Theo phân tích tại Chương 2, sự yếu kém của các doanh nghiệp XNK là một trong những nguyên nhân hạn chế việc mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của BIDV Hải Dương. Vì vậy, để mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT, không chỉ cần những giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, mà bản thân các doanh nghiệp XNK cũng phải cần quan tâm đến một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương, bổ sung những kiến thức về luật quốc tế cũng như thông lệ, tập quán của đối tác trên thị trường thông qua việc khai thác hoạt động tư vấn của các ngân hàng. Vì các cán bộ ngân hàng chính là những người được đào tạo chuyên sâu về các mảng nghiệp vụ có liên quan, am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Điều này giúp các doanh nghiệp không bị bắt lỗi khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế.
Thứ hai, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ đối tác trước khi ký kết hợp đồng. Điều này là vô cùng quan trọng vì trong thương mại quốc tế hai
bên mua bán có sự khác biệt về địa lý, pháp luật, ngôn ngữ, văn hoá cũng nhu phong tục tập quán trong kinh doanh. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro cho mình các doanh nghiệp phải tạo dựng mối quan hệ bền chặt với bạn hàng, và tin tuởng lẫn nhau trong kinh doanh.
Thứ ba, để thực hiện thành công thuơng vụ, doanh nghiệp cần phải có sự hợp tác chặt chẽ với các cán bộ ngân hàng trong quá trình đến xin giải ngân cũng nhu công tác giải ngân vốn thông qua việc cung cấp các hồ sơ, giấy tờ trung thực, đầy đủ, kịp thời, chính xác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu đuợc trình bày ở Chuơng 1 và những phân tích đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Duơng ở Chuơng 2, trong Chuơng 3 của luận văn đã thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đua ra những định huớng mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng tại BIDV Hải Duơng.
Thứ hai, đua ra các nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT đối với BIDV Hải Duơng. Những nhóm giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên nhân của những hạn chế đã đuợc nêu ở Chuơng 2;
Thứ ba, đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Hải Duơng mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT.
KẾT LUẬN
Mặc dù nền kinh tế đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nhung cho đến nay vẫn để lại những bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động kinh doanh XNK. Vai trò to lớn của các ngân hàng trong hoạt động TTQT và tài trợ XNK trong giai đoạn này càng đuợc khẳng định rõ ràng. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Duơng trong suốt thời gian qua luôn nỗ lực cố gắng để mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT nhằm trợ giúp các doanh nghiệp XNK vuợt qua những khó khăn đó.
Trên cơ sở huớng đến những giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT của NHTM, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về việc mở
rộng hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT của NHTM;
Hai là, phân tích thực trạng tình hình mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Duơng. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá những kết quả đạt đuợc cũng nhu những hạn chế của BIDV Hải Duơng trong việc mở rộng hoạt động tài trợ XNK và tìm ra những nguyên nhân của những uu nhuợc điểm đó;
Ba là, trên cơ sở hệ thống lý luận trình bày ở Chuơng 1, cùng những phân tích, đánh giá ở Chuơng 2, luận văn đã đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị đồng bộ đối với Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Duơng, Chính phủ, NHNN và các bên liên quan nhằm mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phuơng thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Duơng.
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đuợc sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hải Dương các năm 2014 - 6 tháng đầu năm 2017.
2. Báo cáo doanh số XNK hàng tháng của BIDV Hải Dương các năm 2014 -
6 tháng đầu năm 2017.
3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến & TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2016), Giáo trình
“Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương”, Học viện Ngân hàng, NXB
Lao động.
4. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2017), Giáo trình “Tài chính quốc tế hiện đại”,
Học viện ngân hàng, NXB Thống kê.
5. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Cẩm nang “Thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương”, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê.
6. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình “Tài chính quốc tế”, Học viện ngân hàng, NXB Thống kê.
7. Tập thể giảng viên bộ môn TTQT (2012), Tài liệu học tập ‘ Tài trợ thương
mại quốc tế”, Học viện Ngân hàng.
8. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Học viện ngân hàng,
Hà Nội.
14.Nguyễn Đức Anh (2010), Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, Khóa luận tốt
nghiệp,
Học viện ngân hàng, Hà Nội.
15.TS. Lê Thị Phuong Liên (2008), Nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
16.Từ điển Kinh tế học hiện đại (1999), XNB Chính trị quốc gia, Hà Nội 17.Từ điển Tài chính Ngân hàng, in lần thứ hai, NXB Thống kê, Hà Nội. 18.Từ điển Thuật ngữ kinh tế học (2001), XNB Từ điển Bách Khoa, Hà
Nội.
Tài liệu tiếng Anh:
1. International Chamber of Commer (2007), UCP 600- The Uniform
Customs &
Practice for documentary credit, 2007 revision, ICC publication No.600, Paris.
2. ICC Banking Commision, 2013, ISBP 745 - International Standard Banking
Practice for examination of documents under documentary credit 745, http: //www.imf.org
4. Bank for International and Settlement http: //www.bis.org