Tăng cường công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bắc ninh đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

* Tăng số lượng cán bộ làm công tác thanh tra

Số lượng các TCTD trên địa bàn (trong đó có cả các QTDND cơ sở) liên tục tăng trong những năm gần đây trong khi số lượng cán bộ làm thanh tra chưa được bổ sung tương ứng. Do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải bổ sung biên chế cho cán bộ thanh tra chi nhánh, đảm bảo đủ cán bộ cho công việc, tránh trường hợp bị động, thiếu nhân sự khi thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra.

* Tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ làm công tác thanh tra

- Đối với công tác đào tạo cán bộ làm công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh:

+ Tập trung bồi dưỡng các cán bộ có kinh nghiệm, có tâm huyết với công tác thanh tra, bổ sung các kiến thức cần thiết khác như Quản lý Nhà nước, nghiệp vụ Thanh tra cơ bản, Thanh tra nâng cao, bồi dưỡng lý luận chính trị... để bổ nhiệm các đồng chí có đủ tiêu chuẩn vào ngạch thanh tra viên các cấp.

+ Chủ động đào tạo tại chỗ cho cán bộ làm công tác thanh tra: Quá trình thành lập các Đoàn Thanh tra, kiểm tra, phân công cán bộ chuyên quản có sự đan xen, kết hợp giữa các cán bộ đã có kinh nghiệm (các thanh tra viên) với các cán bộ mới để hướng dẫn, học hỏi lẫn nhau trong thực tế, giúp các cán bộ trẻ, mới có sự nghiên cứu, so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn và chủ động tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả và thích hợp với bản thân.

+ Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp thanh tra tại Thanh tra, giám sát chi nhánh để các cán bộ có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Tại các buổi thảo luận, Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra hoặc cán bộ có kinh nghiệm nêu ra các tình huống để các cán bộ thanh tra đề xuất phương án giải quyết . Đối với từng phương án nêu rõ ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn khi áp

dụng phương pháp để cán bộ thanh tra, đặc biệt là các cán bộ mới có thể rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân, từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.

+ Tạo điều kiện về kinh phí, về thời gian. cho cán bộ thanh tra chi nhánh được tham gia các chương trình đào tạo dài hạn như: văn bằng hai, thạc sỹ, tiến sỹ.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hàng năm và kiến nghị NHNN Việt Nam tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ thanh tra chi nhánh (như mở lớp đào tạo cán bộ làm công tác giám sát từ xa, đào tạo về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, đào tạo cán bộ chuyên sâu về vi tính để tăng cường công tác giám sát từ xa.). Việc xây dựng kế hoạch đào tạo phải căn cứ trên năng lực của từng cán bộ cũng như nhu cầu sử dụng và yêu cầu của công tác thanh tra.

- To chức các Đoàn giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về Thanh tra, giám sát các QTDND cơ sở tại các địa phương có số lượng QTDND lớn như: Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương.

Một phần của tài liệu Công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bắc ninh đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w