GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦIRO

Một phần của tài liệu 0024 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP á châu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 104)

HOẠT ĐỘNG TẠI ACB

Trên cơ sở phân tích thực trạng những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân nêu trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại ACB nhu sau:

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình nội bộ của ngân hàng

Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động là xuất phát từ quy trình nhu: quy trình thiết kế chua chuẩn, quy trình chua đuợc văn bản hóa, thiếu chốt kiểm soát/ chốt kiểm soát trong quy trình không hiệu quả.... Vì vậy, tập trung giải quyết các sơ hở từ văn bản, quy trình nội bộ của ngân hàng có thể giúp ngân hàng hạn chế rủi ro hoạt động phát sinh từ quy trình. Cụ thể:

> Đối với các văn bản, quy trình vận hành nghiệp vụ của ngân hàng:

• Các đơn vị nghiệp vụ cần hoàn thiện các quy định, quy trình, huớng dẫn nội bộ chua đuợc văn bản hóa, chua đầy đủ nhu: các văn bản huớng dẫn xử lý các truờng hợp ngoại lệ hiện do các cấp kiểm soát phê duyệt đối với từng truờng hợp phát sinh.

• Các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Khối Quản lý rủi ro rà soát, đánh giá tính đầy đủ của các quy định, quy trình, huớng dẫn nghiệp vụ đảm bảo tất cả các

84

phối hợp giữa các đơn vị liên quan, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên, từng đơn vị khi tham gia vận hành quy trình, đảm bảo đầy đủ các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quy trình thực hiện.

• Từng đơn vị đầu mối quản lý nghiệp vụ phải thực hiện rà soát quy trình vận hành tại đơn vị mình định kỳ 1 năm/lần để kịp thời phát hiện ra các sơ hở, thiếu

sót trong quy trình hoặc các nội dung chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản nội bộ

khác trong ngân hàng gây khó khăn cho người thực hiện; thường xuyên cập nhật các chính sách, quy định của pháp luật để có điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo các

hoạt động của ngân hàng tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

• Mỗi ngân hàng là một khối thống nhất được tạo bởi các đơn vị/ phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh, vận hành thông suốt cần có sự hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị/ phòng ban để cùng phát triển. Vì vậy, mỗi đơn vị cần chủ động xây dựng cơ chế phối hợp,

chia sẻ thông tin giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng để đảm bảo có thể cập

nhật đầy đủ, kịp thời thông tin trong nội bộ ngân hàng.

> Đối với các văn bản, quy trình về quản trị rủi ro hoạt động

ACB hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các văn bản, quy định về Khẩu vị rủi ro, Chiến lược rủi ro hoạt động, Chính sách rủi ro hoạt động. Các văn bản quy định này cần có tính linh hoạt và thường xuyên được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với chiến lược kinh doanh và thực trạng hoạt động kinh doanh từng thời kỳ, cụ thể:

• Khối Quản lý rủi ro chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện đo lường, giám sát khẩu vị rủi ro hoạt động tại từng đơn vị để có thống kê về kết quả đo lường thực tế và điều chỉnh về giới hạn rủi ro hoạt động phù hợp với từng thời kỳ cho toàn hệ thống, cho từng chi nhánh, cho từng mảng nghiệp vụ chính.

85

• Khối Quản lý rủi ro nghiên cứu, áp dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên

tục và các giải pháp hạn chế tổn thất trong truờng hợp xảy ra gián đoạn hoạt động kinh doanh nghiêm trọng (như: mua bảo hiểm gián đoạn hoạt động kinh doanh), xây dựng đầy đủ phuơng án dự phòng khi xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động kinh doanh (như: cơ sở vật chất, hệ thống dự phòng).

• Khối quản lý rủi ro xây dựng chế tài xử lý đối với các truờng hợp làm phát sinh các dấu hiệu rủi ro hoạt động vuợt nguỡng khẩu vị rủi ro của ngân hàng và chế

tài xử lý đối với các truờng hợp vi phạm các quy định, quy trình quản lý rủi ro hoạt

động. Chế tài phạt phải có tính răn đe và thúc đẩy các bộ phận, các cán bộ nhân viên

có ý thức và nghiêm túc áp dụng triệt để quy trình quản trị rủi ro hoạt động.

• Khối Quản lý rủi ro phối hợp với Phòng Tài chính kế toán xây dựng văn bản huớng dẫn về cách thức tính vốn dự phòng cho rủi ro hoạt động.

• Khối Quản lý rủi ro ban hành cẩm nang quản trị rủi ro trong đó có nội cáo, thời gian báo cáo...

• Khối Quản lý rủi ro xây dựng phuơng pháp phân tích kịch bản rủi ro hoạt động có sử dụng các dữ liệu rủi ro hoạt động bên ngoài để hỗ trợ công tác đo luờng,

dự báo rủi ro hoạt động có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu 0024 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP á châu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 104)