Kiến nghị về cơ chế cấp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu 0013 giải pháp cho vay phát triển ngành thủy sản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 96)

nghiệp

Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.3.1.1. Về vốn tự có đối với khách hàng vay phát triển ngành Thuỷ sản

Đối với ngu dân các xã ven biển huyện Tĩnh Gia, để đóng mới tàu cá công xuất lớn đòi hỏi mức vốn bỏ ra là khá cao (trên 6 tỷ đồng đối với tàu vỏ gỗ và 12 tỷ đồng đối với tàu vỏ thép), ngoài ra ngu dân còn phải có nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động của tàu, do đó, mức vốn tự có tối thiểu của khách hàng tham gia vào dự án phải đạt 20% là rất lớn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên có quy định phù hợp đối với các khách hàng thuộc ngành Thuỷ sản, tránh để tình trạng nguời dân phải đi vay ngoài để chứng minh vốn tự có

3.3.1.2. Về thủ tục vay vốn phát triển ngành Thuỷ sản

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vẫn còn thực hiện theo các cơ chế cũ. Do đó, việc cần thay đổi cơ chế để đảm bảo tính linh hoạt cho hoạt động tín dụng là cần thiết.

3.3.1.3. về cơ chế bảo đảm tiền vay

Vấn đề phát triển tín dụng đối với các hộ ngư dân ven biển chủ yếu bị hạn chế bởi nguyên tác bảo đảm tiền vay. Để góp phần xử lý vấn đề này, một số giải pháp sau có thể được xem xét đến:

- Thực hiện linh hoạt mức cho vay không bảo đảm bằng tài sản đối với hộ ngư dân theo nghị định 55/2015/NĐ-CP. Theo đó, mức cho vay không bảo đảm bằng tài sản được quy định như sau:

+ Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản;

+ Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong hoạt động thủy sản với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp;

+ Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;

+ Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;

+ Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản;

+ Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản;

+ Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc

Trường hợp mức vay vốn cao hơn quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ- CP, Ngân hàng có thể xem xét cấp tín dụng không bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50% nếu khách hàng đáp ứng đủ điều kiện.

- Đối với những hộ, trang trại nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng như: hệ thống ao, bè, hồ đìa, các trang trại sản xuất giống, máy móc thiết bị, đường điện... đây là những tài sản có giá trị

trên thị

trường và dễ mua bán do đó có thể mở rộng tài sản đảm bảo tiền vay

bằng các

tài sản này nhằm giúp các hộ sản xuất có thể thực hiện đảm bảo tiền vay bằng

tài sản hình thành từ vốn vay. Với điều kiện: Ao, đìa nuôi tôm phải được giao

đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch nuôi

trồng thuỷ sản.

- Đối với hộ khai thác đánh bắt thuỷ sản do đã thực hiện cho vay vốn để góp vốn vào HTX do đó mức vốn vay vừa phải phù hợp với điều kiện của hộ gia đình.

+ Áp dụng đảm bảo tiền vay cả đối với tài sản độc lập (nhà, đất ở...) và tài sản hình thành từ vốn vay là phương tiện tàu thuyền để làm đảm bảo tiền vay, với điều kiện tàu thuyền phải mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay vốn.

+ Để khắc phục tình trạng không mua bảo hiểm thân tàu thường xuyên của ngư dân, ngân hàng đấu mối với các ngành có liên quan thực hiện tuyên truyền cho người dân hiểu quyền lợi và nghĩa vụ khi mua bảo hiểm, các ưu đãi của chính phủ về phí khi tham gia bảo hiểm. Việc làm này vừa đảm bảo ngân hàng cho vay đúng cơ chế, hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí cho khách

+ Diện tích ao đầm trong quy hoạch nuôi thuỷ sản. Giá trị đất, mặt nuớc thuờng ít biến động, đuợc sử dụng lâu dài do vậy đề nghị mức cho vay lên tới 75% giá trị tài sản là hợp lý.

Một phần của tài liệu 0013 giải pháp cho vay phát triển ngành thủy sản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w