ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦIRO HOẠT ĐỘNG TẠ

Một phần của tài liệu 0024 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP á châu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)

Kinh tế Việt Nam năm 2015 mặc dù đang trong xu thế phục hồi nhưng khá chậm; lạm phát không có biến động lớn; cán cân thanh toán duy trì th ặng dư; nhưng vẫn còn những khó khăn như cân đối ngân sách; khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa; nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần có giải pháp mạnh mới có thể kéo giảm xuống mức an toàn. ACB, trong bối cảnh đó, xây dựng kế hoạch tăng trưởng tài sản phù hợp với điều kiện thị trường. ACB xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận năm 2015 ở mức hợp lý, bởi vì tuy thu nhập dự kiến tăng trưởng tốt, nhưng các vấn đề tồn đọng cần phải được giải quyết rốt ráo trong năm 2015, năm cuối của lộ trình tái cơ cấu ba năm. Không dừng lại ở những gì thấy và làm được trong năm qua hay trong năm sắp tới, mà về lâu dài ACB đang và sẽ ngày càng thể hiện rõ nét hơn là một tổ chức có hệ thống giá trị cốt lõi sống động; có khả năng định hình và điều chỉnh chính sách, thủ tục, hành vi để ACB khác biệt trong thị trường; Khác biệt ở cách ứng xử chính trực, ở ý thức cách tân liên tục, ở cách tiếp cận rủi ro cẩn trọng, ở quan điểm hài hoà quyền lợi giữa các bên liên quan, và ở khả năng đảm bảo hiệu quả hoạt động cao.

Trên cơ sở dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá các cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ACB, mục tiêu tài chính của ACB năm 2015 được đặt ra như sau:

• Tổng tài sản tăng trưởng 13%

• Tiền gửi huy động từ khách hàng tăng trưởng 13% • Tín dụng tăng trưởng 13%

• Tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3% • Lợi nhuận trước thuế 1.314 tỷ đồng

80

Một sô nội dung hoạt động của Ngân hàng trong năm 2015 như sau:

• Điều chỉnh chính sách tín dụng và các quy định về thẩm định tài sản phù hợp hơn với thực tế hoạt động của ACB tại từng địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp tín dụng.

• Cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực huy động vốn và cung cấp dịch vụ khác.

• Tổ chức kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với các quy trình vận hành, nhất là về an toàn kho quỹ; hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro FATCA và phòng chống rửa

tiền AML, và áp dụng Basel II.

• Quyết liệt thực hiện các giải pháp thu hồi, xử lý nợ nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay dưới 3,0%.

• Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi DNA; nâng cấp website, Mobile App và hệ thống ATM, v.v.

• Tiếp tục kiện toàn mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch và thay đổi nội thất, nhận diện thương hiệu mới và áp dụng quy trình vận hành mới tại chi nhánh và

phòng giao dịch nhằm mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng.

Ý đồ chiến lược của ACB đến 2018 là xác lập vị thế dẫn đầu thị trường

trên năm lĩnh vực cốt yếu: định hướng khách hàng, quản lý rủi ro, kết quả tài chính bền vững, hiệu quả hoạt động, và đạo đức kinh doanh. Để thực hiện được điều này, ACB luôn trân trọng ba yếu tố: với khách hàng là sự hài lòng và gắn bó, với cổ đông là niềm tin và sự ủng hộ, và với chính ACB là quyết tâm cách tân liên tục của con người ACB. Có được, giữ được và phát triển được dựa trên ba yếu tố này, ACB sẽ không chỉ ở vị trí hàng đầu, mà quan trọng hơn, là sẽ tiến lên phía trước một cách

bền vững. ACB đã vạch ra lộ trình ba giai đoạn tạo điều kiện để là Ngân hàng

hàng đầu Việt Nam.

Giai đoạn 1 (2014) - Hoàn thiện các nền tảng: Thực hiện quyết liệt các bước đi để ACB duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường.

81

lực phân đoạn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm đúng yêu cầu của khách hàng để thắng thế trong phân đoạn khách hàng mục tiêu.

• Giai đoạn 3 (2017 - 2018) - Định vị hàng đầu: Xây dựng nhiều năng lực tinh tế phức tạp hơn để phân tích và thấu hiểu khách hàng sâu hơn, tiến hành bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.

Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2013 - 2018 bao gồm:

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB. Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.

Các giá trị cốt lõi của ACB đã được xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả, là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng như chính sách đối với các đối tượng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng.

ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: (i) định hướng khách hàng, (ii) quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh.

3.1.2. Định hướng về quản trị rủi ro hoạt động tại ACB

Nền kinh tế thế giới trong đó có kinh tế Việt Nam những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng, đặt biệt là những rủi ro liên quan đến đạo đức của cán bộ nhân viên, rủi ro gian lận và rủi ro trộm cắp, đập phá từ bên ngoài. Trước bối cảnh đó, ACB luôn chú trọng tới công tác quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, tuân thủ

82

nghiêm túc các quy định, chính sách của nhà nước.

Từ năm 2012 trở về trước, ACB tuy chưa thành lập Khối quản lý rủi ro, song công tác quản trị rủi ro của ACB vẫn luôn được chú trọng và được thực hiện phân tán ở các khối phòng ban, bộ phận khác nhau, ví dụ: rủi ro tín dụng do Ban chính sách và quản lý tín dụng đảm nhiệm, rủi ro thị trường do phòng quản lý rủi ro thị trường đảm nhiệm, rủi ro hoạt động do khối vận hành đảm nhiệm, rủi ro pháp lý do phòng pháp chế và tuân thủ đảm nhiệm, rủi ro danh tiếng ... Tháng 10/2012, sau sự cố về rủi ro pháp lý của ACB, đồng thời do quy định của NHNN yêu cầu các TCTD phải thành lập Đơn vị chuyên trách thực hiện công tác quản trị rủi ro, Khối quản lý rủi ro của ACB đã được thành lập nhằm quản lý một cách tập trung và có hệ thống các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ACB.

ACB luôn chủ động tiếp thu những kiến thức quản trị rủi ro tiên tiến theo thông lệ quốc tế, nghiên cứu cách thức triển khai phù hợp tại Việt Nam và áp dụng tại ACB, từ việc nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát chặt chẽ và giám sát các rủi ro, xây dựng các chính sách quản trị rủi ro. ACB chú trọng đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản trị rủi ro, xây dựng một đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong công tác quản trị rủi ro, làm việc có phương pháp khoa học với tinh thần trách nhiệm cao. ACB cũng bắt đầu quan tâm đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tối đa trong công tác quản trị rủi ro nhằm tối ưu hiệu quả nguồn nhân lực và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của một ngân hàng hiện đại.

Riêng đói với quản trị rủi ro hoạt động, ACB luôn chú trọng xây dựng hệ thống quy định, quy trình nghiệp vụ kinh doanh và vận hành đầy đủ; có hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ từ Hội sở đến các kênh phân phối; thiết lập và duy trì ổn định hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Để đạt được những định hướng chiến lược kinh doanh của ACB giai đoạn 2013 - 2018, ACB định hướng cụ thể đối với công tác quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống như sau:

83

• Phòng quản lý rủi ro hoạt động - Khối quản lý rủi ro thuờng xuyên rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản (chính sách, quy trình, quy định, huớng dẫn...) về quản

trị rủi ro hoạt động đảm bảo cân bằng phù hợp các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu

quản trị rủi ro của ngân hàng, phù hợp với các chuẩn mực của Basel;

• Cập nhật các văn bản, huớng dẫn mới nhất của NHNN Việt Nam về công tác quản trị rủi ro hoạt động và thực hiện triển khai một cách nhanh chóng, hiệu quả;

• Đầu tu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác QTRR hoạt động;

• Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tới toàn thể cán bộ nhân viên thông qua các khóa đào tạo, tập huấn nội bộ.

3.2 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI ROHOẠT ĐỘNG TẠI ACB HOẠT ĐỘNG TẠI ACB

Trên cơ sở phân tích thực trạng những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân nêu trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại ACB nhu sau:

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình nội bộ của ngân hàng

Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động là xuất phát từ quy trình nhu: quy trình thiết kế chua chuẩn, quy trình chua đuợc văn bản hóa, thiếu chốt kiểm soát/ chốt kiểm soát trong quy trình không hiệu quả.... Vì vậy, tập trung giải quyết các sơ hở từ văn bản, quy trình nội bộ của ngân hàng có thể giúp ngân hàng hạn chế rủi ro hoạt động phát sinh từ quy trình. Cụ thể:

> Đối với các văn bản, quy trình vận hành nghiệp vụ của ngân hàng:

• Các đơn vị nghiệp vụ cần hoàn thiện các quy định, quy trình, huớng dẫn nội bộ chua đuợc văn bản hóa, chua đầy đủ nhu: các văn bản huớng dẫn xử lý các truờng hợp ngoại lệ hiện do các cấp kiểm soát phê duyệt đối với từng truờng hợp phát sinh.

• Các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Khối Quản lý rủi ro rà soát, đánh giá tính đầy đủ của các quy định, quy trình, huớng dẫn nghiệp vụ đảm bảo tất cả các

84

phối hợp giữa các đơn vị liên quan, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên, từng đơn vị khi tham gia vận hành quy trình, đảm bảo đầy đủ các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quy trình thực hiện.

• Từng đơn vị đầu mối quản lý nghiệp vụ phải thực hiện rà soát quy trình vận hành tại đơn vị mình định kỳ 1 năm/lần để kịp thời phát hiện ra các sơ hở, thiếu

sót trong quy trình hoặc các nội dung chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản nội bộ

khác trong ngân hàng gây khó khăn cho người thực hiện; thường xuyên cập nhật các chính sách, quy định của pháp luật để có điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo các

hoạt động của ngân hàng tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

• Mỗi ngân hàng là một khối thống nhất được tạo bởi các đơn vị/ phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh, vận hành thông suốt cần có sự hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị/ phòng ban để cùng phát triển. Vì vậy, mỗi đơn vị cần chủ động xây dựng cơ chế phối hợp,

chia sẻ thông tin giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng để đảm bảo có thể cập

nhật đầy đủ, kịp thời thông tin trong nội bộ ngân hàng.

> Đối với các văn bản, quy trình về quản trị rủi ro hoạt động

ACB hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các văn bản, quy định về Khẩu vị rủi ro, Chiến lược rủi ro hoạt động, Chính sách rủi ro hoạt động. Các văn bản quy định này cần có tính linh hoạt và thường xuyên được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với chiến lược kinh doanh và thực trạng hoạt động kinh doanh từng thời kỳ, cụ thể:

• Khối Quản lý rủi ro chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện đo lường, giám sát khẩu vị rủi ro hoạt động tại từng đơn vị để có thống kê về kết quả đo lường thực tế và điều chỉnh về giới hạn rủi ro hoạt động phù hợp với từng thời kỳ cho toàn hệ thống, cho từng chi nhánh, cho từng mảng nghiệp vụ chính.

85

• Khối Quản lý rủi ro nghiên cứu, áp dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên

tục và các giải pháp hạn chế tổn thất trong truờng hợp xảy ra gián đoạn hoạt động kinh doanh nghiêm trọng (như: mua bảo hiểm gián đoạn hoạt động kinh doanh), xây dựng đầy đủ phuơng án dự phòng khi xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động kinh doanh (như: cơ sở vật chất, hệ thống dự phòng).

• Khối quản lý rủi ro xây dựng chế tài xử lý đối với các truờng hợp làm phát sinh các dấu hiệu rủi ro hoạt động vuợt nguỡng khẩu vị rủi ro của ngân hàng và chế

tài xử lý đối với các truờng hợp vi phạm các quy định, quy trình quản lý rủi ro hoạt

động. Chế tài phạt phải có tính răn đe và thúc đẩy các bộ phận, các cán bộ nhân viên

có ý thức và nghiêm túc áp dụng triệt để quy trình quản trị rủi ro hoạt động.

• Khối Quản lý rủi ro phối hợp với Phòng Tài chính kế toán xây dựng văn bản huớng dẫn về cách thức tính vốn dự phòng cho rủi ro hoạt động.

• Khối Quản lý rủi ro ban hành cẩm nang quản trị rủi ro trong đó có nội cáo, thời gian báo cáo...

• Khối Quản lý rủi ro xây dựng phuơng pháp phân tích kịch bản rủi ro hoạt động có sử dụng các dữ liệu rủi ro hoạt động bên ngoài để hỗ trợ công tác đo luờng,

dự báo rủi ro hoạt động có thể phát sinh.

3.2.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị rủi ro hoạt động

• Hiện tại, ACB đã thành lập Ủy ban quản trị rủi ro duới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, thành lập phòng Quản lý rủi ro hoạt động với nhiệm vụ tham

muu, soạn thảo các quy định, quy trình huớng dẫn cho toàn hệ thống về công tác quản trị rủi ro hoạt động, huớng dẫn kiểm tra, giám sát từ xa công tác triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động của các đơn vị nghiệp vụ, chi nhánh. Tuy nhiên, phòng Quản trị rủi ro hoạt động của ACB cần bổ sung thêm nhiệm vụ bắt buộc là

86

(như: Khối Kiểm tra, kiểm soát tuân thủ, phòng Quản lý quỹ và sàn giao dịch, đơn

vị vận hành ATM, Thẻ, POS, phòng Ke toán, phòng Hành chính,...) để nắm bắt các

khó khăn, vướng mắc của các đơn vị nghiệp vụ, các chi nhánh khi triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động, phát hiện các lỗ hổng trong quy trình quản trị rủi ro hoạt động để chỉnh sửa, bổ sung quy trình cũng như phát hiện dấu hiệu rủi ro hoạt động tại các đơn vị để đưa ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu kịp thời.

• Ngoài ra để đảm bảo công tác quản trị rủi ro hoạt động tại các đơn vị nghiệp vụ, các chi nhánh đạt hiệu quả tối đa, ACB cần xây dựng bộ phận quản trị rủi ro hoạt động riêng biệt tại các chi nhánh, đây là cánh tay dài của phòng Quản lý

rủi ro hoạt động - Khối Quản lý rủi ro , nằm trực tiếp tại chi nhánh để tăng tính chuyên môn hóa, giúp công tác quản trị rủi ro hoạt động tại các chi nhánh đạt hiệu quả. Phòng Quản lý rủi ro hoạt động - Khối quản lý rủi ro tại các Hội sở cần phối

Một phần của tài liệu 0024 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP á châu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w