Áp dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp để giảm thiểu rủiro

Một phần của tài liệu 0024 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP á châu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114)

Dựa trên phân tích thực trạng các vấn đề rủi ro hoạt động đã phát sinh tại ACB và tại các TCTD khác (theo như phân tích tại chương 1, chương 2), tác giả đề xuất một số biện pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro hoạt động đã và đang tiềm ẩn phát sinh tại ACB bao gồm:

> Để giảm thiểu các rủi ro phát sinh do thiếu quy trình/quy trình vận hành không hiệu quả/chua đầy đủ chốt kiểm soát: Các đơn vị nghiệp vụ cần phối hợp với

các đơn vị có chức năng (Khối Quản lý rủi ro, phòng Pháp chế, phòng Quản lý chât

lượng) để rà soát, đánh giá các quy trình đang đuợc vận hành và các quy định, quy

trình sản phẩm mới truớc khi ban hành để kịp thời bổ sung đầy đủ hoặc sửa đổi, điều chỉnh các quy định, quy trình, huớng dẫn kiểm soát/ thực hiện nghiệp vụ nội bộ còn thiếu hoặc đang có khe hở.

> Để giảm thiểu tối đa rủi ro sai sót có thể phát sinh do lỗi con người:

• ACB cần xây dựng chế tài xử lý đối với các lỗi sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch, hạch toán, kiểm đếm, thu chi của cán bộ nhân viện nhu: đáng giá,

96

lận/sai sót có thể phát sinh.

• Các đơn vị nghiệp vụ thường xuyên tổ chức các buổi đào tào nội bộ lẫn bên ngoài về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

• ACB cần ưu tiên các giải pháp phát triển hệ thống công nghệ thông tin với mục tiêu hỗ trợ tự động các tính năng sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu tối đa rủi ro sai

sót trong quá trình thực hiện thủ công.

> Để đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, ngăn chặn sớm các lỗi có thể phát sinh:

• Bộ phận quản trị và vận hành hệ thống ổn định cần thường xuyên thực hiện rà soát hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hỗ trợ xử lý lỗi phát sinh kịp thời giảm thiểu tổn thất.

• Các đơn vị khi phát triển sản phẩm dịch vụ phải phối hợp với Khối công nghệ thông tin trong ngân hàng dể xây dựng các tính năng hỗ trợ của hệ thống, test

đầy đủ các tính năng hỗ trợ, tính năng bảo mật, tính ổn định đảm bảo hệ thống đã được thiết lập đầy đủ, chính xác các tính năng của sản phẩm, dịch vụ đảm bảo tính

ổn định, bảo mật trong quá trình triển khai.

• Khối Công nghệ thông tin thường xuyên/định kỳ nâng cấp hệ thống, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển, quy mô cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

> Để giảm thiểu rủi ro hoạt động do tác động từ các sự kiện bên ngoài đến các mảng vận hành ATM, Thẻ, ngân hàng điện tử:

• Thường xuyên thực hiện rà soát các đơn vị chấp nhận thẻ của ACB, có đánh giá tình trạng máy POS (còn hoạt động/ không còn hoạt động/ có bị gắn thiết

bị lấy trộm thông tin thẻ không) hoạt động kinh doanh của đơn vị chấp nhận thẻ,

97

• Thực hiện lắp đặt đầy đủ về số lượng và chất lượng hệ thống camera giám sát hệ thống báo động, thiết bị che chắn bàn phím nhập PIN đăng nhập, thiết bị che

chắn đường chuyển tiền (Transport cover) cho ATM trên toàn hệ thống.

3.3. MỘT SÔ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM nói chung và ACB nói riêng là quy định về khuôn khổ pháp lý chính thực cho hoạt động quản trị rủi ro hoạt động. Vì vậy, để có cơ sở cho các NHTM trong đó có ACB áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị rủi ro hoạt động, một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước là:

• Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu và sớm ban hành quy định cũng như lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Ủ y ban Basel (cụ thể là Basel II) trong quản lý

rủi ro ngân hàng.

• Với đặc điểm hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro hoạt động như của ACB hiện nay, phương pháp tính vốn dự phòng cho rủi ro hoạt động phù hợp nhất đối với ACB là phương pháp chỉ số cơ bản (BIA). Do vậy, kiến nghị NHNN ban hành một trong những phương pháp tính vốn cho quản lý rủi ro hoạt động áp dụng tại Việt Nam là Phương pháp BIA. Cụ thể:

KOR = ∑nam1-3 max [Σ(BIn,0] x 15%∕3} Chỉ số kinh doanh được xác định theo công thức sau:

BI = Σ(IC + SC + FC)

Trong đó:

S Bin: Giá trị của Chỉ số kinh doanh hàng năm bằng tổng các Chỉ số kinh doanh của bốn quý liên tiếp được xác định theo 12 quý (tương đương với 3 năm) và bắt đầu từ quý gần nhất tại thời điểm tính vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động.

S IC: Giá trị tuyệt đối của Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự.

98

S FC: Tổng của giá trị tuyệt đối của Lãi/lỗ thuần từ hoạt động tự doanh và giá trị tuyệt đối của Lãi/lỗ thuần của hoạt động mua bán trên sổ ngân hàng.

• Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng lấy ý kiến dự thảo Quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng trong đó có rủi ro hoạt động để hoàn

tất quá trình quản lý đối với loại hình rủi ro này.

• Ngân hàng nhà nước cần sớm ban hành các quy định liên quan về hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại TCTD, bao gồm các nội dung về chiến lược, chính sách,

quy trình QLRR hoạt động, cơ cấu tổ chức QLRR hoạt động, mua bảo hiểm để giảm thiểu tổn thất rủi ro hoạt động, kế hoạch dự phòng để đảm bảo hoạt động kinh

doanh liên tục, công tác báo cáo rủi ro hoạt động, kiểm toán nội bộ về quản lý rủi ro

hoat động....

• Ngân hàng nhà nước cần tăng cường bộ máy thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động của NHTM để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro hoạt động phát

sinh tại các NHTM. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần được tcair tiến để đảm bảo kiểm soát được mọi khâu trong hoạt động nghiệp vụ của NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro của NHNN. Bên cạnh đó, NHNN cần xây

dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ và có đạo đức tốt, thường xuyên cập nhập thông tin về chính sách, quy định của pháp luật mặt khác có thể đưa

ra các nhận định, kết luận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM.

• Ngân hàng nhà nước cần tạo kênh chia sẻ thông tin về rủi ro hoạt động giữa các NHTM và bài học kinh nghiệm để tránh lặp lại rủi ro trong tương lai. Việc

99

• Ngân hàng nhà nước cần định kỳ tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động giữa các ngân hàng trong nước.

• Ngân hàng nhà nước cần có chính sách khuyến khích các NHTM tăng cường hội nhập quốc tế nhằm chia sẻ học hỏi kinh nghiệm nói chung và quản trị rủi

ro nói riêng của các ngân hàng trong khu vực và quốc tế để hướng tới hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng mình.

3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ ngành liên quan

Hoạt động ngân hàng là xương sống của nền kinh tế, do vậy ổn định hoạt động ngân hàng là nhiệm vụ trọng yếu của chính phủ và các bộ ngành có liên quan. Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM nói riêng và công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung không chỉ cần sự điều hành, giám sát của cơ quan chuyên trách là Ngân hàng nhà nước mà còn cần phải có sự chỉ đạo xuyên suốt và sát sao của Chính phủ. Theo đó, chính phủ cần chỉ đạo NHNN Việt Nam đẩy nhanh công tác nghiên cứu, sớm ban hành khung pháp lý và các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro hoạt động, tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam nghiên cứu xây dựng lộ trình triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động trong ngân hàng mình sao cho phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần thường xuyên rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức, hoạt động nghiệp vụ, quản trị hoạt động của các NHTM, chuẩn mực kế toán ngân hàng... nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.

Tăng cường hợp tác với cảnh sát quốc tế về điều tra tội phạm trong hoạt động ngân hàng, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Ngoài ra, Chính phủ cần tạo môi trường ổn định, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động ổn định, bền vững, đảm bảo đời sống cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống nhằm đảm giảm thiểu tối đa rủi ro gian lận từ bên ngoài do ảnh hưởng từ đời sống khó khăn, con người không đủ thu nhập để trang trải cuộc sống dẫn tới các hành vi gian lận, trộm cắp, lừa đảo ngân hàng.

100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với các nội dung đã trình bày ở trên, chương 3 của luận văn đã nêu ra định hướng chung về hoạt động và phát triển tại ACB cũng như định hướng về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại ACB trong giai đoạn từ 2015 - 2018. Và quan trọng nhất, chương 3 đã đưa ra một số giải páp đồng bộ để khắc phục các hạn chế, tồn tại trong công tác quản trị rủi ro hoạt động tại ACB, đồng thời nêu nên một số kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan để có thể thực hiện tốt các giải pháp đã đưa ra.

101

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động nhu hiện nay, quản trị rủi ro hoạt động đang trở nên cấp thiết đối với các NHTM nói chung và ACB nói riêng. Để đạt đuợc các mục tiêu, chiến luợc đã đề ra, các ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro hoạt động, tập trung triển khai các giải pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa rủi ro hoạt động phát sinh.

Với luận văn "Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP Á Châu", tác giả đã đạt đuợc một số kết quả nhu sau:

• Đi sâu vào nghiên c ứu những v ấn đề lý lu ận cơ bản về rủi ro ho ạt động và quản trị rủi ro hoạt động của NHTM theo các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế bao gồm: khái ni ệm, các nguyên t ắc, các công c ụ và n ội dung quản tr ị rủi ro hoạt động NHTM.

• Trên cơ sở lý thuyết nêu trên tác giả tiến hành phân tích thực trạng rủi ro hoạt động tại ACB trong giai đoạn 2011 - 2015. Về cơ bản ACB đã thực hiện đuợc các nguyên tắc, nội dung quản trị rủi ro hoạt động theo các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế

Basel II. Còn một vài nội dung đang trong quá trình triển khai tại ACB đã đuợc

tác giả

phân tích nguyên nhân. Tác gỉa cũng chỉ ra kết quả đạt đuợc, điểm còn hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro hoạt động tại ACB.

• Từ những đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại ACB, căn cứ cơ sở lý thuyết, tác giả đua ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cuờng công tác

quản trị rủi ro hoạt động tại ACB. Trong đó bao gồm các giải pháp hoàn thiện triển

khai công tác quản trị rủi ro hoạt động theo thông lệ quốc tế và giải pháp tăng cuờng hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại ACB.

102

Do thời gian nghiên cứu, phương pháp nghiên cứ và kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam còn chưa nhiều, dưới góc nhìn tương đối chủ quan của cán bộ tín dụng tại ACB nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, bổ sung quý báu của các thầy cô giáo cùng các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Frederic S.Mishkin (1991), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học giao thông vận tải, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. Nhóm biên soạn: Phan Thu Hà, Đàm Văn Huệ, Ngô Kim Thanh, Nguyễn Đức Hiển, Lê Thanh Tâm (3/2007), Tài liệu khóa học quản trị rủi ro ngân hàng thương mại, tài liệu lưu hành nội bộ.

7. TS. Phạm Tiến Thành và ThS. Dương Thanh Hà (2012), Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam,

www.sbv.gov.vn.

8. ThS. Đào Thị Thanh Tú (07/2014), Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, www.tapchitaichinh.vn.

9. Ngân hàng nhà nước (2008), Quản lý rủi ro hoạt động và khả năng áp dụng Basel II tại Việt Nam, www.sbv.gov.vn cập nhật 21/10/2008.

10. Ngân hàng TMCP Á Châu (2011 - 2015), Báo cáo thường niên.

TIẾNG ANH

1. Basel Committee on Banking Supervision (2001), Comsultative Document: Operational Risk, Supporting Document to the New Basel Accord,

www.bis.org, www.ft.com, www.vneconomy.com;

□ 3 - 8 năm □ 8 - 15 năm

3. Anh/chị hiện đang công tác tại:

□ Phòng giao dịch □ Chi nhánh □ Hội sở

4. Công việc của anh/chị hiện tại là:

□ Kinh doanh □ Vận hành □ Khác

Management and Supervision of Operational Risk, www.bis.org;

3. Basel Committee on Banking Supervision (2009), Result from the Loss Data

Collection Excercise for Operational Risk, www.bis.org;

4. Basel Committee on Banking Supervision (October 2014), Operational risk

-Revisions to the simpler approaches , www.bis.org;

5. Basel Committee on Banking Supervision (6 October 2014), Review of the

Principles for the Sound Management of Operational Risk , www.bis.org;

6. KPMG (23rd May 2012), Operational Risk, www.kpmg.com;

7. Joel Bessis (June 2015), Risk Management in Banking, 4th Edition, Wiley.

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào anh/chị. Tôi là RM tại ACB, hiện đang thực hiện 1 nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro vận hành tại ACB. Anh/chị vui lòng bớt chút thời gian cung cấp thông tin theo các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của anh/chị giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu của tôi. Tôi cam kết các thông tin đều được bảo mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn.

I. Thông tin chung 1. Độ tuổi của anh/chị là:

□ 22 - 25 tuổi □ 25 - 35 tuổi □ 35 - 45 tuổi

2. Số năm công tác của anh/chị tại ACB là:

3. > 45 tuổi

5. Anh/chị hiện đang là:

□ Nhân viên □ Cấp kiểm soát □ Truởng đơn vị

II. Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của anh chị về các vấn đề sau:

(1) về cơ cấu tổ chức

1. Theo anh/chị, ACB có phòng ban chuyên trách quản lý rủi ro vận hành không?

□ Có □ Không

2. Nếu có, anh/chị thấy phòng quản lý rủi ro vận hành hoạt động có hiệu quả không?

□ Có □ Không

3. Tại đơn vị anh/chị công tác có nhân sự chuyên trách quản lý rủi ro vận hành không?

□ Có □ Không

4. Anh/chị thấy việc có nhân sự chuyên trách quản lý rủi ro vận hành tại đơn vị có cần thiết không?

về chính sách, quy trình, quy định

ACB đã ban hành văn bản/quy định về Khẩu vị rủi ro của ACB chưa?

Một phần của tài liệu 0024 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP á châu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114)