Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 120)

Hiệp hội ngân hàng VN được thành lập ngày 14/05/1994, là tổ chức tự nguyện của các tổ chức tắn dụng VN, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt, tập hợp, động Viên, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động của các tổ chức tắn dụng và các NHTM. Vai trò của Hiệp hội NH khá quan trọng, là đại diện cho các hội viên trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến NH và của Hiệp hội. Chắnh vì vậy, để phát triển

hoạt động kinh doanh của NHTM thì nhất thiết cần tăng cường vai trò hoạt động kinh doanh của Hiệp hội NH.

Cần mở rộng sự hợp tác của Hiệp hội NHVN với Hiệp hội NH các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Hiệp hội NHVN cũng cần nâng cao vai trò của mình trong việc tổ chức, liên kết, hợp tác giữa NHTM trong nước về các nghiệp vụ, nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống NHVN, góp phần thực thi chắnh sách tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống các tổ chức tắn dụng VN hoạt động an toàn, phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bên cạnh dịch vụ tắn dụng là dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại, thì việc phát triển dịch vụ phi tắn dụng của là một mảng không thể thiếu. Để làm tốt công tác này, ngoài sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng, cũng cần sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo Ngân hàng SHB, Ngân hàng nhà nước, các cấp, các ngành của Chắnh phủ... hoàn thiện khung hành lang pháp lý, thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ phi tắn dụng Ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

KẾT LUẬN

Hoạt động của DVPTD là mảng hoạt động kinh doanh không thể thiếu của các NHTM. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM không ngừng mở rộng chi nhánh hoạt động, phát triển các DVPTD nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của KH được xem là điều tất yếu của nền kinh tế. Với một định hướng đúng đắn của các NH trong việc phát triển DVPTD cung cấp cho KH, các NH sẽ thu hút được KH và tăng tỷ trọng thu dịch vụ cũng như góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa thanh toán không dùng tiền mặt. Với những nghiên cứu của tác giả thì luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa một cách cụ thể những vấn đề lý luận cơ bản về DVPTD của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại DVPTD, vai trò của DVPTD, các chỉ tiêu đánh giá phát triển DVPTD như: Chỉ tiêu định tắnh và chỉ tiêu định lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD.

Thứ hai: Từ những cơ sở lý thuyết về phát triển DVPTD của NHTM, tác giả đã phân tắch những cơ hội và thách thức trong phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Từ đó nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội giai đoạn 2014 -2016, đánh giá sự phát triển DVPTD thông qua các chỉ tiêu cụ thể và các nhân tố tác động đến phát triển DVPTD, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba: Từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp chung về sự phát triển DVPTD, giải pháp cụ thể cho từng loại hình DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội và các kiến nghị đối với Chắnh phủ, NHNN, Hiệp hội ngân hàng nhằm phát triển DVPTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Mỹ Chương, 2014. Giải pháp gia tăng nguồn thu phắ từ phi tắn dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chắ Minh.

2. Phan Thị Cúc, 2008. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

3. Bùi Thị Thùy Dương và Đàm Văn Huệ, 2013. Phát triển ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng thương mại. Tạp chắKT&PT. Số 188, tr.48-53.

4. Phạm Minh Điển, 2010..Phát triển dịch vụ phi tắn dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

5. Trần Xuân Hiệu,2007. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tạp chắ Ngân hàng. Số 24, tr.45-51.

6. Phùng Thị Lan Hương, 2013. Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

7. Ngô Thị Liên Hương, 2010..Đa dạng hóa dịch vụ tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 8. Phạm Thị Thu Hương, 2012. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, HàNội.

9. Phan Thị Linh, Phát triển phi tắn dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ 2015.

10. Hoàng Tuấn Linh, 2010. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà Nước Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

11. Phạm Thị Bắch Lương, 2009. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ

kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

12. Ngân hàng thương mại Sài Gòn - Hà Nội, 2015, 2016, 2017. Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo thường niên, Bản cáo hạch.

13. Đào Lê Kiều Oanh & Phạm Anh Thủy, 2012. Vai trò phát triển phi tắn dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Báo Phát triển và Hội nhập số 6, tr.41-45.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w