6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
> Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản, quy định, hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể về quản lý chất lượng tín dụng tại các NHTM. Đồng thời, tham gia, góp ý với chính phủ và các Bộ ngành có liên quan để hoàn thiện các Nghị định, Thông tư, văn bản Quy định liên quan đến quản lý chất lượng tín dụng tại các NHTM, bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
> Ngân hàng nhà nước cần có điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD.
Bình ổn lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
> Ngân hàng nhà nước cần quyết liệt hơn trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để sớm phát hiện ngăn chặn kịp thời các sai phạm tập trung chủ trương thanh tra chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng và công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng nhằm quản lý tốt chất lượng tín dụng, phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro có khả năng phát sinh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật. NHNN cần đào tạo đội ngũ nhân sự tham gia thanh tra, giám sát có trình độ cao hơn, đạo đức nghề ngiệp vững vằng hơn, không chỉ giỏi về kiến thức nghiệp vụ mà còn am hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động kinh doanh tại các NHTM.
> Ở Việt Nam hiện nay, thông tin về các cá nhân, tổ chức kinh tế đang nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có sự liên kết đồng nhất giữa các đơn vị này. Mặt khác những thông tin muốn tra cứu trên chưa được số hóa mà chủ yếu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát không thể tra cứu. Vì thế, Ngân hàng nhà nước cần phát triển hệ thống thông tin quốc gia công khai, đồng bộ cho các NHTM. Hệ thống thông tin này phải kết nối đồng bộ từ Trung ương đến Địa phương để điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm.