Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp theo mô hình quản lý tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh long biên thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)

Thứ nhất'. Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa, bổ sung và ban hành một

số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, như: Ban hành và hướng dẫn thêm những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp (các doanh nghiệp Quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và phải

tuân phải theo cơ chế thị trường, nhằm bảo vệ lợi ích cho cả bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (các doanh nghiệp).

Thứ hai: Trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay, nền kinh tế vẫn

đang gặp vô vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thiếu vốn kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ các NHTM cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực ít rủi ro. Bên cạnh đó, NHNN cần đẩy mạnh hoạt động của Công ty quản lý tài sản VAMC, thực hiện tối đa nhiệm vụ mua bán nợ xấu cho các NHTM.

82

Thứ ba: Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý

nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước hướng hoạt động cho vay của các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư: Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các quy định về

quản lý rủi ro, giao dịch bảo đảm, thế chấp, bảo lãnh và cầm cố, như: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN, Thông tư 02/2013/TT- NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD năm 2010.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện phát mại tài sản của khách hàng không trả được nợ, vì liên quan đến rất nhiều luật, nhiều công đoạn, thủ tục còn rườm rà, chi phí cao... điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên thành lập một trung tâm chuyên thực hiện phát mại tài sản thế chất cầm cố, bảo lãnh giúp cho các NHTM thuận lợi trong quá trình thu hồi vốn.

Một vấn đề nữa cần chú ý đó là việc phân loại nợ và trích lập dự phòng. Với việc ra đời của Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam đưa ra thêm những quy định mới, có những thay đổi lớn làm tác động rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, ưu việt và tiến bộ hơn nhiều so với Quyết định 493. Điều này thể hiện quyết tâm lớn của Ngân hàng Nhà nước trong việc đưa ra những chuẩn mực trong quản lý điều

hành, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, giúp hệ thống an toàn, minh bạch hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, việc thực hiện ngay Thông tư 02 sẽ gây ra những khó khăn rất lớn cho các NHTM, cũng như xóa bỏ thành quả mà Quyết định 780/QĐ-NHNN về cơ cấu nợ đã tạo ra. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thực hiện tái cơ cấu, NHNN đã hoãn việc thực hiện Thông tư 02 thêm 1 năm kể từ ngày 01/06/2013. Tuy nhiên khi thời hạn thực hiện Thông tu 02 đến gần, mặc dù ngành ngân hàng đã có nhiều tiến bộ nhưng sức khỏe của nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng và các doanh nghiệp vẫn đang rất yếu. Nếu áp dụng thông tư này vào điều kiện hiện nay có thể làm các NH và DN thêm khó khăn. Cụ thể khi áp dụng Thông tư 02 từ 01/06/2014, khi mà công việc xử lý nợ xấu vẫn chưa hoàn thành, nợ xấu nhiều ngân hàng có thể tăng lên 10%, 20%, thậm chí cao hơn. Ngân hàng phải dồn một nguồn trích lập dự phòng lớn, có thể thua lỗ và thiếu lực để xử lý nợ xấu, tăng chi phí và gây sức ép đối với lãi suất.... Khi mà việc trích lập dự phòng lớn, sẽ dẫn đến khó khăn trong việc cung ứng vốn ra thị trường, hạng tín nhiệm của doanh nghiệp giảm, chi phí vay tăng cao, các DN sẽ khó tiếp cận được các nguồn vốn đề phục hồi hoạt động kinh doanh sản xuất, mà có thể còn phát sinh thêm nợ xấu. Từ những thực tế đó, NHNN cần xem xét và kiến nghị với Chính phủ tiếp tục lùi thời hạn thực hiện Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng, tạo điều kiện cho các NHTM hoàn thành nhiệm vụ xử lý nợ xấu và tái cơ cấu.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, Trung tâm thông tin tín dụng CIC chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của các NHTM, như: Thông tin chưa được phong phú, còn chậm, đôi khi thông tin còn thiếu sức thuyết phục, thiếu thông tin và nghiêm trọng hơn có thông tin còn sai lệch. những điều này đã làm ảnh hưởng tới việc ra quyết định cho vay của các NHTM. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường và sửa chữa những sai phạm

84

mà trung tâm CIC đang mắc phải, để trung tâm có thể cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời và bổ ích cho các NHTM.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp theo mô hình quản lý tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh long biên thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w