hàng doanh nghiệp
1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan
- Thứ nhất: Trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức của cán bộ thẩm định cho vay:
Chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào người thẩm định. Vì, cán bộ thẩm định cho vay là người trực tiếp thu thập, khai thác và xử lý thông tín của khách hàng để từ đó phân tích và tính toán các tiêu chí tài chính, xác định hiệu quả kinh doanh của các PASXKD, DAĐT mà doanh nghiệp muốn ngân hàng tài trợ vốn. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực tài chính... của khách hàng để báo cáo, đề xuất với lãnh đạo xem xét và ra quyết định có cấp tín dụng hay không. Như vậy, việc phát triển, dự báo các thông tin trong tương lai, hay việc thực hiện đúng hay không đúng quy trình tín dụng, nội dung thẩm định. nói một cách khác chất lượng thẩm định cho vay có chất lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức của cán bộ thẩm định. Nếu một cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm thực tế nhiều, am hiểu nhiều về lĩnh vực thẩm định và có ý thức trong công việc thẩm định thì sẽ làm cho chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn được nâng cao và ngược lại.
- Thứ hai: Quy trình và phương pháp thẩm định:
Quy trình và phương pháp thẩm định phải khoa học và phù hợp. Hiện nay, công tác thẩm định tại các ngân hàng được hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ hiện đại, giúp quá trình thẩm định tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo việc ra quyết định đúng đắn. Nếu quy trình không khoa học, rườm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian và chi phí, trong khi hiệu quả lại không thực sự cao.
- Thứ ba: Nguồn thông tin mà ngân hàng khai thác và sử dụng khi thẩm định để cho vay:
Để công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đạt chất lượng tốt thì yêu cầu đặt ra là phải có được nguồn thông tin và việc xử lý các nguồn thông tin đó. Trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay, nếu người nào biết nắm bắt được thông tin, khai thác thông tin và tận dụng tốt các thông tin đó một cách hiệu quả thì người đó sẽ có lợi thế hơn hẳn so với người khác. Trong lĩnh vực ngân hàng, với sự cạnh tranh ngay ngắt giữa các tổ chức tín dụng như hiện nay, việc cấp tín dụng và đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, nếu người thẩm định càng nắm được nhiều thông tin chính xác, kịp thời bao nhiêu sẽ càng làm tăng sự chính xác trong hoạch định, dự báo trước khi quyết định cấp tín dụng, khi đó sẽ làm tăng chất lượng thẩm định tín dụng cho vay. Mặt khác, khi thông tin được lấy từ nguồn kém tin cậy, không đầy đủ, chính xác và không cập nhật sẽ làm giảm chất lượng thẩm định.
1.2.3.2 Các nhân tố khách quan
Ngoài những nhân tố chủ quan tiêu biểu ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ở trên, thì các nhân tố khách quan cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, cụ thể là:
- Thứ nhất: Môi trường pháp lý
Đây có thể coi là hành lang pháp lý quan trọng, định hướng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng. Một hệ thống pháp luật ổn định, đồng bộ, phù hợp với hiện tại và xu thế phát triển, sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức và nghiên cứu để đưa ra những phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khi đó sẽ giúp ngân hàng đưa ra những quyết định tài trợ vốn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu một hệ thống pháp luật kém ổn định, thiếu đồng bộ, không phù hợp với hiện
24
tại và xu hướng phát triển sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu, tổ chức và dự báo trước những thay đổi của thị trường, do đó sẽ gặp phải những sai lầm trong quá trình xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và làm tăng khả năng không trả được nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
- Thứ hai: Sự phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế:
Khi thị trường tài chính trong giai đoạn phát triển nhưng còn có nhiều khiếm khuyết, phát triển chưa đồng bộ, để lại nhiều lỗ hổng như: Thông tin còn chậm, chưa đầy đủ và thiếu chính xác; Công tác nghiên cứu, dự báo về thị trường còn nhiều yếu kém, việc minh bạch hoá hoạt động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích các báo cáo, đánh giá, dự báo thị trường thiếu chính xác do thiếu thông tin, số liệu. Từ đó, có thể thấy, sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng.
- Thứ ba: Sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố có thể định lượng, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng bởi các yếu tố định tính như: Sự biến động của môi trường tự nhiên làm tăng dịch bệnh, bão, lũ lụt. những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như: một doanh nghiệp nhập hàng hoá từ nước ngoài về để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, lúc này trên thị trường đang rất thiếu mặt hàng hoá đó. Cán bộ thẩm định tín dụng đi thẩm định phương án kinh doanh của doanh nghiệp rất hiệu quả và ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình nhập khẩu do mưa, bão hàng không về kịp và khi về đến nơi thì thị trường đã gần như bão hoà, dẫn đến kết quả kinh doanh kém hiệu quả, làm cho việc trả nợ của doanh nghiệp cho ngân
hàng bị hạn chế... Như vậy, sự biến động xấu của môi trường tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn của của ngân hàng đối với các doanh nghiệp.
1.3MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY
1.3.1 Sự cần thiết chuyển đổi từ mô hình quản lý tín dụng phân tán sang tập trung tại các Ngân hàng thương mại
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới mục tiêu cung cấp đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và hiệu quả nhất, bên cạnh đó là kiểm soát tốt nhất các rủi ro, trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa gia tăng, các NHTM trên thế giới đã thực hiện quản lý tín dụng theo mô hình tập trung, phân tách rõ ràng từng chức năng nhiệm vụ cho các bộ phận khác nhau, điển hình có thể kể ra đó là HSBC và ANZ.
Theo mô hình này, mọi hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đều thực hiện tập trung tại Trung tâm Quản lý tín dụng tập trung từ khâu thẩm định, phê duyệt khoản vay, đến khâu kiểm soát giải ngân, quản lý tài sản đảm bảo, các bộ phận phòng ban được phân tách công việc rõ ràng thành các bộ phận front office và back office.
Tại Việt Nam, cụm từ “quản lý tín dụng theo mô hình tập trung” vẫn còn khá xa lạ. Trong giai đoạn từ những năm 1990 đến khoảng đầu những năm 2000, đây là giai đoạn các NHTM đang đi những bước chuyển đổi từ Ngân hàng nông thôn lên Ngân hàng đô thị. Các ngân hàng khi đó vẫn hoạt động theo mô hình cổ điển- đó là mô hình phân tán. Theo đó, các Chi nhánh của NHTM sẽ hạch toán độc lập về cả huy động vốn và tín dụng, thực hiện công tác tín dụng, quản lý tín dụng theo từng Chi nhánh. Hoạt động tín dụng
26
được thực hiện tại Phòng tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ làm đầy đủ một công việc từ lúc bắt đầu tiếp xúc, thẩm định khách hàng, trình phê duyệt từ lãnh đạo, cho đến khâu giải ngân, quản lý hồ sơ vay vốn.
Ưu điểm của mô hình hoạt động phân tán đó là quyền tự quyết của chi nhánh rất cao. Chi nhánh hoàn toàn chủ động trong mọi hoạt động. Hoạt động tín dụng qua đó cũng đẩy mạnh phát triển nhanh, đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn của các khách hàng trên địa bàn hoạt động của chi nhánh. Chất lượng tín dụng được kiểm soát theo từng chi nhánh.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các mối quan hệ kinh tế càng nhiều đan xen, các nguồn vốn quốc tế dồn dập đổ vào đầu tư cho thị trường, hoạt động của các NHTM theo mô hình quản lý phân tán tại bộc lộ ra các nhược điểm:
+) Với việc hạch toán độc lập toàn bộ của các Chi nhánh ngân hàng so với Hội sở chính (cả về nguồn vốn và sử dụng vốn) dẫn đến các Chi nhánh không có sự phát triển đồng đều và hỗ trợ nhau, mạnh ai người đó làm.
+) Sự đi lên của nền kinh tế, nhu cầu vốn tăng cao, dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các TCTD. Với một thị trường vốn không thay đổi nhiều, sự góp mặt thêm nhiều ngân hàng sẽ khiến cuộc cạnh tranh thị phần thêm phần gay gắt. Điều này dẫn đến các Ngân hàng phải cải thiện dịch vụ, dành nhiều thời gian để chăm sóc và tiếp thị khách hàng. Phòng tín dụng tại các ngân hàng trở thành Phòng kinh doanh, không còn duy nhất chức năng đúng nghĩa là cho vay nữa mà thêm cả công tác huy động vốn, chăm sóc khách hàng, trong khi các cán bộ tín dụng vẫn phải xử lý một khối lượng công việc lớn khi giải quyết và quản lý một hồ sơ vay. Đây chính là điều làm cản trở công tác phát triển khách hàng tại ngân hàng.
+) Khi kinh tế trong nước càng phát triển, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng nóng 2005-2007, hoạt động tín dụng càng được đẩy mạnh, đồng nghĩa
với nó là rủi ro trong hoạt động tín dụng càng tăng cao. Việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng độc lập theo Chi nhánh, trong đó có công tác thẩm định cho vay không còn phù hợp. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan đến Việt Nam, kéo dài âm ỉ đến những năm 2009, 2010, và đến nay chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng. Nền kinh tế bắt đầu đi xuống, sản xuất trì trệ, chứng khoản suy sụp, thị trường bất động sản đóng băng, dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng cao.
Chất lượng tín dụng của các ngân hàng kém dần, việc nợ xấu ngân hàng tăng cao, thanh khoản của các ngân hàng yếu kém chính là hệ lụy từ việc quản lý tín dụng kém hiệu quả, mà cụ thể là chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và cho vay nói riêng ở mức rất thấp. Các NHTM tại Việt Nam cần nhanh chóng tái cơ cấu, tổ chức lại mô hình hoạt động cho phù hợp với những điều kiện mới.
Để tiếp tục tồn tại và phát triển buộc các NHTM phải tiến hành thay đổi, chuyển từ mô hình hoạt động phân tán cổ điển không còn phù hợp sang mô hình quản lý tập trung, từ quản lý vốn tập trung cho đến quản lý tín dụng tập trung. Trong khuôn khổ và nội dung của đề tài, tôi đề cập đến mô hình quản lý tín dụng tập trung cùng những ưu, nhược điểm của nó liên quan đến chất lượng thẩm định cho vay.
1.3.2 Những ưu điểm của mô hình quản lý tín dụng tập trung góp phần vào nâng cao chất lượng thẩm định cho vay
Ưu điểm của mô hình quản lý tín dụng tập trung chính là việc tối ưu hóa công tác quản lý rủi ro từ hoạt động tín dụng, có hệ thống đánh giá cũng như quản trị rủi ro một cách đồng bộ từ trên Hội sở chính cho đến các chi nhánh. Việc phê duyệt tín dụng được tập trung tại Trung tâm tín dụng do vậy, cán bộ phê duyệt sẽ có một cái nhìn khách quan nhiều mặt về khoản vay, hạn chế được rất nhiều tiêu cực. Hoạt động tín dụng không chỉ được quản lý, kiểm
28
soát tại chi nhánh mà còn thực hiện kiểm soát tại Trung tâm tín dụng, nhờ vậy mà chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao.
Với việc triển khai mô hình quản lý tín dụng tập trung, chi phí hồ sơ giảm, thời gian xử lý hồ sơ rút ngắn, do vậy giảm được chi phí vận hành và quản lý tại đơn vị kinh doanh cũng như tại Hội sở chính. Tập trung được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao tại Hội sở chính. Các bộ phận chuyên môn được phân tách rõ ràng giữa front office và back office. Và với sự độc lập giữa các bộ phận này sẽ giúp hạn chế các rủi ro hoạt động khi tác nghiệp.
Tuy vậy, với mô hình quản lý tín dụng tập trung cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục như việc phê duyệt, quản lý tập trung khiến cho các chi nhánh, đơn vị kinh doanh không còn tính chủ động trong hoạt động kinh doanh và bị phụ thuộc rất nhiều từ Trung tâm Xử lý tín dụng. Việc phụ thuộc này cũng làm nảy sinh những quyết định mang tính chủ quan từ các cán bộ phê duyệt, cán bộ quản lý tín dụng tại Trung tâm tín dụng làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Với mô hình tín dụng tập trung, sẽ có nhiều bộ phận phòng ban với các chức năng công việc khác nhau, do vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian cấp tín dụng cho khách hàng khi mà các bộ phận không có sự phối hợp ăn ý.
Trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chính là đơn vị đầu tiên sớm áp dụng mô hình quản lý tín dụng tập trung trong hệ thống của mình. Là Ngân hàng có sự tham gia vốn của HSBC, nên các hoạt động của Techcombank cũng được định hình theo hướng đi của HSBC. Việc thẩm định, phê duyệt tín dụng được thực hiện tập trung tại Hội sở chính. Công tác quản lý sau vay, quản lý tài sản đảm bảo cũng thực hiện tương tự. Các bộ phận, phòng ban chức năng được phân tách rõ ràng giữa front office và back office. Qua đó, chất lượng thẩm định cho
vay được cải thiện đáng kể. Kết quả là trong giai đoạn từ 2005-2010, Techcombank luôn đứng trong top các NHTM có kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhất toàn hệ thống.
Dựa trên thành công từ Techcombank, cũng như xu hướng phổ biến của các TCTD trên thế giới, các NHTM khác trong nước cũng dần tiến hành chuyển đổi mô hình như Maritimebank, VPbank, MB, đặc biệt là Maritimebank với những bước chuyển đổi nhanh và mạnh nhất, mang tính đột phát cao.
Với việc áp dụng mô hình quản lý tín dụng tập trung, chất lượng thẩm định cho vay đã có những cải thiện đáng kể so với mô hình cổ điển. Tuy vậy, với một môi trường kinh tế như ở Việt Nam, việc áp dụng dập khuôn mô hình quản lý tín dụng tập trung đã bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung. Những hạn chế này sẽ được tôi đề cập cụ thể trong phần đánh giá thực trạng thẩm định cho vay tại Maritimebank.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong hoạt động của NHTM thì hoạt động cho vay luôn là hoạt động chính mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu. Do vậy, việc thẩm định cho vay và nâng cao chất lượng thẩm định cho vay luôn luôn được chú trọng. Trong phạm vi của đề tài, tôi thực hiện nghiên cứu chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.
Thẩm định cho vay doanh nghiệp xem xét đầy đủ ở tất cả các nội dung như pháp lý, tài chính, tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp được đánh giá dựa trên