Thực hiện đầy đủ các nội dung thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp theo mô hình quản lý tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh long biên thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85)

Các nội dung thẩm định cho vay cần thực hiện đầy đủ, không bỏ qua một nội dung nào, tránh hiện tượng thẩm định đánh giá một cách qua loa, hình thức, mang tính chủ quan của bản thân. Đây là điều kiện quyết định quan trọng đến chất lượng thẩm định.

- Về nội dung thẩm định pháp lý, cần thẩm định rõ doanh nghiệp có phát sinh yếu tố bất thường trong hoạt động pháp lý, nội bộ của doanh nghiệp. Đây cũng là mặt thẩm định liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật Đất đai.. .cũng như các quy định, quy phạm của quốc tế có liên quan. Chi nhánh Long Biên cần hệ thống những văn

bản quy định pháp luật và thường xuyên có sự bổ sung, cập nhật những thay đổi

- về nội dung thẩm định năng lực tài chính, cán bộ cần phải làm rõ các số liệu trên báo cáo tài chính như hàng tồn kho, khoản phải thu, doanh

thu, lợi

nhuận.. .mà khách hàng cung cấp có phù hợp với thực tế hoạt động của khách

hàng hay không? Cần phải đánh giá phân tích kỹ về hệ số khả năng trả

nợ của

doanh nghiệp. Đây là hệ số quan trọng, đánh giá chính xác khả năng trả nợ

thực tế của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý khách hàng và chuyên viên tín dụng cần dựa vào BCLCTT để dự báo được dòng tiền dùng cho việc trả nợ cụ thể như sau:

Doanh thu bằng tiền (-) Chi phí hoạt động bằng tiền (-) Chi phí khấu hao = Thu nhập hoạt động trước thuế (EBIT)

(-) Thuế

= Thu nhập hoạt động sau thuế (NOPAT) (+) Chi phí Khấu hao

= Dòng tiền ròng từ hoạt động kinhdoanh (OCF)

(-) Chi đầu tư TSCĐ thay thế (-/+) Tăng giảm Tài sản lưu động (-) Chi cổ tức

= Năng lực trả nợ từ dòng tiền tự do (FCF Debt Capacity)

Năng lực trả nợ cuối cùng = FCFDC + dòng tiền từ bán BĐS

Thông thường khách hàng sẽ cung cấp báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ cho ngân hàng. Như vậy, cán bộ quản lý khách hàng cũng như chuyên viên tín dụng cần đánh giá độ chính xác của 2 BCTC này, và nên lấy cơ sở để thẩm định là BCTC thuế hoặc BCTC đã

76

hợp với giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, sự phù hợp các yếu tố đầu vào, cũng nhu chất luợng đầu ra, chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án, dòng tiền của phuơng án/dự án.

- Về thẩm định bảo đàm tiền vay. Nhu đã phân tích ở trên, bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tài sản bảo đảm chỉ là cơ sở để khích lệ các doanh nghiệp có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, trong việc thẩm định cho vay cán bộ quản lý khách hàng cần thay đổi suy nghĩ: “đã có tài sản bảo đảm rồi, nếu doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì sẽ phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn”. Các cán bộ thẩm định cho vay cần chú ý rằng, chỉ khi nào ngân hàng không còn cách nào thu hồi nợ của doanh nghiệp, thì ngân hàng mới phát mãi tài sản để thu hồi vốn. Vì vậy, trong khi thẩm định cán bộ thẩm định cho vay cần phải xem xét kỹ luỡng việc thẩm định phuơng án sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp... từ đó mới vận dụng các biện pháp bảo đảm khau nhau nhu: Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cam kết bảo đảm bằng tài sản. cho các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà chi nhánh xem nhẹ việc thực hiện tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Vì, đây cũng là một yếu tố làm nâng cao chất luợng thẩm định cho vay của chi nhánh. Do đó, để nâng cao chất luợng thẩm định cho vay doanh nghiệp, cũng nhu phù hợp với định huớng của Martimebank, trong thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện một số nội dung sau:

+) Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự có của doanh nghiệp hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp, các tài sản hình thành từ vốn vay, có thanh khoản tốt. Vì khi đó sẽ khích lệ và gắn đuợc trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay. Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ với các tài sản

+) Phối hợp chặt chẽ với Phòng Định giá trong việc định giá tài sản đảm bảo tiền vay, sao cho giá trị tài sản sát với giá trị thị trường, đảm bảo hạn chế rủi ro khi thu hồi phát mại tài sản nếu có phát sinh. Khi đi thẩm định và định giá tài sản của bên thứ ba, nhất thiết phải yêu cầu chủ sở hữu tài sản cùng có mặt.

Việc định giá tài sản đảm bảo tiền vay, cũng cần kiến nghị với Khối quản lý rủi ro, Trung tâm phê duyệt tín dụng xây dựng những phương pháp định giá phù hợp với tài sản đặc thù cho từng khu vực, đối tượng, ví dụ với những tài sản hình thành từ vốn vay dự án đầu tư trung dài hạn như nhà xưởng, văn phòng, tàu vận tải biển... cần thực hiện định giá theo phương pháp chi phí đầu tư để có giá trị định giá phù hợp. Đối với những tài sản là hàng hóa, tài sản hình thành từ vốn vay, cần xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp, Phòng Định giá cần phối hợp với chi nhánh thực hiện định kỳ kiểm tra các loại tài sản nêu trên.

- Về công tác kiểm tra sau cho vay. Đây cũng là một nội dung thẩm định cần phải chú ý. Việc thẩm định cho vay doanh nghiệp không chỉ được thực hiện khi chưa cấp tín dụng, mà cần phải thường xuyên thực hiện sau khi đã phát

vay, thông qua công tác kiểm tra sau vay. Việc kiểm tra sau vay chính là đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của doanh nghiệp triển khai như thế nào sau khi được ngân hàng cho vay, cũng chính là đánh giá mục đích vay vốn có đúng không, đồng thời với hoạt động kiểm tra sau vay, sẽ giúp cho ngân hàng theo dõi kịp thời những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý.

Hiện nay, công tác kiểm tra sau vay được cán bộ quản lý khách hàng thực hiện chưa được đầy đủ, còn mang nhiều tính hình thức, với tâm lý cho đủ hồ sơ. Chi nhánh cần quy định các cán bộ quản lý khách hàng thực hiện một cách nghiêm túc công việc kiểm tra sau vay, thực hiện kiểm tra về mọi

78

mặt từ phương án kinh doanh, tiến độ dự án, tình hình tài chính của d oanh nghiệp, thông tin thị trường, tình hình tài sản đảm bảo cho khoản vay, cũng như tiếp nhận những ý kiến phản hồi, kiến nghị từ khách hàng.

3.2.4 Các giải pháp hỗ trợ

3.2.4.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong quá trình thẩm định, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định tín dụng và thẩm định cho vay nói riêng, chất lượng thẩm định tốt hay xấu phụ thuộc lớn vào yếu tố con người, chỉ khi nào cán bộ thẩm định có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ giỏi và thành thạo, ngoài ra phải am hiểu về pháp luật hiện hành, có kiến thức về kế toán, tài chính doanh nghiệp, kiến thức sâu, rộng về kinh tế, xã hội kết hợp với kinh nghiệm thực tế thì khi đó mới cho được sản phẩm thẩm định có chất lượng cao. Vì vậy, trong những năm tới, chi nhánh cần phải đào tạo chuyên sâu hơn nữa, động viên, tạo điều kiện phát triển cho các cán bộ của mình để họ được trang bị thêm, trang bị lại nhằm đầy đủ hơn nữa về cả lý thuyết và kiến thức thực tế về các lĩnh vực như: Thành thạo quy trình nghiệp vụ, am hiểu về các quy định và pháp luật hiện nhành, có trình độ sâu, rộng các lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các kiến thức xã hội tổng hợp, vi tính, ngoại ngữ, kỹ năng xử lý và khai thác thông tin... Chi nhánh cần kết hợp thực hiện đồng bộ một số nội dung sau:

- Trong thời gian tới, chi nhánh cần chuyên môn hoá cán bộ đối với những ngành nghề mà họ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu, rộng về lĩnh vực đó.

- Phối hợp với Hội sở để nâng cao chế độ thưởng, phạt hơn nữa nhằm giáo dục cho các cán bộ quản lý khách hàng và chuyên viên tín dụng để

họ ý

được nhiệm vụ và trách nhiệm của họ, để từng bước nâng cao đạo đức nghề

- Giám đốc Trung tâm KHDN thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các cán bộ trong quá trình thẩm định cho vay.

- Tổ chức các buổi giao lưu giữa cán bộ quản lý khách hàng và chuyên viên tín dụng với các Trung tâm KHDN thuộc những chi nhánh khác

trên địa

bàn Hà Nội, cũng như đề xuất với Khối Quản lý nhân tài tổ chức các

lớp đào

tạo nghiệp vụ thẩm định cho vay cho các nhân viên, và tổ chức các kỳ thi

kiểm tra nghiệp vụ theo định kỳ cho nhân viên.

- Phối hợp với Khối Quản lý nhân tài xây dựng một tiêu chí tuyển dụng chuẩn mực cho nhân viên và đặt tiêu chí có kinh nghiệm trong hoạt

động tín

dụng lên hàng đầu.

3.2.4.2 Cải thiện thời gian thẩm định

Thời gian thẩm định cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Long Biên chưa được thực hiện đúng theo quy chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cũng như chất lượng tín dụng.

Việc thực hiện chưa đúng theo quy chuẩn có nhiều nguyên nhân, như các chuyên viên tín dụng và cán bộ quản lý khách hàng phải giải quyết xử lý nhiều công việc trong một lúc, hoặc khi hồ sơ chuyển lên Trung tâm, các Giám đốc phê duyệt tín dụng chưa kịp xử lý vì bị dồn nhiều hồ sơ, hoặc cũng có thể do lỗi đường chuyền.

Để cải thiện thời gian thẩm định, Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Giám đốc TT KHDN phải thường xuyên yêu cầu cán bộ báo cáo về tình hình công việc đang xử lý, tình trạng các hồ sơ đã được trình hoặc đang

80

dụng trong việc thẩm định lại và phê duyệt hồ sơ. 3.2.4.3 Cải thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng

Trong công tác thẩm định và quản lý khách hàng doanh nghiệp, tồn tại song song cùng hệ thống chấm điểm QCA là hệ thống xếp hạng tín dụng MSB Rating- đây là hệ thống xếp hạng tín dụng đã tồn tại từ khi MSB vận hành mô hình cũ. Việc chấm điểm MSB Rating đối với các KHDN được chuyên viên tín

dụng thực hiện theo định kỳ 3 tháng/lần. Tuy nhiên việc thực hiện chấm điểm này chủ yếu mang tính hình thức, chưa đạt được hiệu quả. Một phần là do việc đánh giá doanh nghiệp hiện tại chủ yếu thông qua chấm điểm xếp hạng QCA (việc này được thực hiện 1 lần khi trình cấp tín dụng cho khách hàng), phần nữa là do công cụ MSB Rating xếp hạng doanh nghiệp chưa được sát và đúng với tình hình thực tế của khách hàng.

Để cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng, Chi nhánh cần có những giải pháp:

- Giám đốc TT KHDN yêu cầu các cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ một cách nghiêm túc.

- Kiến nghị với các bộ phận liên quan của Hội sở chính, nhằm chỉnh sửa hoàn thiện lại hệ thống xếp hạng tín dụng MSB Rating, bên cạnh đó

cũng kiến

nghị các Phòng ban liên quan đưa ra thêm những chỉ tiêu đánh giá

khách hàng

dựa trên kết quả xếp hạng MSB Rating. 3.2.4.4 Một số giải pháp khác

- Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa chi nhánh với các cơ quan hữu quan.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ làm tăng sự hậu thuẫn của các cơ quan chính quyền và các tổ chức, nhằm có thêm được các thông tin chính xác về cơ chế,

- Chủ động hơn nữa trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc lập và kiểm tra phương án sản xuất kinh doanh.

Các cán bộ quản lý khách hàng và chuyên viên tín dụng là những người rất am hiểu về tài chính, kế toán, có kiến thức tổng hợp và phân tích tốt. Thêm vào đó lại có nguồn thông tin phong phú về thị trường đầu ra, đầu vào hay nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần chủ động tích cực tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp lập, kiểm tra các phương án sản xuất kinh doanh và các thông tin liên quan (như nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, và đầu ra của sản phẩm...) sao cho có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, sẽ làm tăng khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp, và khi đó chất lượng thẩm định tín dụng cũng sẽ được nâng cao.

3.3KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất'. Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa, bổ sung và ban hành một

số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, như: Ban hành và hướng dẫn thêm những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp (các doanh nghiệp Quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và phải

tuân phải theo cơ chế thị trường, nhằm bảo vệ lợi ích cho cả bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (các doanh nghiệp).

Thứ hai: Trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay, nền kinh tế vẫn

đang gặp vô vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thiếu vốn kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ các NHTM cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực ít rủi ro. Bên cạnh đó, NHNN cần đẩy mạnh hoạt động của Công ty quản lý tài sản VAMC, thực hiện tối đa nhiệm vụ mua bán nợ xấu cho các NHTM.

82

Thứ ba: Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý

nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước hướng hoạt động cho vay của các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư: Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các quy định về

quản lý rủi ro, giao dịch bảo đảm, thế chấp, bảo lãnh và cầm cố, như: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN, Thông tư 02/2013/TT- NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD năm 2010.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện phát mại tài sản của khách hàng không trả được nợ, vì liên quan đến rất nhiều luật, nhiều công đoạn, thủ tục còn rườm rà, chi phí cao... điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên thành lập một trung tâm chuyên thực hiện phát mại tài sản thế chất cầm cố, bảo lãnh giúp cho các NHTM thuận lợi trong quá trình thu hồi vốn.

Một vấn đề nữa cần chú ý đó là việc phân loại nợ và trích lập dự phòng. Với việc ra đời của Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam đưa ra thêm những quy định mới, có những thay đổi lớn làm tác động rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, ưu việt và tiến bộ hơn nhiều so với Quyết định 493. Điều này thể hiện quyết tâm lớn của Ngân hàng Nhà nước trong việc đưa ra những chuẩn mực trong quản lý điều

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp theo mô hình quản lý tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh long biên thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w