- Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về hoạt động phân tích tài chính: Các quy định của Nhà nước là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của hoạt động phân tích tài chính trong các NHTM. Chẳng hạn, khi chưa có chế độ quy định bắt buộc của Nhà nước về việc lập báo cáo thuyết minh tài chính, vấn đề phân tích tài chính chưa bao giờ được đặt ra
như là chế độ bắt buộc đối với các NHTM. Việc quy định bắt buộc kiểm toán đối với các báo cáo tài chính của ngân hàng là một ví dụ nữa về tầm ảnh hưởng quan trọng của pháp luật Nhà nước đối với hoạt động phân tích tài chính. Quy định bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính của các NHTM đã góp phần làm tăng tính chính xác của các thông tin được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào cho việc phân tích tài chính, do đó góp phần làm cho kết quả phân tích tài chính trở nên hữu ích hơn đối với người sử dụng.
- Các chỉ tiêu trung bình chuẩn làm tham số so sánh cho các NHTM: Trên cơ sở chỉ tiêu tham chiếu đó, các NHTM mới có căn cứ để đặt ra các chỉ tiêu
phấn đấu hay khắc phục tình trạng tài chính của NH mình. Tuy nhiên, đối với
Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có được các chỉ số tài chính trung bình của ngành
làm chỉ tiêu tham chiếu, và điều này cũng gây những trở ngại nhất định đối với
hoạt động phân tích tài chính của các NHTM.
- Mặt khác, nếu môi trường kinh tế, xã hội tiến bộ, có xu hướng mở, thuận lợi cho việc thu thập và xử lý thông tin cũng sẽ tạo điều kiện cho hoạt
động phân tích tài chính phát triển.
1.4Kinh nghiệm phân tích tài chính của một số Ngân hàng thương mại
trên thế giới và bài học rút ra cho việc hoàn thiện phân tích tài chính
1.4.1.1 Phân tích hiệu quả theo mô hình Dupont
Mô hình Dupont được áp dụng để phân tích mối quan hệ, tác động đến nhau của hai hệ số cơ bản ROE, ROA.
Mối quan hệ giữa ROE và ROA được thể hiện qua phương trình: ROE = Thu nhập sau thuếVốn chủ sở hữu
ROE = Thu nhập sau thuếTổng tài sản X Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu = ROA x EM Trong đó: EM = Vốn chủ sở hữu đòn bẩy tài chínhTổng tài sản
Đòn bẩy tài chính cao có nghĩa là ngân hàng đang tích cực huy động vốn lấy nguồn cho mục đích sử dụng vốn và dẫn tới tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cao là một nhân tố rủi ro khi khách hàng đồng loạt rút tiền gửi, làm cho ngân hàng có thể gặp khó khăn và nguy cơ dẫn tới phá sản.
Xuất phát từ công thức tính ROE, ta có: ROE = ROA x EM
Trong đó, ROA lại có thể phân tích thành: ROA = Thu nhập sau thuếTổng tài sản
Tổng DT hoạt động-Tổng CP hoạt động-Thuế TN Tổng tài sản
Tổng DT hoạt động Tổng CP hoạt động Thuế TN Tổng tài sản - Tổng tài sản - Tổng tài sản = AU - ER - TAX
Suy ra: ROE = ROA x EM = (AU - ER - TAX) x EM
Công thức trên cho thấy không chỉ có ROE và ROA có mối quan hệ với nhau thông qua hệ số đòn bẩy tài chính, mà sự thay đổi của ROE còn phụ thuộc vào biến động của tỷ lệ: tổng DT hoạt động, tổng CP hoạt động, thuế TN trên tổng tài sản.
Thông qua phân tích theo mô hình Dupont, nhà phân tích có thể đi sâu vào phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.4.1.2 Hệ số RAROC (Risk adjusted return on capital)
RAROC là một khái niệm được phát triển bởi Bankers Trust vào cuối những năm 1970. RAROC là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro trên vốn tự có. Nếu như ROE mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng, thì RAROC còn phải tính đến các loại rủi ro khác như: rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất,... RAROC
cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng khi đã thực hiện lượng hoá các loại rủi ro có thể xảy ra.
1.4.1.3 Gía trị kinh tế bổ sung EVA (Economic value added)
Theo http:// www.kiemtoan.com.vn, EVA là một phương pháp xác định giá trị lợi nhuận thực do công ty tư vấn Stern Stewart & Co phát triển vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Lợi nhuận thực dựa trên một số nguyên tắc rất căn bản là bằng tổng lợi nhuận hoạt động sau thuế của ngân hàng trừ đi tổng chi phí vốn trong năm. Chi phí vốn không chỉ bao gồm chi trả lãi cho các khoản đi vay mà còn cả các khoản vốn đóng góp lớn từ các nhà đầu tư và cổ đông.
Điểm khác biệt của ROE và EVA là ROE khi tính lợi nhuận chưa tính giá của vốn chủ sở hữu, trong khi EVA có tính đến giá của vốn chủ sở hữu. Các NHTM với mức vốn chủ sở hữu cao, do đó giá của vốn chủ sở hữu cũng cao. Khi tính theo EVA thì lãi thực của ngân hàng là tương đối thấp.
1.4.1.4 Phân tích theo phương pháp CAMEL
Qua tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của hệ thống ngân hàng thế giới, cộng đồng các ngân hàng và các chuyên gia tài chính đã rút ra quy trình công nghệ phân tích bao gồm các yếu tố của đối tượng phân tích và phương pháp phân tích làm cơ sở đánh giá mức độ lành mạnh vững chắc, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Đây là phương pháp được phần lớn các nước trên thế giới thừa nhận và vận dụng. Đó là phương pháp CAMEL, trong đó:
C (Capital): vốn của bản thân ngân hàng A (Asset quality): chất lượng tài sản có M (Management ability): năng lực quản lý E (Earning): khả năng sinh lời
L (Liquidity): khả năng thanh toán
1.4.1.5 Phương pháp phân tích tài chính tại một số ngân hàng tại Singapore
Khi tiến hành phân tích tài chính ngân hàng, một số NHTM ở Singapore họ đã tiến hành phân tích tình hình tài chính của từng Chi nhánh trong hệ thống một ngân hàng, từ đó đề ra kế hoạch cho từng chi nhánh. Việc phân tích tài chính
không chỉ thực hiện ở cấp độ Hội sở, cho toàn hệ thống mà phân tích đến từng Chi nhánh sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn cụ thể hơn. Tuy nhiên để áp dụng thì hệ thống ngân hàng phải phát triển đủ mạnh, công nghệ cũng tiên tiến.
1.4.2 Một số bài học rút ra cho việc hoàn thiện phân tích tài chínhNgân Ngân
hàng thương mại Việt Nam
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế của NHTM Việt Nam nói chung, việc áp dụng một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính của các nước phát triển trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam cũng có một sự chọn lọc nhất định. Hiện tại, các NHTM Việt Nam có thể áp dụng một số chỉ tiêu sau:
- Thứ nhất: Bổ sung thêm các phương pháp phân tích mới.
Phân tích theo mô hình Dupont: hiện tại hầu hết các NHTM Việt Nam mới chỉ tính toán chỉ tiêu ROE, ROA định kỳ nhưng chưa thực hiện việc phân tích các chỉ tiêu này theo các nhân tố ảnh hưởng. Việc sử dụng mô hình Dupont để phân tích nên được thực hiện vì giúp nhà quản trị nhìn vào kết quả cuối cùng có thể phân tích được các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đó, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể và đúng đắn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
- Thứ hai: Thêm các chỉ tiêu mới vào hệ thống chỉ tiêu đang sử dụng.
Các chỉ tiêu RAROC và EVA hiện tại chưa áp dụng hết vào hoạt động các NHTM Việt Nam nói chung do một số nguyên nhân như: chỉ tiêu RAROC chưa tính kỹ rủi ro thị trường do đó chỉ tiêu mang tính định lượng hơi cao, tính khó đo lường và nhu cầu các NH chưa thực sự cần thiết.
- Thứ ba: Có hệ số tham chiếu cho các chỉ tiêu.
Ví dụ: Theo thông lệ quốc tế, giới hạn tối thiểu của chỉ số ROE là 15%/năm và của chỉ số ROA là 1%/năm.
- Thứ tư: Áp dụng phương pháp phân tích tài chính của một số NHTM tại Singapore: đó là phân tích tình hình tài chính đến cấp độ chi nhánh.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp phân tích tài chính của một số NHTM trên thế giới đã rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại các NHTM Việt Nam.
Kết luận chương I:
Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với các tín hiệu của thị trường và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, bên cạnh các cơ hội đầu tư có được, các NHTM Việt Nam phải chịu ảnh hưởng ngày càng sâu rộng từ thị trường tài chính thế giới. Trước tình hình đó, đòi hỏi công tác phân tích tài chính của NHTM ngày càng hoàn thiện nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:công nghệ, chỉ tiêu phân tícli....[)o đó, nhà phân tích cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn và khoa học để đưa ra những số liệu phân tích có ý nghĩa, thiết thực cho việc quản lý và đưa ra các chiến lược kinh doanh có hiệu quả của nhà quản trị ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN BẮC Á
2.1Tong quan tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần
Bắc Á
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập theo quyết định số 183/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 01/09/1994, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có quy mô hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực Miền Trung Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là: BacABank.
Trải qua hơn 15 năm hoạt động, với hệ thống mạng lưới rộng khắp (Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Hải Phòng). Ngân hàng Bắc Á ngày càng phát triển bền vững và khẳng định được uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ. Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh hoạt động tín dụng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp, hoạt động đầu tư của Ngân hàng Bắc Á được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế cũng như xã hội, các dự án thuỷ điện, xi măng, bệnh viện và đặc biệt là nhà máy sữa với công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á bây giờ đã cho sản phẩm ra thị trường từ cuối năm 2010.... ngoài mang lại lợi ích kinh tế còn phục vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường,...
Với định hướng là ngân hàng đa năng, Ngân hàng Bắc Á đang trong quá trình tái cơ cấu để nhanh chóng trở thành ngân hàng năng động, hoạt động hiệu quả hàng đầu.
Tính đến 31/12/2010 BacABank đã có vốn điều lệ là 3.000.000.000.000 đồng (ba nghìn tỷ đồng) và đã thực hiện đúng lộ trình tăng vốn theo quy định ban đầu của Chính phủ mà không cần gia hạn. Tổng tài sản trên 24.000 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt hơn 13.651 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng đạt 8.686 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế đạt 127 tỷ đồng.
Trong điều kiện tình hình kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn, BacABank cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, Ngân hàng đã tìm các giải pháp để vẫn đảm bảo hoạt động có lãi và phát triển. Một trong những nhiệm vụ Ngân hàng chú trọng trong 4 năm qua đó là hoàn thiện dần bộ máy tổ chức, nâng cao nguồn nhân lực. Năm 2007, Ngân hàng Bắc Á bắt đầu quá trình tái cơ cấu với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia nước ngoài hàng đầu, nhằm sớm đưa BacABank vào top các ngân hàng lớn tại Việt Nam.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BacABank
Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đồng bầu ra Hội đồng quản trị để đại diện cho cổ đông giám sát việc điều hành hoạt
động ngân hàng và bầu ra Ban kiểm soát để giám sát mọi hoạt động ngân hàng. Dưới Hội đồng quản trị là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động ngân hàng, giúp việc cho Tổng giám đốc có mười Phó tổng giám đốc. Mỗi Phó tổng phụ trách một mảng, và từng miền có Chi nhánh của Ngân hàng.
Các phòng ban có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Khối ngân hàng bán buôn: gồm ba phòng là Phòng đầu tư dự án, Phòng định chế tài chế và Phòng tín dụng. Quản lý các hợp đồng tín dụng của
ngân hàng
và thực hiện giải ngân cho các dự án lớn.
- Hội đồng Alco: phân tích tình hình và đưa ra các dự báo phát triển
- Khối ngân hàng bán lẻ: thực hiện nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới, nghiên cứu mở rộng mạng lưới cho ngân hàng.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ: kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động của hệ thống.
- Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ: có nhiệm vụ lấy nguồn cho ngân hàng và thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
- Bộ phận pháp chế: đảm bảo các hoạt động của ngân hàng theo đúng quy phạm pháp luật.
- Khối quản lý rủi ro: gồm phòng thái thẩm định và phòng rủi ro. Nghiên cứu
đưa ra các văn bản pháp luật hạn chế rủi ro cho ngân hàng và giám sát hoạt động
tín dụng của hệ thống.
- Khối tác nghiệp và hỗ trợ: gồm phòng thanh toán, phòng thanh toán quốc tế
và trung tâm thẻ.
- Khối tài chính kế toán: gồm phòng kế toán, phòng tài chính và phòng quản lý thông tin: Làm các báo tài chính và thực hiện phân tích tình hình tài
chính của
ngân hàng, đưa ra kế hoạch cho toàn hệ thống.
Tài sản 2008 2009 2010 C/L2008 vói 2009 C/L % C/L2009 vói 2010 C/L % 1. Tiền mặt. vàng bạc đá quý 226.4 86 219.0 46 364.7 12 (7.440) - 3,28% 145.66 6 66,50 %
2. Tiền gửi tại NHNN 127.5
27 180.8 27 830.6 93 53.300 41,80 % 649.86 6 359,39 %
Hệ thống mạng lưới của BacABank tính đến 30.06.2011 đạt 63 điểm giao dịch trên toàn quốc.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BacABank
Trải qua hơn 15 năm hoạt động, BacABank từng bước phát triển toàn diện, bền vững. Đã có nhiều sản phẩm dịch vụ được đưa ra nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, các hoạt động được mở rộng và hoàn thiện cả về quy mô và chất lượng.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ban đầu còn thiếu và đơn giản, đến nay BacABank đã và đang triển khải thực hiện tất cả các sản phẩm dịch vụ tiện ích của một Ngân hàng hiện đại như:
- Nhận các loại tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế đều được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi nhất, hoàn thành nhanh nhất.