Giải pháp đa dạng hóa các phương thức cho vay phát triển ngành

Một phần của tài liệu 0013 giải pháp cho vay phát triển ngành thủy sản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 87)

triển ngành

Thủy sản

theo các phương thức sau:

* Đẩy mạnh cho vay theo dự án đầu tư, gắn tín dụng với hiện đại hoá công nghệ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản:

Cho vay theo dự án là khi vay tiền, người vay phải có một dự án sản xuất kinh doanh riêng biệt, có thể tách khỏi kinh doanh chung của doanh nghiệp hay chủ đầu tư xin vay vốn. Trên cơ sở dự án độc lập đó ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án, nếu nhận thấy rằng dự án có hiệu quả, ngân hàng sẽ quyết định cấp tín dụng cho dự án.

Cho vay theo dự án là một phương thức cho vay có khả năng làm giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại vì: Thông qua thẩm định dự án đầu tư, xác định nhu cầu từ vốn trung dài hạn để đầu tư tài sản cố định, vốn lưu động đầu tư thiết bị và chi phí sản xuất, các yếu tố đầu vào, đầu ra được tính toán kỹ và có phương án giải quyết cụ thể .v.v. Do đó đảm bảo đầu tư đồng bộ, hiệu quả cao. Tuy nhiên, nó đòi hỏi dự án phải thực sự có hiệu quả và độc lập do đó có thể gắn dự án với hiện đại hoá công nghệ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, đưa vào sử dụng những công nghệ mới, cả những người có khả năng quản lý giỏi là thành viên để quản lý dự án.

Cho vay theo dự án đối với Ngành Thuỷ sản Tĩnh Gia trước mắt tập trung vào các dự án sau:

+ Các dự án đầu tư đội tàu đánh bắt xa bờ tại các xã Hải Thanh, Hải Hòa với công suất trên 800 CV và các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu đánh bắt ở vùng đánh xa bờ.

+ Các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh tại xã Hải Châu, Bình Minh.

+ Các dự án đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ chế biến xuất khẩu tại khu công nghiệp Nghi Sơn.

+ Các dự án đầu tư khép kín cho từng vùng như đánh bắt xa bờ với chế biến xuất khẩu; Nuôi trồng thuỷ sản với chế biến xuất khẩu tại cảng cá Lạch Bạng, Sầm Sơn.v.v.

* Mở rộng tín dụng thuê mua gắn liền với việc cung cấp máy móc thiết bị phục vụ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

Khi người vay có nhu cầu vay vốn để trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, Ngân hàng có thể áp dụng hình thức tín dụng thuê mua để có thể mở rộng khả năng cấp tín dụng thông qua các công ty cho thuê tài chính. Bên cho thuê mua tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản; Máy móc thiết bị; Dây truyền công nghệ phục vụ chế biến thuỷ sản xuất khẩu theo yêu cầu của bên thuê và giao cho bên thuê sử dụng đến khi thời hạn hợp đồng chấm dứt, bên thuê có thể mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê cho đến khi bên cho thuê thu hồi tiền vay và lãi. Với phương thức này sẽ khắc phục được một số khó khăn trong điều kiện vay vốn như: Vốn tự có, tài sản đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu vốn cho mua sắm tàu đánh bắt xa bờ, máy móc thiết bị, phục vụ chế biến xuất khẩu của khách hàng vay.

* Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng có thể áp dụng đối với cho vay chế biến thuỷ sản và cho vay một số đối tượng dịch vụ hậu cần nghề cá. Với phương thức này có thể mang lại nhiều ưu điểm cho khách hàng trong lĩnh vực chế biến như: tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục vay vốn, thủ tục nhận nợ đơn giản, tạo điều kiện cho họ nhận được vốn nhanh hơn và tiết kiệm trong quá trình sử dụng vốn. Do đó khách hàng sẽ rất hài lòng với phương thức này. Còn đối với ngân hàng, phương thức này sẽ giúp cho ngân hàng có được vòng quay vốn tín dụng nhanh vì khách hàng là những doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên, nhưng trả nợ cũng thường xuyên từ việc bán hàng đem lại.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phát hành L/C cho khách hàng theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác.

Một phần của tài liệu 0013 giải pháp cho vay phát triển ngành thủy sản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w