Giải pháp về mở rộng đối tượng cho vay

Một phần của tài liệu 0013 giải pháp cho vay phát triển ngành thủy sản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

- Đối với nuôi tôm công nghiệp, nuôi thâm canh

Đối tượng khách hàng vay là các doanh nghiệp, các hộ gia đình có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, có nguồn tài chính vững.

Thực trạng nuôi tôm công nghiệp thua lỗ lớn cách đây vài ba năm ở huyện Tĩnh Gia cho đến nay vẫn là một bải học cho Ngành thủy sản tại địa phương. Đa phần các đồng tôm này thuộc về các hộ vay nuôi tôm công nghiệp, nuôi theo phương thức thâm canh, nuôi theo trào lưu mà chưa qua tập huấn, chưa năm bắt được các quy trình phòng chống dịch bệnh cho tôm. Mặt khác, các hộ gia đình có năng lực tài chính yếu, kiến thức kỹ thuật không có, áp dụng phương thức nuôi tuỳ tiện, đầu tư dàn trải không đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng các biện pháp nuôi thủ công vào nuôi công nghiệp dẫn đến tôm chậm lớn, dịch bệnh liên tiếp xảy ra không xử lý được nên thua lỗ, kéo theo vốn cho vay của ngân hàng kém hiệu quả, nguy cơ rủi ro.

Nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi phải đầu tư lớn, chấp hành nghiêm ngặt quy

trình kỹ thuật từ khâu đào đắp, cải tạo ao nuôi, hệ thống kênh lấy nước vào và xả

nước ra, kiểm tra độ mặn của nước, thức ăn hàng ngày đến kiểm tra xử lý dịch bệnh... Nếu vi phạm một khâu nào đó trong quy trình kỹ thuật nuôi đều dẫn đến

năng suất thấp, dịch bệnh, thua lỗ. Với các yêu cầu đó phần lớn các hộ không làm

được mà phải là các doanh nghiệp mới đủ điều kiện đầu tư đối tượng này. - Đối với nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh

từ nhiều năm qua và đã đạt đuợc hiệu quả nhất định. Do đó ngân hàng chỉ xem xét cho vay hộ gia đình và kinh tế trang trại theo mô hình nuôi quảng canh và bán thâm canh.

- Đối với nuôi cá nước ngọt

Chi phí vốn không cao, kỹ thuật đơn giản hơn, quy mô nên theo hộ gia đình, trang trại hay doanh nghiệp đều có thể tổ chức sản xuất hiệu quả.

- Đối với cho vay đánh bắt + Đánh bắt xa bờ

Đối tuợng là doanh nghiệp hoặc các HTX, tổ hợp tác.

Đối với tàu thuyền đánh bắt xa bờ, chi phí đầu tu lớn, từ 2 tỷ đến 8 tỷ đồng đối với tàu vỏ gỗ và từ 7 tỷ đến 20 tỷ đồng đối với tàu vỏ thép, trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật đánh bắt tiên tiến, tuy nhiên, điều kiện cần để đuợc vay vốn là phải có nguồn vốn đối ứng tuơng ứng 10% giá trị tàu vỏ thép hoặc 30% giá trị tàu vỏ gỗ. Trừ một số ít hộ gia đình có tài chính tốt, còn phần lớn các hộ ngu dân ven biển đều không thể có đủ số vốn đối ứng lớn nhu vậy để đóng tàu. Thời gian qua đa số các hộ vay vốn từ 100 triệu đến 500 triệu để đầu tu tàu thuyền có công suất từ 40 - 90CV để khai thác gần bờ, tuy nhiên, nguồn tài nguyên đã cạn kiệt dần do đó khai thác gần bờ không mang lại hiệu quả nhu mong đợi, năng suất khai thác giảm, nhu cầu vuơn ra khơi xa ngày càng tăng nhung lại vuớng về cơ chế vốn đối ứng và tài sản đảm bảo tiền vay. Để giải quyết vấn đề này nên định huớng để các hộ gia đình tự nguyện thành lập Hợp tác xã hoặc tổ hợp tác. Với quy mô từ 7 - 15 thành viên, các hộ vay vốn ngân hàng góp vốn vào Hợp tác xã, tổ hợp tác mua tàu có công suất cao để tổ chức đánh bắt xa bờ. Việc phân phối sản phẩm thực hiện theo mức vốn góp của từng thành viên và thực hiện quyết toán từng chuyến nên đảm bảo độ minh bạch tài chính, gắn kết các hộ hợp tác lâu dài. Thành lập Hợp tác xã có điều kiện để tổ chức học tập, tiếp thu kỹ thuật, áp dụng phuơng pháp đánh bắt

tiên tiến để khai thác đạt hiệu quả cao. Thủ tục thành lập Hợp tác xã đơn giản, phù hợp với trình độ của các hộ gia đình nên hoàn toàn có khả năng thực hiện đuợc. Hơn nữa, đối với Ngân hàng, cho vay vốn đối với Hợp tác xã khi mà tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm đối với con tàu thì sẽ đạt hiệu quả cho việc giám sát sử dụng vốn vay hơn.

+ Đánh bắt gần bờ

Chỉ đầu tu nâng cấp sửa chữa tàu thuyền, và đầu tư hợp lý một số tàu thuyền

công suất từ 60 - 90CV. Phục vụ đánh bắt gần bờ theo quy mô hộ gia đình.

- Đối với chế biến hải sản

+ Chế biến hải sản xuất khẩu đòi hỏi sản phẩm đầu ra phải đạt quy chuẩn, các bước thương thảo, ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán đều phải được thực hiện bởi người có chuyên môn và ngoại giao tốt. Các máy móc, thiết bị, kho chứa và các khoản mục khác cần số vốn đầu tư rất lớn, do đó, đối với việc chế biến hải sản xuất khẩu chỉ nên đầu tư vào các doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên.

+ Chế biến hàng hải sản tiêu thụ nội địa không yêu cầu quá khắt khe và đòi hỏi phải đầu tư vốn ban đầu lớn sẽ phù hợp hơn với quy mô đầu tư của hộ gia đình và các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đối với dịch vụ hậu cần nghề cá

Đối tượng khách hàng vay là các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các hợp tác xã.

Việc xác định đối tượng khách hàng vay ở từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh

giúp ngân hàng có định hướng mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả, khắc phục

được các vướng mắc trong điều kiện vay vốn và đảm bảo tiền vay hiện nay.

Một phần của tài liệu 0013 giải pháp cho vay phát triển ngành thủy sản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w