3.2.9. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệngân hàng ngân hàng
Công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển. Ngày càng có nhiều dịch vụ ngân hàng được xử lý thông qua hệ thống máy vi tính, mạng Internet, vì vậy, việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng là vấn đề vô cùng cần thiết. Ngân hàng thực hiện một số giải pháp sau:
- Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh đầu tư, mua sắm hệ thống máy móc, thiết bị, trang bị hệ thống đường truyền tốc độ cao, lắp đặt phần mềm bảo mật tốt nhằm đảm bảo bí mật thông tin ngân hàng.
- Huy động nguồn lực con người trong công tác quản trị mạng, lập trình, bảo quản hệ thống máy móc trang thiết bị để có thể cung cấp, phân tích và đánh giá thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
- Sử dụng các ứng dụng mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin về việc phân tích, quyết định cho vay như phần mềm giải pháp Phân tích Quyết định - Experian Decision Analytics (EDA). EDA tổng hợp các ứng dụng xử lý nhanh chóng, dữ liệu kết nối đa dạng và công nghệ ra quyết định, phân tích dự báo và tư vấn chuyên môn. Điều này nhằm đảm bảo việc thu thập được những thông tin cần thiết để đưa ra những đánh giá chính xác về rủi ro, phát hiện gian lận và đưa ra những đề nghị giải pháp hợp lý nhất trong suốt vòng đời khách hàng.
3.2.10. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng vì nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:
- Ngân hàng cần quan tâm đúng mức việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.
- Cần có chế độ khen thưởng, đãi ngộ, kỷ luật hợp lý. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc phải được biểu dương, khen thưởng xứng đáng cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngược lại, đối với cán bộ tín dụng sai phạm, tùy theo mức độ mà có hình thức kỷ luật thích hợp.
- Ngân hàng cần phải yêu cầu cán bộ tự giác nâng cao trình độ nghiệp vụ, học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc nhất là trong việc phát hiện các thủ đoạn, dấu hiệu lừa đảo của khách hàng. Yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong khâu quản lý khách hàng, tránh để tình trạng cán bộ tín dụng có quan hệ lâu dài với khách hàng dễ dẫn đến chủ quan trong công tác thẩm định, đánh giá khách hàng.
- Xây dựng chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng và có biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác tín dụng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật do nhà nước ban hành và chịu sự giám sát, kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước, do vay hoạt động cho vay cũng không nằm ngoài các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ chế, chính sách của nhà nước
còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa tạo được môi trường pháp lý chặt chẽ nên hoạt động cho vay của ngân hàng còn gặp những rủi ro. Để hạn chế rủi ro và tăng cường hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, sự phối hợp từ phía các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng và có ảnh hưởng chi phối.
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ:
3.3.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng, trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hiện nay có nhiều ngân hàng mới thành lập trong khi thị trường có hạn nên mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định hơn sẽ giúp cho các TCTD và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng.
3.3.1.2. Hoàn thiện quy trình xử lý tài sản
Mặc dù luật và các văn bản liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng đặc biệt là đối với QSDĐ. Trong thực tế việc xử lý thu hồi còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn.
3.3.1.3. Hạn chế tín dụng chỉ định
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện rất cần sự quản lý của Nhà nước cũng như của Chính phủ đặc biệt đối với tín dụng đầy rủi ro. Tuy nhiên việc quản lý bằng cách can thiệp sâu vào hoạt động tự chủ kinh doanh của TCTD như việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc là can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho vay sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng. Vì vậy Chính phủ cần tránh can thiệp sâu và manh tính hành chính vào hoạt động của các NHTM.
3.3.1.4. Một sổ kiến nghị khác.
- Nhà nước tiếp tục thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp giải quyết giấy tờ thủ tục, từ đó giúp khách hàng của ngân hàng đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh, giảm RRTD cho ngân hàng.
- Cần ban hành quy định cụ thể về công bố thông tin tài chính doanh nghiệp. Trong đó yêu cầu rõ ràng các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin đã được kiểm toán. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập công ty kiểm toán, có chế tài xử phạt hợp lý với kiểm toán viên cố tình đưa ra báo cáo kiểm toán thiếu trung thực gây tổn hại cho người sử dụng thông tin.
- Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
- Chính phủ cần ban hành chính sách một cách thích hợp nhằm cân đối các mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM. Tránh sự thay đổi chính sách quá đột ngột gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, cần ký kết hiệp định thương mại với các nước trên thế giới, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
- Tiếp tục tiến trình cồ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ ngân hàng trong việc theo dõi, giám sát quá trình hoạt động sản xuất và sử dụng vốn của các doanh nghiệp này. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp có tư tưởng
“ỷ lại” Nhà nước dẫn đến hoạt động và sử dụng vốn vay của ngân hàng không hiệu quả.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường xá, cầu cống, điện, mạng Internet... để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan có vai trò quản lý điều hành toàn bộ hệ thống NHTM, bên cạnh đó nó còn có vai trò tham mưu, tư vấn cho các NHTM để giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển. Do vậy, trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, NHNN cũng có vai trò quan trọng, giúp đỡ và định hướng cho các NHTM.
• Nâng cao vai trò hướng dẫn, điều hành
Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.
Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.
Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác.
• Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Việc hoàn thiện hoạt động của CIC chẳng hạn như: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Những vấn đề đặt ra cho CIC bao gồm:
CIC phải cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của khách hàng. Để làm được điều này một mặt các TCTD phải báo cáo thông tin cho CIC, mặt khác CIC cần phải chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, áp dụng chương trình tự động xử lý dữ liệu.
Ngoài việc cung cấp thông tin tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải được giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các tổ chức có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của khách hàng của TCTD.
Bên cạnh việc hoàn thiện CIC, NHNN cần có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế RRTD. NHNN cần có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho CIC. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời và có chế tài đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.
• Ngăn chặn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh:
Hiện nay, các NHTM đã tự chủ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Điều này một mặt đem lại tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các ngân hàng, nhưng mặt khác dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh
giữa các ngân hàng nhằm tranh giành khách hàng, ví dụ như để tăng dư nợ, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện vay vốn... dẫn đến nguy cơ RRTD gia tăng. Vì vậy, NHNN cần thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, sớm phát hiện ra trường hợp như trên, có biện pháp xử lý thích hợp để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.
• Mở lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị RRTD, thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
NHNN cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật cho bộ phận quản lý rủi ro tại các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, đo lưởng, phân tích, kiểm soát RRTD. Thường xuyên tập huấn cho NHTM về các trường hợp phát sinh mới trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, hướng xử lý với các trường hợp cụ thể. Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để giải đáp thắc mắc và vướng mắc trong quá trình thực hiện trích lập dự phòng rủi ro.
Bên cạnh đó, NHNN cần có đề án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, triển khai công nghệ mới trong toàn bộ hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động đồng thời giúp NHNN dễ dàng quản lý hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới, trong chương 3,luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác phòng ngừa RRTD, giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng hiệu quả và an toàn hơn. Đồng thời, để thực hiện các biện pháp đưa ra một cách hiệu quả, không chỉ cần sự cố gắng của VCB mà còn cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Vì vậy, cũng trong chương này,luận văn đưa ra kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để tạo điều kiện cho VCB nói riêng và toàn bộ NHTM tại Việt Nam nói chung có thể giảm thiểu RRTD trong quá trình hoạt động của mình./.
KẾT LUẬN•
Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đóng vai trò là trung gian tài chính đi vay để cho vay góp phần vào quá trình luân chuyển nguồn vốn. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng đa dạng, tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó quyết định hiệu quả kinh doanh của cả ngân hàng. Chính vì lợi nhuận đem lại rất lớn nên hoạt động tín dụng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro, trong đó RRTD là rủi ro khó quản lý nhất và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính điều này càng đòi hỏi nhà quản trị NHTM phải phân tích đầy đủ nguyên nhân, thực trạng RRTD tại ngân hàng mình, đồng thời phải chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
Một là: Về lý luận, khóa luận đã xây dựng được một hệ thống khái niệm có tính khái quát, khoa học về RRTD và công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Hai là: Về thực tiễn, khóa luận đã phân tích thực trạng RRTD của VCB qua các năm 2009-2013, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Ba là: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD của VCB,luận văn đã đưa ra một số giải pháp và các kiến nghị đối với các cấp, các ngành nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác