Hoàn thiện về nguồn nhân lực và bộ máy

Một phần của tài liệu 0021 giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 111)

Nhân tố con người là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của công tác phân tích tài chính. Việc tính toán ra các số liệu có chính xác hay không, xử lý, chắt lọc được các thông tin có cần thiết hay không, có đảm bảo tính thời sự của thông tin hay không, phân tích tài chính có đưa ra được các đánh giá cơ bản hữu ích hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác phân tích tài chính. Trình độ chuyên môn, mức độ am hiểu các hoạt động kinh doanh của NH, khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp, ý thức trách nhiệm, mức độ cống hiến, bề dày kinh nghiệm...là những yếu tố quan trọng khi xem xét bổ nhiệm đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích tài chính. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn để có một đội ngũ nhân viên phân tích tài chính giỏi, chuyên nghiệp là phải đẩy mạnh việc đào tạo đối với các cán bộ này. Nguồn nhân lực phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, kỹ lưỡng mới có thể nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ. Chính vì vậy, cần coi việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích tài chính là một nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại NH

Việc hoàn thiện tổ chức công tác phân tích tài chính cũng là một trong các yếu tố không thể thiếu nếu muốn cải thiện hoạt động phân tích tài chính. Các nhà quản trị NH cần phải quan tâm, đầu tư đúng mức đến hoạt động này. Đối với BacABank, mặc dù đã có một bộ phận riêng đảm trách hoạt động

phân tích tài chính, song bộ phận này chưa được tổ chức một cách có quy củ, mà hiện nay bộ phận phân tích tài chính vẫn phải đảm trách các công việc khác. Khối tài chính ngoài việc lập các báo cáo tài chính còn thực hiện hướng dẫn phòng kế toán trong quá trình hạch toán, hỗ trợ Khối tác nghiệp trong việc ra các quy trình vận Iianli,.... Vì thế, trong thời gian tới để công việc của Khối được chuyên sâu thì BacABank nên tổ chức lại cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận phân tích tài chính của NH, đầu tư các công cụ hỗ trợ (như các phần mềm, các mô hình tính toán, thuê tư vấn ...) giúp cho hoạt động phân tích tài chính trở nên có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp hơn.

3.2.4 Hoàn thiện về hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình phân tích tài chính của BacABank

Khi xem xét về các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích tài chính của BacABank có thể thấy rằng NH chưa có một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh và được xây dựng một cách có hệ thống, mà các chỉ tiêu này hiện đang nằm rải rác trong các báo cáo riêng lẻ. Để công tác phân tích tài chính có hiệu quả hơn, dễ theo dõi và dễ so sánh các chỉ tiêu theo các mốc thời gian thì BacABank cần hệ thống hoá lại các chỉ tiêu và hoàn thiện về hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tài chính của BacABank hiện tại. Các chỉ tiêu cần hoàn thiện là:

3.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu nguồn vốn, tài sản của Ngân hàng

Ngoài các chỉ tiêu mà BacABank đang sử dụng cần bổ sung thêm 2 chỉ tiêu đó là:

Chỉ tiếu thứ nhất: Tỷ lệ giữa các khoản phải trả và phải thu

Chỉ tiêu này nhằm để phân tích tình hình chiếm dụng vốn của BacABank với các đối tác của mình.

Chỉ tiêu cho phép BacABank thấy được những nguồn vốn mà Ngân hàng đang chiếm dụng của các đơn vị khác và những khoản Ngân hàng bị chiếm dụng. Chúng thể hiện sự chênh lệch giữa các khoản phải trả và phải thu, nếu tỷ lệ này

nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là BacABank đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 thì có nghĩa là các khoản phải trả lớn hơn các khoản thu và lúc này Ngân hàng đang đi chiếm dụng vốn của người khác.

Trong điều kiện bình thường thì chênh lệch giữa những khoản phải trả và phải thu không nên quá lớn. Nếu Ngân hàng bị chiếm dụng vốn quá nhiều so với các khoản Ngân hàng chiếm dụng của đơn vị khác thì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Trường hợp này, các khoản phải thu của NH là lớn, những khoản này một phần không nhỏ là lãi chưa thu được. Khoản phải thu lớn không những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của NH mà còn tiềm ẩn rủi ro về tín dụng. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ của Khối quản lý rủi ro thì đây sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất vốn của NH. Tuy nhiên, cũng phải kể đến trường hợp các NH đầu tư vào các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và các dự án đó là khả thi thì NH phải đề ra được chiến lược kinh doanh thận trọng.

Còn ngược lại nếu các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu thì sẽ bị đánh giá là không tốt cho cạnh tranh, gây mất uy tín của Ngân hàng và phần nào thể hiện tính chất không ổn định của nguồn vốn. Vì vậy, việc quan tâm khống chế tỷ lệ này ở mức hợp lý cũng cần thiết đối với những nhà quản trị Ngân hàng.

Chỉ tiêu thứ hai: Chỉ tiêu về sử dụng vốn trung và dài hạn Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn (KDH)

KDH =

________________ Cho vay đầu tư trung và dài hạn ________________ Vốn tự có+vốn vay trung và dài hạn+nguồn huy động trung và dài hạn

Tính toán chỉ tiêu này giúp BacABank thấy được việc sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn của mình đã được triệt để hay chưa, để từ đó có những chính sách đối với việc huy động vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên do nguồn vốn huy động đi vào và đi ra ngân hàng mang tính tính chất luân chuyển kế tiếp nhau, do đó ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ này nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ ổn định của nguồn tiền gửi ngắn hạn, thời gian khách hàng gửi tiền, tỷ lệ cho phép của NHNN và năng lực của các nhà quản trị ngân hàng. Hiện nay (theo TT13) NHNN đang quy định với những ngân hàng như BacABank chỉ được sử dụng tối đa 30% tiền gửi gắn

hạn để cho vay trung và dài hạn. Như vậy trong điều kiện bình thường Ngân hàng có thể sử dụng hết nguồn vốn trung và dài hạn mà còn sử dụng cả một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Do đó, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 khá nhiều thì điều đó phản ánh tính mạo hiểm trong quyết định đầu tư và cho vay của Ngân hàng, vì nếu Ngân hàng tiếp tục cho vay khi có lượng lớn khách hàng rút tiền Ngân hàng rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản hoặc phải đi vay NHNN hoặc bán những khoản vay cho ngân hàng khác, lúc này Ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất lớn.

Việc tính toán hai chỉ tiêu trên của Ngân hàng qua 4 năm (2007-2010) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4: Chỉ tiêu tỷ lệ các khoản phải trả trên các khoản phải thu và KDH

lệch chỉ là 0,14 lần. Các năm 2007, 2009 và 2010 Ngân hàng bị chiếm dụng vốn, tỷ lệ chiếm dụng vốn tương đối cao. Tỷ lệ các khoản phải trả trên các khoản phải thu năm 2007 là 0,33 lần, năm 2009 là 0,51 lần và năm 2010 là 0,22 lần. Năm 2010 Ngân hàng bị chiếm dụng vốn là lớn nhất, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên lý do mà tỷ lệ này trong

năm 2010 lại thấp nhất là vì Ngân hàng tiến hành giải ngân cho một số dự án lớn, nhiều khoản chưa đến kỳ thu lãi. Trong điều kiện này Ngân hàng phải tiến hành thu nợ triệt để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn (KDH) của Ngân hàng trong 4 năm qua theo bảng số liệu ta thấy: chỉ có năm 2007 chỉ tiêu này lớn hơn 1, tuy nhiên chỉ là 1,01 lần đây vẫn là mức sử dụng vốn an toàn. Từ năm 2008, chỉ tiêu trong các năm đều nhỏ hơn 1: năm 2008 là 0,75 lần, năm 2009 là 0,43 lần và năm 2010 là 0,36 lần điều này chứng tỏ Ngân hàng rất thận trọng trong việc sử dụng vốn. Qua phân tích có thể thấy, trong thời gian tới NH có thể tăng chỉ số KDH, tức là sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên, NH phải triệt để thu hồi lãi vì theo phân tích trên thì hiện nay NH đang bị chiếm dụng vốn tương đối lớn.

Qua việc nghiên cứu hai chỉ tiêu này các nhà quản trị cần đề ra phướng hướng để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng bằng việc giảm các khoản phải thu. Ngoài ra Ngân hàng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tối ưu hơn. Nhưng quan trọng hơn đó là NH phải tiến hành thu hồi khoản đang bị các bên chiếm dụng vốn.

3.2.4.2 Các chỉ tiêu phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Trong nhóm chỉ tiêu này ngoài những chỉ tiêu đã phân tích, BacABank nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu sau đây:

Thứ nhất: Chỉ tiêu tỷ lệ vốn huy động so với vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu này giúp các nhà quản trị Ngân hàng thấy được khả năng thu hút vốn của một đồng vốn chủ sở hữu, và được tính:

TV. 1â ^KΛ .A. KΛ., - Vốn hu y độn g Tỷ lệ vốn huy động so với vốn chủ sở hữu = VÁ.. , , , , „

Vốn chủ sở hữu

Việc tính toán chỉ tiêu trên được thể hiện thông qua bảng số liệu thực tế tại BacABank 4 năm qua như sau:

Bảng 3.5: Chỉ tiêu tỷ lệ vốn huy động / vốn chủ sở hữu

động tiền gửi ngắn hạn so với tiền gửi trung, dài hạn

(Nguồn: Cân đối kế toán BacABank 2007-2010)

Chỉ số vốn huy động trên vốn chủ sở hữu của BacABank năm 2008 giảm xuống hơn một nửa (từ 10,07 lần xuống 4,50 lần) so với năm 2007 là do năm 2008 huy động từ các TCTD khác của Ngân hàng giảm đến 3,2 lần làm cho tổng nguồn huy động của Ngân hàng giảm xuống (từ 10.871 tỷ đồng năm 2007 xuống 6.362 tỷ đồng năm 2008). Từ năm 2008 chỉ số vốn huy động trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng gia tăng. Trong các năm kể từ năm 2008 mặc dù năm nào vốn chủ sở hữu của Ngân hàng cũng tăng xấp xỉ 1,5 lần nhưng do tốc độ huy động của nguồn vốn tăng nhanh hơn nên vẫn duy trì được tốc độ tăng của chỉ tiêu vốn huy động trên vốn chủ sở hữu. Khả năng hút vốn của Ngân hàng không được cao (năm 2008 một đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể thu hút được 4,50 đồng vốn tiền gửi, năm 2009 là 4,96 đồng và năm 2010 là 6,93 đồng) nhưng với sự gia tăng của khả năng hút vốn trong điều kiện vốn chủ sở hữu vẫn đảm bảo tăng qua các năm chứng tỏ tình hình huy động vốn của Ngân hàng đang có xu hướng gia tăng.

Thứ hai: Tỷ lệ huy động tiền gửi ngắn hạn so với tiền gửi trung, dài hạn.

Chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng theo kỳ hạn, cho biết mức độ chênh lệch giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn huy động trung, dài hạn của Ngân hàng. Thông tin này giúp ban điều hành trong việc sử dụng vốn cũng như trong việc áp dụng các chính sách huy động khác nhau nhằm điều chỉnh cơ cấu tiền gửi theo đúng định hướng và có lợi nhất cho Ngân hàng.

Tỷ lệ huy động tiền gửi ngắn hạn _ Số dư tiền gửi ngắn hạn

___,,Ạ_____,. _____ .... Số dư tiền gửi trung dài hạn

so với tiền gửi trung, dài hạn ð ð

Phân tích cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng theo kỳ hạn trong 4 năm qua sẽ thấy được cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung và dài hạn.

Bảng tính tỷ lệ huy động tiền gửi ngắn hạn so với tiền gửi trung, dài hạn của BacABank vào thời điểm cuối mỗi năm từ 2007-2010

Bảng 3.6: Chỉ tiêu tỷ lệ huy động ngắn hạn/huy động trung, dài hạn

trung và dài hạn. Tuy tỷ lệ này còn không cao, nhưng đây là điều kiện rất tốt cho Ngân hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả. Tỷ lệ huy động ngắn hạn so với huy động trung và dài hạn là đồng đều trong 4 năm (0,24 lần) chứng tỏ tốc độ tăng giảm của nguồn huy động ngắn hạn và trung, dài hạn là đồng đều qua các năm. Việc duy trì tỷ lệ lớn nguồn huy động trung và dài hạn giúp việc sử dụng vốn của Ngân hàng được chủ động và thuận lợi.

3.2.4.3 Các chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ và cho vay

Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan tới tình hình dự trữ và cho vay của BacABank. Ngoài các chỉ tiêu đang sử dụng, NH cần bổ sung một số chỉ tiêu sau:

Thứ nhất: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động:

Chỉ tiêu này nhằm để phản ánh việc sử dụng vốn huy động của BacABank để đầu tư và cho vay là cao hay thấp, qua đó thấy được những bất hợp lý để điều chỉnh kịp thời.

Thứ hai: Tỷ lệ vốn tự có trên nợ quá hạn

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ chịu đựng rủi ro mà BacABank có thể chịu đựng được nếu tỷ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa rằng tỷ lệ nợ quá hạn đã ở mức báo động, Ngân hàng phải có biện pháp để thu hồi nợ quá hạn, nhằm làm cho tỷ lệ này lớn hơn 1.

Thứ ba: Lãi suất đầu ra bình quân đối với từng nhóm tài sản có:

Chỉ tiêu này nhằm để đánh giá giá cả của các yếu tố đầu ra được chính xác hơn.

Ngoài ra khi phân tích chất lượng tín dụng BacABank lại chưa quan tâm đúng mức đến tỷ trọng các khoản nợ không có khả năng thu hồi, có thể bổ sung thêm chỉ tiêu sau: tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn trong kỳ (TQH) và tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để đánh giá thêm chất lượng tín dụng của mình. Chỉ tiêu được tính toán như sau:

________Nợ quá hạn được thu hồi trong kỳ________

Q Nợ qúa hạn đầu kỳ+Nợ quá hạn phát sinh trong kỳ

Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi được tính như sau:

Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi

Số dư nợ không có khả năng thu hồi Tổng nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi được tính trên cơ sở số dư nợ không có khả năng thu hồi chia cho tổng nợ quá hạn. Chỉ tiêu TQH kỳ tính của tử số và mẫu số phải thống nhất.

Trong thời gian tới Ban Công nghệ tin học cần khai thác triệt để tính năng hiện đại của phần mềm mới để có thể cung cấp số liệu các khoản mục đến chi tiết cho bộ phận nghiên cứu. Khi tính toán, phân tích các chỉ tiêu trên, nhà quản trị có phương án xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và kịp thời có phương án với các khoản nợ quá hạn.

3.2.4.4 Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản của Ngân hàng

Khi phân tích thanh khoản, bộ phận phân tích tài chính của BacABank đã thực hiện tính toán được một số chỉ tiêu thanh khoản như: tỷ lệ khả năng chi trả,

khả năng thanh toán tức thời, tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản. Để hoàn thiện về hệ thống chỉ tiêu có thể bổ sung thêm 2 chỉ tiêu về thanh khoản như sau:

Tỷ trọng chứng khoán thanh khoản trong tổng tài sản

Gía trị CK ngắn hạn mà TCTD nắm giữ Tổng tài sản

Khả năng thanh toán nhanh Tiền và các tài sản dễ chuyển thành tiền Nợ ngắn hạn

Để phân tích sâu hơn khả năng thanh khoản của Ngân hàng, người phân tích

Một phần của tài liệu 0021 giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w