Hoàn thiện về phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu 0021 giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 110)

Hiện nay BacABank mới chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ. Nội

dung của hai phương pháp này là các chỉ tiêu được tính toán cho kỳ phân tích và được so sánh với mức chuẩn của từng chỉ tiêu tương ứng. Với điều kiện của BacABank hiện nay thì phương pháp này vẫn được sử dụng là chủ yếu. Tuy nhiên chỉ số chuẩn này phải được mở rộng như sau:

Chỉ số 2007 2008 2009 2010

EM 11,39 5,68 6,30 8,07

AU 5,00 17,80 8,93 9,73

Ngân hàng ở thời kỳ trước và các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng kỳ phân tích. - Các trị số chuẩn mang tính giới hạn được đề ra bởi NHNN để từ đó Ngân

hàng có điều kiện so sánh và thực hiện các chỉ tiêu này.

- Các trị số của những chỉ tiêu đó của một ngân hàng khác có các điều kiện và

đặc thù kinh doanh tương tự trong cùng kỳ phân tích.

- Các trị số chuẩn mang tính bình quân của một ngân hàng trung bình giả định do NHNN công bố trong cùng kỳ phân tích để các ngân hàng có điều

kiện so

sánh và đánh giá chính bản thân mình, chứ không chỉ dừng lại ở việc so

sánh với

mức chuẩn của chính bản thân ngân hàng hoặc các trị số chuẩn mang tính

giới hạn

của NHNN hiện nay.

Trong thời gian tới để công tác phân tích tài chính của Ngân hàng hiệu quả hơn, Ngân hàng sẽ triển khai thêm các nội dung phân tích mới trong hoạt động phân tích của mình là:

3.2.1.1 Sử dụng phương pháp phân tích Dupont

Mặc dù trong các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của BacABank đã có tính toán và phân tích các chỉ số có mối liên hệ với nhau về khả năng sinh lời của NH, tuy nhiên, việc phân tích mối quan hệ nhân quả giữa chúng chưa thực sự được chú trọng và chưa thành hệ thống. Hay nói cách khác, việc sử dụng phương pháp Dupont mới chỉ là tự phát, tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng vào từng thời điểm nhất định chứ chưa được áp dụng một cách bài bản. Vì phương pháp Dupont có ưu điểm khắc phục được nhược điểm của phương pháp tỉ lệ là chỉ ra được mối dây liên hệ nhân quả giữa các thành phần tạo nên một chỉ số cơ bản, do đó BacABank nên hoàn thiện việc áp dụng phương pháp này trong phân tích tài chính bằng cách hệ thống hoá lại các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau cũng như phân tích chi tiết hơn một số chỉ tiêu cơ bản thành hàm số của các chỉ tiêu khác. Ví dụ, hai chỉ số quan trọng nhất là ROE và ROA có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau.

CF ngoài lãi/TTS 0,44 1,19 1,18 5,47

Dự phòng RRTD/TTS 0,08 0,01 0,3 0,38

ER 3,66 16,26 7,64 9,07

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng năm 2007-2010)

Như vậy, bằng cách tách ROA và ROE thành hàm số của các chỉ số thành phần, có thể phân tích rõ được nguyên nhân tăng, giảm 2 chỉ tiêu này qua các năm. Thật vậy, ROA và ROE của BacABank giảm dần qua các năm. Trong 4 năm nghiên cứu, có năm 2010 là tỷ lệ thu nhập và chi phí của Ngân hàng có một độ chênh tương đối sát làm cho ROA của Ngân hàng giảm trong năm này (chỉ có 0,51%, thấp nhất trong 4 năm nghiên cứu). Mặc dù số nhân vốn năm 2010 có tăng so với hai năm trước, năm 2010 là 8,07 lần, năm 2009 là 6,30 lần và năm 2008 là 5,68 lần nhưng do sự sụt giảm của ROA nên không thể làm tăng chỉ số ROE của Ngân hàng.

Năm 2007 có số nhân vốn cao nhất, là 11,39 lần dẫn đến ROE của năm này cũng là cao nhất, 11,09%. Các năm sau chỉ số ROE liên tục giảm. Mặc dù năm

2008 chỉ số ROA có tăng nhưng tốc độ tăng của ROA không bằng tốc độ giảm

của EM (ROA tăng từ 0,97% năm 2007 lên 1,12% năm 2008 trong khi đó EM

giảm từ 11,39 lần năm 2007 xuống còn 5,68 lần năm 2008). Tỷ lệ thu nhập

và chi

phí của Ngân hàng so với tổng tài sản (chỉ số AU và ER) từ năm 2007 đến năm

2009 tương đối đều, nhưng do tỷ lệ thuế trên tổng tài sản (TAX) và số

nhân vốn

EM thay đổi làm cho chỉ số ROA vầ ROE thay đổi. Mặc dù lợi nhuận và ROE. Chẳng hạn, chỉ số ER có thể được phân tích tiếp như sau :

Tổng chi phí hoạt động ER. '-r-iʌ ,ɪ; '?

Tổng tài sản

_ Chi phí trả lãi + chi phí ngoài lãi + dự phòng rủi ro tín dụng Tổng tài sản

_ Chí phí trả lãi Chi phí ngoài lãi Dự phòng rủi ro tín dụng

Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản

Sử dụng cách phân tích này, lại có thể nhìn sâu hơn vào nguyên nhân gây ra tăng, giảm chi phí hoạt động của NH. Có thể thấy nếu các chỉ số thành phần càng cao thì làm cho ER càng lớn. Do đó, để làm giảm ER, NH cần phải cố gắng giảm chi phí trả lãi, chi phí ngoài lãi hoặc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Áp dụng với BacABank, ta có:

Bảng 3.2: Bảng tính các chỉ số thành phần của chỉ số ER

(từ 16,26% năm 2008 xuống 7,64% năm 2009, giảm hơn 2 lần) và đến năm 2010 lại tăng (từ 7,64% lên 9,07%, tăng 1,19 lần) là do kết hợp của cả 3 yếu tố thành phần. Năm 2008 tỷ lệ chi phí trả lãi trên tổng tài sản cao nhất trong 4 năm nghiên cứu (15,07%), và năm này tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản cũng tăng làm cho ER năm 2008 rất cao so với các năm khác. Đến năm 2009 thì lại ngược lại, chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản giảm, chỉ có chỉ tiêu Dự phòng RRTD trên tổng tài sản là tăng cho nên ER giảm. Năm 2010 do áp lực tăng của chi phí ngoài lãi (chi khác tăng từ 20 tỷ đồng năm 2009 lên 1.101 tỷ đồng năm 2010) làm cho tốc độ tăng của tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản tăng đến 14

Quá hạn Không chịu lãi Lãi suất thả nổi Đến 01 tháng Từ 01 - 03 tháng Từ 03 - 06 tháng Từ 06 - 12 tháng Từ 01 - 05 năm Trên 05 năm Tổng TS nhạy cảm 240,213 4,063,4 22 - 2,662,9 04 3,171,1 54 3,675,1 55 4,761,1 90 6,854,3 83 1,494,3 29 26,922,748 Nợ nhạy cảm - - - 1,567,1 20 4,545,0 78 7,453,4 09 6,732,2 24 2,626,4 71 697,9 26 23,622,227 Khe hở 240,213 224,063,4 - 841,095,7 (1,373,924) (3,778,254) 4) (1,971,03 12 4,227,9 03 796,4 3,300,521

lần (từ 0,39% năm 2009 lên 5,47% năm 2010), và việc tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng làm cho chỉ tiên Dự phòng RRTD trên tổng tài sản tăng dẫn đến ER tăng.

Qua phân tích ta thấy sự biến động của chỉ tiêu tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản (ER) phụ thuộc vào nhiều yếu tố thành phần chứ không chỉ là sự thay đổi của tổng tài sản và tổng chi phí hoạt động.

3.2.1.2 Áp dụng phương pháp phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất

Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp NH phòng ngừa được rủi ro lãi suất, đặc biệt trong môi trường bất ổn định về lãi suất như hiện nay. Với sự hỗ trợ của hệ thống IT hiện đại, BacABank có thể và nên áp dụng phương pháp phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất trong quản lý tài sản nợ - tài sản có của mình. Để có thể tính được khe hở nhạy cảm lãi suất, NH cần phân loại các tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn nhạy cảm lãi suất. Chẳng hạn các khoản đầu tư, cho vay ngắn hạn sắp đáo hạn, hoặc các khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn sắp đáo hạn, các khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ là những khoản mục sẽ thay đổi giá trị khi lãi suất thị trường thay đổi. NH cần phải tính toán được các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất theo từng nhóm kỳ hạn cụ thể, sau đó tính ra khe hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ. Trên cơ sở khe hở nhạy cảm lãi suất đó, kết hợp với các dự đoán về xu hướng lãi suất (tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm), NH có thể tính được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất lên thu nhập lãi như thế nào. Với cố gắng phân tích sâu hơn về tình hình quản lý tài sản có - tài sản nợ của NH, luận văn xin được trình bày những tính toán về khe hở nhạy cảm lãi suất của NH vào thời điểm 30/06/2011 gần đây. Do hệ thống IT không hỗ trợ cho việc lấy dữ liệu chi tiết về tài sản có - tài sản nợ vào các thời điểm từ năm 2007 về trước, bên cạnh đó ngay cả có số liệu phân tích nhưng việc xử lý dữ liệu một cách thủ công không dễ dàng nên chỉ tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất của BacABank vào thời điểm gần đây nhất là 30/06/2011. Việc tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất và ảnh hưởng của nó tới thu nhập lãi của NH khi lãi suất thay đổi được lập cho loại tiền chính là VND.

Bảng 3.3: Khe hở nhạy cảm lãi suất VND

Biểu đồ 3.1: Khe hở nhạy cảm lãi suất VNĐ

Đô thị: Khe hở nhạy cảm lãi suất VNĐ

♦ TS nhạy cảm ≡ Nợ nhạy cảm Khe hở tích luỹ

Nếu nhìn vào khe hở nhạy cảm tích luỹ, có thể thấy BacABank có trạng thái nhạy cảm nợ tại thời điểm 6 đến 12 tháng tới, từ sau và trước 12 tháng, NH chuyển sang trạng thái nhạy cảm tài sản. Nếu trong vòng 12 tháng tới, lãi suất tăng sẽ làm giảm thu nhập của NH vì NH sẽ phải trả nhiều lãi hơn. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng hoặc với các kỳ hạn từ dưới 12 tháng lãi suất tăng thì sẽ đem lại cho NH một khoản thu nhập đáng kể do tăng thu lãi. Vì vậy, nếu như ban

điều hành không chắc chắn lắm về xu hướng và thời điểm thay đổi của lãi suất thì tốt hơn hết nên đóng khe hở nhạy cảm của NH để tránh những rủi ro về lãi suất, bằng cách điều chỉnh tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất về mức tương ứng với nhau để khe hở tiến tới 0. Tuy nhiên, để có thể tính toán các ảnh hưởng của khe hở nhạy cảm và sự thay đổi lãi suất đối với thu nhập của NH thì phải nhìn vào khe hở nhạy cảm hiện tại của NH. Theo đó, trong vòng từ 1 đến 12 tháng tới, NH có trạng thái nhạy cảm nợ, còn trước 1 tháng và sau 12 tháng Ngân hàng ở trạng thái nhạy cảm tài sản.

Như vậy, thông tin về khe hở nhạy cảm lãi suất sẽ giúp cho ban điều hành Ngân hàng quyết định sử dụng biện pháp đối phó nào: hoặc là đóng khe hở để phòng ngừa rủi ro, hoặc là áp dụng phương pháp quản lý khe hở năng động để thu lợi nhuận nếu tự tin vào khả năng dự đoán lãi suất của mình.

3.2.1.3 Áp dụng phương pháp phân tích kỳ hạn hoàn vốn, kỳ hạn hoàn trả và quản lý khe hở kỳ hạn

Mục đích chủ yếu của phương pháp phân tích kỳ hạn hoàn vốn, kỳ hạn hoàn trả là nhằm nghiên cứu đầy đủ các tác động của sự thay đổi lãi suất tới giá trị thị trường của vốn NH, vốn đầu tư của cổ đông. Chúng ta đã biết khi lãi suất thay đổi, giá trị của tài sản và vốn huy động thay đổi dẫn tới sự thay đổi trong giá trị ròng của NH. Khi lãi suất tăng, các khoản nợ và các tài sản có kỳ hạn càng dài thì giá trị thị trường của chúng càng giảm mạnh. Vì vậy, mức độ thay đổi giá trị ròng phụ thuộc vào tương quan về kỳ hạn giữa tài sản và các khoản vốn vay của NH. Áp dụng phương pháp phân tích khe hở kỳ hạn giúp các nhà quản trị NH có các biện pháp nhằm bảo vệ giá trị vốn đầu tư của cổ đông trước các tác động của sự thay đổi lãi suất.

Để có thể tính được khe hở kỳ hạn, đòi hỏi NH phải tính được kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả trung bình theo giá trị của danh mục tài sản và danh mục nợ. Muốn vậy, NH trước hết phải tính kỳ hạn hoàn vốn và hoàn trả trung bình cho từng khoản mục trong cả danh mục. Các nhà phân tích cần phải xác định được 3 yếu tố cần thiết cho việc tính kỳ hạn hoàn vốn hoặc kỳ hạn hoàn trả cho

một khoản mục, bao gồm:

- Xác định được dòng tiền của khoản mục đó.

- Xác định được khoảng thời gian khoản mục được thanh toán. - Xác định được tỷ lệ thu nhập mãn hạn.

Bên cạnh đó, để có thể tính được kỳ hạn hoàn vốn hoặc kỳ hạn hoàn trả của cả danh mục, đòi hỏi các nhà phân tích phải xác định được giá trị thị trường của mỗi khoản mục trong toàn danh mục đó.

Có thể nói, việc tính toán khe hở kỳ hạn hoàn vốn, kỳ hạn hoàn trả tương đối phức tạp đối với các NH TMCP ở Việt Nam nói chung và BacABank nói riêng.

Tuy nhiên, ngày nay, cùng với việc hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, BacABank có thể thực hiện tính toán được khe hở kỳ hạn với sự trợ giúp của hệ thống công nghệ hiện đại.

Một trong những khó khăn khi áp dụng quản lý khe hở kỳ hạn mà BacABank phải đối mặt, đó là, việc xác định được giá trị thị trường của từng khoản mục tài sản và nguồn vốn là điều rất khó khăn đối với thị trường Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp quản lý khe hở kỳ hạn là rất cần thiết. Để đón đầu cơ hội kinh doanh của các năm tới, BacABank nên chuẩn bị dần các bước nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của NH, trong đó nên chuẩn bị nghiên cứu và lấy các dữ liệu lịch sử làm cơ sở cho việc phân tích khe hở kỳ hạn.

Một phần của tài liệu 0021 giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w