Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án vay vốn của khách

Một phần của tài liệu 0085 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 106)

khách hàng.

• Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định

Qua phân tích thực trạng RRTD tại VCB trong những năm vừa qua, ta thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến RRTD tại ngân hàng là do thiếu thông tin về khách hàng, từ đó cán bộ tín dụng không có cơ sở để đánh giá đầy đủ, đúng đắn về khách hàng xin vay. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định là rất quan trọng.

Một mặt, VCB phải đảm bảo việc cập nhật thông tin kinh tế - xã hội mang tính vĩ mô (như quy định của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành về việc sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó.) để từ đó có cơ sở đưa ra chính sách cho vay đúng đắn đối với từng nhóm khách hàng cụ thể.

Mặt khác, VCB nâng cao chất lượng hệ thống thông tin phục vụ trực tiếp cho quá trình thẩm định. Hiện nay, cán bộ tín dụng của ngân hàng thẩm định chủ yếu dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước do vậy thông tin chưa mang tính cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Vì vậy, cán bộ cần phải thu thập thông tin đa chiều, từ nhiều nguồn khác nhau như:

- Thông tin thu thập từ cơ quan hữu quan như các cơ quan chủ quản cấp trên, Cục Thuế, Cơ quan quản lý thị trường.

- Các đối tác của khách hàng như nhà cung cấp, khách hàng, bạn hàng.

- Thông tin phản hồi từ các ngân hàng khác cung cấp để ngăn ngừa khoản vay đảo nợ của khách hàng.

- Thông tin từ báo chí, mạng Internet.

Bên cạnh việc đa dạng hóa nguồn thu thập thông tin khách hàng, VCB phải nâng cao chất lượng thông tin thu thập được, bằng một số biện pháp sau:

- Yêu cầu khách hàng vay vốn cam kết cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng. Đặc biệt với khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhằm tăng tính chính xác của thông tin.

- Chi nhánh nên thành lập một bộ phận chuyên trách trong công tác thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin trước khi đến tay cán bộ thẩm định. Bộ phận này phải đảm bảo thu thập thông tin chính xác, kịp thời từ các nguồn khác nhau.

- Ngân hàng đầu tư trang thiết bị, phần mềm để phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời phải thiết kế hệ thống bảo mật thông tin, tránh tình trạng thông tin bị mất mát, sai lệch.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của cán bộ tín dụng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, nhằm đem về cho ngân hàng những thông tin chính xác, có giá trị phục vụ công tác thẩm định khách hàng.

• Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Có thể nói, khâu phân tích tín dụng là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình tín dụng. Do vậy, ngân hàng đặc biệt chú trọng đến công tác thẩm định khách hàng vay vốn một mặt đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro khi ra quyết định tín dụng, mặt khác đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng.

Để hạn chế RRTD bằng việc nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, ngân hàng thực hiện biện pháp sau:

- Ngân hàng tập trung phân tích, đánh giá khách hàng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, hiệu quả phương án/dự án vay vốn và khả năng trả nợ, đánh giá bảo đảm tiền vay, đồng thời ngân hàng phải phân tích đánh giá môi trường khách quan thông qua các yếu tố PEST (Political: chính trị, Economics: kinh tế, Sociocutural: văn hóa - xã hội, Technological: công nghệ), phân tích môi trường ngành... để đánh giá khả năng phát triển, hoạt động của khách hàng.

- Ngân hàng không chỉ thẩm định tính hiệu quả của phương án / dự án vay vốn của khách hàng mà ngân hàng cần phải tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro tổng thể của khách hàng. Từ đó, ngân hàng dự báo những rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, do vậy, ngân hàng có thể có sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo trong mức rủi ro cho phép.

- Cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều kiện tín dụng. Tuyệt đối không được hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng như lãi suất (lãi suất phải hợp lý để bù đắp rủi ro), tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án/dự án (đảm bảo tính trách nhiệm của khách hàng vào phương án/dự án kinh doanh), các yêu cầu về tài sản đảm bảo... Dựa vào hệ thống đánh giá, xếp hạng khách hàng mà ngân hàng điều chỉnh điều kiện tín dụng cho phù hợp (với khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng thấp thì điều kiện tín dụng phải cao và ngược lại).

- Do trình độ của cán bộ tín dụng chỉ hạn chế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, điều này gây hạn chế rất lớn trong quá trình thẩm định khách hàng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, ngân hàng nên tăng cường thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những dự án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay. Đồng thời ngân hàng tiến hành tổ chức khóa đào tạo về thẩm định dự án cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định khách hàng.

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng

Thực tiễn đã chứng minh một điều là, chất lượng công tác tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả về chủ quan lẫn khách quan. Trong yếu tố chủ quan, vấn đề chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định (CBTD) là vấn đề mấu chốt. Chính vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lượng CBTD cả về mặt định tính lẫn định lượng. Đánh giá đúng chất lượng cán bộ tín dụng phải đánh giá đồng thời cả 2 mặt này vì đều có tầm quan trọng như nhau, nếu thiếu một trong hai mặt thì không thể đánh giá chính xác chất lượng CBTD và theo đó việc sử dụng cán bộ cũng sẽ bất cập, hạn chế và nhiều khi còn phản tác dụng.

• về mặt định tính

- CBTD phải có bản lĩnh kinh doanh vững vàng

Trong cơ chế thị trường, luôn luôn có những mặt trái là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với mặt trái cơ chế, nếu cán bộ tín dụng không rèn luyện bản lĩnh vững vàng rất có thể sẽ bị cuốn theo các cám dỗ tầm thường, không tự làm chủ bản thân, hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng dẫn đến thất thoát vốn. Bản lĩnh kinh doanh của CBTD còn thể hiện ở chỗ đánh giá, thẩm định, nhìn nhận khách hàng một cách chính xác; không co cụm trong cho vay; biết tiếp cận, thu hút, sàng lọc khách hàng tốt để phục vụ. Trong xử lý nghiệp vụ, không vượt quyền, làm việc đúng chức năng, vai trò và nhiệm vụ được giao và có tính cầu tiến. Có tính tập thể, có kỷ luật và có tinh thần sáng tạo.

- CBTD phải có bản lĩnh chính trị vững vàng

Bản lĩnh chính trị của CBTD thể hiện ở chỗ phải nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, các cấp về phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá, an ninh Quốc phòng. Có khả năng am hiểu phân tích kinh tế. Hiểu, sống và làm việc theo pháp luật của Nhà nước, nhất là các bộ luật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của NHTM.

- Cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo.

Trong hoạt động của Ngân hàng, hoạt động tín dụng là một hoạt động mang tính truyền thống đem lại lợi nhuận lớn nhất. Hoạt động tín dụng muốn phát triển được lại phụ thuộc rất lớn về vấn đề khách hàng. Cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, là thể hiện hình ảnh của ngân hàng trong giới khách hàng. Giúp khách hàng hiểu được về tính chất hoạt động của Ngân hàng. Đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng phải luôn lấy mục đích sự nghiệp phát triển ngân hàng làm mục đích phấn đấu. Nâng cao tính kỷ luật, tính liêm khiết, chấp hành tốt chủ trương của ngành, quy chế, cơ chế của cơ quan.

• về mặt định lượng

- CBTD phải có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu về mặt định lượng đối với CBTD là trình độ học vấn và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Bởi vì trong hoạt động của NHTM thì công tác tín dụng là một loại công tác mang tính phức tạp, đòi hỏi những người làm công tác này phải thực sự có năng lực mới đảm đương được khối lượng công việc.

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng được thể hiện ở những mặt như:(i) Đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác. (ii)Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh (SXKD) một cách khoa học trên cả 2 phương diện là tính chính xác và thời gian thực hiện. (iii)Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay đúng quy trình chế độ. (iv)Xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay; quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay. Vấn đề tham mưu cho khách hàng trong lĩnh vực SXKD, CBTD phải có khả năng nắm bắt và cập nhật được rất nhiều thông tin về các lĩnh vực, nhất là những vấn đề về khách hàng, vấn đề về đầu tư, để có thể tham mưu cho lãnh đạo ra quyết sách đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả trong hoạt động.

- CBTD phải có khả năng giao tiếp với khách hàng

Hoạt động của Ngân hàng thương mại mang tính chất phục vụ, trong điều kiện môi trường cạnh tranh, để duy trì và phát triển khách hàng là vấn đề quan trọng. Khách hàng có hiểu được tính chất hoạt động của ngân hàng hay không thì phần lớn cũng dựa trên những thông tin từ CBTD cung cấp qua những lần giao tiếp với khách hàng. Khả năng giao tiếp thể hiện ở việc phải làm sao để khách hàng bày tỏ được tâm tư nguyện vọng của mình. Nắm được thông tin từ khách hàng cũng như đối tác của khách hàng. Phải có trình độ tư vấn cho khách hàng để giúp khách hàng có thêm điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế được những rủi ro trong hoạt động.

- CBTD phải có khả năng tiếp thị thu hút khách hàng

Thực tiễn cho thấy rằng, những khách hàng mà Ngân hàng thu hút về đặt quan hệ vay vốn thường là những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, làm ăn hiệu quả, có năng lực tài chính vững vàng, hoàn trả đúng thời hạn. Vấn đề là làm sao thu hút được nhiều khách hàng này đến quan hệ vay vốn tại Ngân hàng mình... Điều này phụ thuộc phần lớn đến chính sách tiếp thị, chính sách khách hàng của ngân hàng trong đó vai trò của CBTD là người tiên phong.

Để có được khả năng tiếp thị, CBTD cũng phải được trang bị đầy đủ về kiến thức tổng hợp, bởi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh doanh. Mỗi đối tượng khách hàng đều phải có cách tiếp cận, phương pháp tư vấn, biện pháp thu hút chăm sóc... khác nhau, đòi hỏi người CBTD phải là người có kiến thức hiểu biết sâu rộng mới gây được ấn tượng tốt, tạo dựng lòng tin đối với khách hàng. Từ đó khách hàng mới có bước lựa chọn đúng đắn ngân hàng phục vụ mình để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

- CBTD phải có năng lực điều tra thu thập, liên kết, xử lý và tổng hợp thông tin.

Hoạt động của Ngân hàng là một hoạt động mang tính tổng hợp, có rất nhiều mối quan hệ từ nhiều phía, nhất là quan hệ với khách hàng. Chính vì vậy trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ phải thu thập một khối lượng lớn thông tin về dự án/phương án vay vốn, cơ chế, chính sách của ngành, của nhà nước liên quan đến phương án/dự án SXKD. Do khối lượng thông tin lớn, đòi hỏi phải có quá trình sàng lọc, xử lý, tổng hợp để có được những thông tin chuẩn xác. Từ đó CBTD mới có cơ sở để đánh giá, phân tích và kết luận chính xác về khách hàng.

Vấn đề cập nhật thông tin rất cần thiết, vì trong mối tương quan kinh tế, khách hàng có thể gặp rủi ro vì nhiều nguyên nhân. Nếu CBTD thiếu sự cập nhật thông tin về khách hàng để có biện pháp xử lý nợ, thì khả năng rủi ro cho hoạt động ngân hàng là rất lớn.

Yêu cầu phải hiểu, nắm bắt và vận hành tốt công nghệ thông tin vào trong công việc; phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Đây là một yêu cầu bắt buộc bởi vì hoạt động ngân hàng hiện nay đã công nghệ hoá, việc xử lý nghiệp vụ, nắm bắt thông tin... đều vận hành bằng công nghệ.

3.2.3. Nâng cao công tác kiểm tra quá trình trước, trong và sau cho vay

Công tác kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa RRTD. Thông qua công tác này, ngân hàng có thể đánh giá tính hiệu quả, mục đích sử dụng vốn của khách hàng, từ đó có thể sớm phát hiện ra dấu hiệu RRTD để có biện pháp khắc phục và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Để thực hiện tốt công tác này, NH TMCP Ngoại Thương cần thực hiện những biện pháp sau:

- Thực hiện giải ngân đúng tiến độ cho khách hàng. Khi tiến hành giải ngân, ngân hàng phải đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đẩy mạnh việc giải ngân chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng. Ngân hàng cần thực hiện phương pháp giải ngân là trả thẳng cho đơn vị bán dựa trên cơ sở các chứng từ cung cấp hàng hóa để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

- Tăng cường việc giám sát sau khi cho vay. Cử cán bộ tín dụng định kỳ hoặc đột xuất xuống cơ sở của khách hàng nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động, từ đó phát hiện ra dấu hiệu bất thường trong việc sản xuất kinh doanh. Phân tích, đánh giá các báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn nhằm theo dõi dòng tiền của khách hàng.

3.2.4. Hoàn thiện quy trình và hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.

Để việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng được thuận tiện và chính xác, VCB cần khẩn trương hoàn thiện quy trình và hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một là, về kỳ chấm điểm và thời hạn chấm điểm xếp hạng tín dụng.

Với các quý 1,2,3: thời hạn chấm điểm tại Phòng QLRRTD/Chi nhánh cần được rút ngắn lại để việc chốt thông tin xếp hạng không làm ảnh hưởng tới phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng cuối tháng.

Hai là, về việc nhập thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Gửi thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng từ CIC - NHNN cho bộ phận công nghệ thông tin Hội sở chính để cập nhật tự động vào hệ thống XHTDNB định kỳ hàng Quý.

Ba là, đối với chỉ tiêu đánh giá về ngành kinh tế của khách hàng Doanh nghiệp. Cần thực hiện chấm điểm định kỳ 06 tháng/lần hoặc khi ngành có biến động bất thường.

3.2.5. Kết hợp hoạt động tín dụng với bảo hiểm tín dụng

Trong đời sống xã hội, “bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín

Một phần của tài liệu 0085 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w