Kiến nghị đối với Agribank

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank

> Tăng cường các chương trình đào tạo đội ngũ CBTD về các kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về marketing ngân hàng.... Tiếp tục đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ CBTD để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng nói chung và hiệu quả tín dụng nói riêng.

> Nâng cấp tốc độ xử lý, phân tích dữ liệu và hoàn thiện hệ thống danh mục báo cáo tín dụng trên phần mềm IPCAS, giúp các CBTD, nhà quản trị ngân hàng có những dự báo chính xác và sớm nhất về chất tượng tín dụng đối với từng món vay trên hệ thống. Đồng thời đưa ra được sớm những kịch bản có

thể xảy ra để có những phương án khắc phục, xử lý những khoản vay có vấn đề

tránh để nợ xấu sảy ra gây thất thoát vốn của Agribank.

> Hiện đại hóa quy trình cấp tín dụng tại Agribank. Đưa các bước trong quy

trình tín dụng: Nhập, phân tích, phê duyệt, quản lý thông tin khoản vay của khách

hàng hoàn toàn tự động thông qua phần mềm IPCAS. Giúp nâng cao năng suất

lao động, giảm tải công việc của CBTD và nâng cao hiệu quả quản trị của các cấp

quản lý.

> Cần có chính sách đãi ngộ với những cán bộ đạt thành tích cao trong hoạt

động tín dụng, quản lý tín dụng. Thu hút những nguồn nhân lực có trình độ cao,

quản lý giỏi và phẩm chất tốt giúp Agribank có đội ngũ CBTD giỏi là đầu tàu đưa

Tín dụng Agribank ngày một phát triển vững chắc, ổn định và hội nhập thị trường

quốc tế.

> Cùng với Ban pháp chế xây dựng hoàn thiện hệ thống quy trình, văn bản

pháp luật, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm trong công tác tín

dụng một cách đồng bộ và chuyên nghiệp theo quy định của Pháp luật, Luật các

hợp với giúp khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng, tháo gỡ được khó khăn cho khách hàng.

> Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng, kể cả khách hàng gửi lẫn khách hàng vay nhằm tạo mối quan hệ tốt để giữ chân khách hàng. Có những tư

vấn tài chính kịp thời, phù hợp với từng khách hàng định hướng cho khách hàng

kinh doanh những mặt hàng bắt kịp xu hướng thị trường và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

> Triển khai đồng bộ hình thức nhắc nợ tự động qua điện thoại và hình thức thu nợ tự động qua tài khoản thanh toán của khách hàng khi đến hạn thanh

toán để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho khách hàng.

> Phát triển những sản phẩm cho vay tiêu dùng, trả góp như: Mua nhà, mua ô tô, mua sắm tiêu dùng gia đình,.... với lãi suất ưu đãi hơn, phù hợp hơn với bộ phận giới trẻ và nhu cầu ngày càng đa dạng của đại bộ phận khách hàng.

> Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng từ cho vay ngắn hạn sang trung và

dài hạn để tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

> Thường xuyên có các chương trình đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng,

lãnh đạo cấp phòng để nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, tư cách đạo

đức cán bộ Agribank và nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trước những tiến bộ vượt bậc từ cuộc cách mạng công nghệ số, Cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có hệ thống ngân hàng. Kinh tế, xã hội Việt Nam ngày trở nên hiện đại hơn, nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, đầu tư sản xuất kinh doanh những ngành nghề lĩnh lực công nghệ mới cũng nhiều và đa dạng hơn. Để đáp ứng được nhu cầu vốn trong nền kinh tế thì Tín dụng NHTM là kênh dẫn vốn nhanh, hiệu quả và an toàn nhất, có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một quốc gia và ngày càng khẳng định được vị thế của tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đặt các NHTM với áp lực phải phát triển, mở rộng mạnh mẽ hơn trong hoạt động tín dụng mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng an toàn.

Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của đối với Agribank Vụ Bản mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay. Với mục tiêu đưa ra được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank CN huyện Vụ Bản, nội dung đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thư nhất: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM, vai trò của tín dụng NHTM đối với ngân hàng và nền kinh tế, đưa ra được khái niệm chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM để từ đó có nhận thức đúng đắn về việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ hai: Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Vụ Bản, thấy được những mặt đã đạt được cần tiếp tục phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba: Đưa ra được mục tiêu và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Vụ Bản. Để thực hiện được các mục tiêu và giải

pháp đó đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank và Agribank Vụ Bản.

Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn sẽ còn những thiếu sót. Tác giả mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô, bạn đọc để có thể tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn đề tài này. Hy vọng các nội dung nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một tài liệu có giá trị để cung cấp cho Agribank Vụ Bản nói riêng, các tổ chức tín dụng nói chung để có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng một cách thích hợp, góp phần làm cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng lành mạnh và ngày càng được nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank Vụ Bản (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán.

2. Agribank Vụ Bản (2017, 2018, 2019), Báo cáo Hội nghị người lao động. 3. Agribank Vụ Bản (2019), Báo sơ kết đề án thực hiện chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ.

4. Agribank, Sổ tay tín dụng.

5. Các văn bản nghiệp vụ đang áp dụng trong hệ thống Agribank

6. Chính phủ (2015, 2018), Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 (thay cho Nghị định số 41/NĐ-CP). Và văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định này.

7. Nguyễn Thị Hà Thu (2015), Đề tài: “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại Học Kinh Tế.

8. Nguyễn Thế Hùng (2017), Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học Viện Ngân Hàng.

9. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Quản trị NH thương mại, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.

10.Nguyễn Văn Tiến (2014) Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

11.Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và các văn bản sửa đổi, bổ sung bộ Luật này.

12.Thống đốc NHNN (2005), Quyết định số: 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014. Và các văn bản sửa đổi bổ sung quyết định này.

13.Tạp chí Công thương (2019), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

14.Trần Đình Hòa (2018), Đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học Viện Ngân hàng.

15.Các website:

- https://thuvienphapluat.vn (Website của Thư viện pháp luật)

- https://vi.wikipedia.org (Website của Bách khoa toàn thư mở)

- https://www.agribank.com.vn (Website của Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Việt Nam)

- http://tapchicongthuong.vn (Website của Tạp chí công thương)

- https://thebank.vn (Website của Thebank)

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w