình bồi dưỡng chuyên viên chính tập I, II, III - Nhà xuất bản Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội

21. Ngân hàng Nhà nuớc (2006), Quyết định 05/2006/QĐ-NHNN ngày 20/01/2006 Ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân

Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội

23. Ngân hàng Nhà nuớc (2006), Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN ngày 18/7/2006 ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị,

thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.

24. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 ban hành quy chế quản lý vốn hỗ trợ của nhà nước cho hệ thống

quỹ tín dụng nhân dân tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Hà Nội. 25. Ngân hàng Nhà nuớc (2005), Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày

30/12/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bắc ninh đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102)

w