Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu 0143 giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đối với NHTM cô phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 92)

Không “ngủ say” trên những thành công trong chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên của BIDV Hải Dương đã xây dựng chiến lược phát triển của BIDV Hải Dương trong tương lai đặt trong bối cảnh những yêu cầu mới của nền kinh tế và xu thế phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020.

3.1.1.1. Những yêu cầu mới đặt ra cho nền kinh tế

Việc lựa chọn cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, cần phải ưu tiên tái cơ cấu dựa trên những luận cứ chính sau:

Một là, ngành ngân hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh

tế. Do vậy, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng là nhân tố

quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô. Hai là, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện cam kết mở cửa khu vực tài chính - ngân hàng. Điều này cho phép các tổ chức tín dụng

đẳng cho các ngân hàng. Xu thế này đặt ra yêu cầu tiên quyết là ngành ngân hàng cần phải có những cải cách sâu rộng để xây dựng hệ thống ngân hàng phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, cả về mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động, tổ chức quản lý, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực.

Ba là, mặc dù đã có những buớc phát triển nhất định, song hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhất là năng lực cạnh tranh. Những hạn chế này làm hoạt động của hệ thống ngân hàng thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ bị tổn thuơng khi môi truờng cạnh tranh trong nuớc cũng nhu quốc tế có biến động bất lợi.

Trong bối cảnh nhu vậy, rõ ràng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thuơng mại đuợc đặt ra nhu một nhiệm vụ sống còn.

3.1.1.2. Xu thế phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020

Tiếp tục đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nuớc đã đua ra bốn mục tiêu tổng thể cho việc phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 nhu sau:

+ Hệ thống ngân hàng phát triển toàn diện, an toàn, bền vững, hiện đại, hoạt động theo định huớng của nền kinh tế thị truờng.

+ Có trình độ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. + Hội nhập kinh tế sâu rộng.

+ Áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực theo thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng ở cả hai cấp: quản lý nhà nuớc và kinh doanh tiền tệ.

Từ những mục tiêu tổng thể, Ngân hàng Nhà nuớc đã đua ra trọng tâm phát triển giai đoạn 2016 - 2020: Dựa trên các kết quả đạt đuợc ở thời kỳ 2011 - 2015, thực hiện tự do hóa tài chính và mở cửa thị truờng dịch vụ ngân hàng ở cấp độ cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh một cách công bằng, bình đẳng trên thị truờng dịch vụ ngân hàng trong nuớc và mở rộng cạnh tranh quốc tế. Các giải pháp thực hiện chú trọng hơn tới việc thúc

đẩy tăng trưởng và phát triển của ngành ngân hàng để đóng góp mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế trên góc độ là một trong những ngành dịch vụ chủ chốt nhất.

3.1.1.3. Những định hướng tương lai của BIDVHải Dương

Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế và những chủ trương của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. BIDV Hải Dương luôn coi trọng đây là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, đảm bảo ngành ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn để BIDV Hải Dương rà soát, củng cố lực lượng nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách để phát triển nhằm tiếp tục khẳng định thị phần của mình để duy trì vị thế hàng đầu và tăng trưởng bền vững.

Với khát vọng vươn lên trong thử thách, BIDV Hải Dương đã lựa chọn những chính sách phát triển lâu dài lẫn cách thức phản ứng linh hoạt để có thể tồn tại và vươn lên trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt. Đích đến của chặng đường không đơn giản là hoàn thành các mục tiêu kinh doanh hàng năm mà quan trọng hơn còn phải vươn tầm phát triển đến đẳng cấp quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu chung: Xây dựng BIDV Hải Dương thành một ngân hàng - tài chính đa năng, mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hài hòa lợi ích giữa khách hàng và người lao động, BIDV Hải Dương có những định hướng phát triển và kinh doanh như sau:

> Định hướng phát triển:

- Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi của BIDV Hải Dương là hoạt động ngân hàng thương mại.

- An toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu xuyên suốt.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng

tính lan

tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

> Định hướng kinh doanh:

Hoạt động ngân hàng tiếp tục được xác định là hoạt động cốt lõi của BIDV Hải Dương với những định hướng sau:

- Thị trường: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch hiện có nhằm phát huy tối đa hiệu quả các điểm mạng lưới

trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Lĩnh vực kinh doanh: Lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, trong đó tiếp tục củng cố, phát triển dịch vụ bán buôn đi đôi với đẩy mạnh

dịch vụ bán lẻ, coi đó là cơ sở nền tảng để phát triển bền vững.

- Giữ vững vị trí hàng đầu của BIDV Hải Dương về các mảng nghiệp vụ: tài trợ thương mại, kinh doanh vốn, thẻ, ngân hàng điện tử và Ngân hàng

bán buôn.

- Về sản phẩm: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm ngân hàng bán buôn, bán lẻ, các sản phẩm liên kết với nền tảng công nghệ hiện đại, bên

cạnh đó từng bước phát triển những sản phẩm ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo

- Marketing và bán hàng: Chuyên nghiệp hóa hoạt động marketing và bán hàng. Triển khai tốt công tác tuyên truyền về thương hiệu, hình ảnh của BIDV không chỉ tại địa bàn thành phố, đến các địa bàn xa trung tâm nhằm nâng cao sự nhận biết góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại các địa phương đó.

Một phần của tài liệu 0143 giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đối với NHTM cô phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w