HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP DƯỢC, THIẾT

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng doanh nghiệp dược, thiết bị ý tế tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam trung tâm kinh doanh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

8. Bố cục của Đề tài

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP DƯỢC, THIẾT

1.2.1 Quan niệm về cho vay doanh nghiệp Dược, thiết bịy tế của NHTM

Cho vay phải đi đôi với kiểm soát rủi ro tín dụng: Đây là định hướng cũng như chiến lược của tất cả các Ngân hàng thương mại khi bước vào cuộc đua về thị phần. Một ngân hàng chiếm thị phần lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu cao cũng khiến khả năng

28

thanh khoản giảm sút, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến số lượng khách hàng. Do đó, phương hướng cho vay phải luôn đi đôi với kiểm soát rủi ro.

Có chính sách lãi suất linh hoạt: Đây là yếu tố tiên quyết trong việc thu hút khách hàng cũ cũng như phát triển, tăng trưởng số lượng khách hàng mới trong giai đoạn cạnh tranh về thị phần như hiện nay. Ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác qua yếu tố lãi suất cho vay, mà lãi vay đối với doanh nghiệp là yếu tố then chốt để kiểm soát chi phí.

Chú trọng công tác rà soát, đánh giá, xây dựng danh mục khách hàng mục tiêu: Để từ đó có chính sách chăm sóc đối với từng nhóm khách hàng riêng biệt - nhóm khách hàng thông thường hiện hữu, khách hàng ưu tiên (có đóng góp lợi nhuận lớn cho ngân hàng, cụ thể là nhóm khách hàng dược, thiết bị y tế có doanh thu trên 50 tỷ, bán viện trên 50% và có hoạt động xuất nhập khẩu), nhằm chú trọng phát triển khách hàng mới đồng thời giữ chân khách hàng cũ. Hầu hết các ngân hàng đều có các tiêu chí để đánh giá, xây dựng danh mục khách hàng khác nhau, tuy nhiên đều nhắm tới mục tiêu cuối cùng là phát triển khách hàng.

Hoạt động tuyên truyền quảng cáo: Để tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp

dược, thiết bị y tế thì yếu tố cần thiết là nhiều người biết đến ngân hàng đó và hoạt động tuyên truyền quảng cáo là cách thức để mang ngân hàng đến với mọi người. Khi

thương hiệu của một ngân hàng được nhiều người biết đến thì lúc đó sẽ có nhiều khách hàng tìm đến giao dịch, khi đó công tác chăm sóc khách hàng phải đặt lên hàng

đầu. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng: Khi đã có khách hàng thì công tác chăm sóc khách hàng góp phần rất quan trọng trong việc giữ và phát triển khách hàng

mới. Một ngân hàng có chính sách chăm sóc khách hàng tốt thì số lượng khách hàng tăng lên và ngược lại.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đi đôi với công tác chăm sóc khách hàng thì đội ngũ nhân viên phải được đào tạo, tập huấn để có tác phong chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất. Do đó hiện nay các ngân hàng đều rất chú trọng vào công tác nhân sự, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán chéo sản phẩm... để có được đội ngũ nhân sự phục vụ cho

29

công tác khách hàng. Hiện nay, ngoài các yếu tố về lãi suất, thuơng hiệu thì chất luợng nguồn nhân lực cũng là vấn đề các ngân hàng quan tâm hàng đầu để có thể tăng truởng đuợc quy mô cho vay

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp dược, thiết bịy tế của ngân hàng thương mại.

a. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Du nợ cho vay chính là số tiền mà ngân hàng phải thu hồi tại một thời điểm nhất định, dựa trên du nợ có thể tính chính xác lợi nhuận từ cho vay mà ngân hàng có thể thu đuợc từ khách hàng. Mặt khác, du nợ cũng chính là số tiền ngân hàng đua vào quá trình luu thông thông qua các doanh nghiệp sử dụng vào quá trình kinh doanh và các mục đích khác

Du nợ vay doanh nghiệp đuợc xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhu ngắn hạn, trung hạn; theo tài sản đảm bảo nhu cho vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo; theo thành phần kinh tế nhu doanh nghiệp nhà nuớc, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tu nhân. Du nợ vay doanh nghiệp đuợc tính tại thời điểm nhất định nhu ngày, tháng, quý hoặc theo năm bất kỳ.

(Du nợ kỳ này - Du nợ kỳ truớc)*100% Tốc độ tăng truởng cho vay = ---

Du nợ kỳ truớc

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tăng truởng du nợ của năm nay so với năm truớc, từ đó đánh giá đuợc mức độ tăng truởng nhanh hay chậm so với bình quân toàn ngành.

b. Thị phần cho vay doanh nghiệp

Thị phần cho vay doanh nghiệp của ngân hàng đuợc tính theo công thức:

Tổng du nợ cho vay DN của Ngân hàng *100% Thị phần cho vay Doanh nghiệp = ---

Tổng du nợ cho vay DN của tất cả các ngân hàng Thông thuờng thị phần cho vay doanh nghiệp thuờng tính theo địa bàn hoạt động, nó cho thấy vị trí cho vay mảng doanh nghiệp của ngân hàng đó đang nằm ở

30

đâu. Nếu thị phần năm nay cao hơn so với năm truớc chứng tỏ vị thế cạnh tranh và mức độ tăng truởng cho vay của Ngân hàng tăng.

c. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp

V Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Danh mục cho vay của ngân hàng thuờng bao gồm nhiều loại cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Việc cân đối tỷ trọng các loại cho vay sẽ phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu cân đối tốt mối quan hệ giữa thời hạn sử dụng vốn và thời hạn của danh mục nguồn vốn sẽ tránh đuợc những rủi ro liên quan đến thanh khoản và rủi ro lãi suất.

V Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế

Danh mục cho vay theo ngành kinh tế hình thành một định huớng cần thiết cho quá trình cho vay của ngân hàng. Truớc hết để cho vay theo ngành thì cần xác định đuợc những ngành nào có tiềm năng phát triển để tập trung mở rộng quy mô cho vay và đua ra các giải pháp cơ chế chuyên sâu, còn đối với những ngành ít tiềm năng hoặc do chu kỳ kinh tế ngành đó đang đi xuống thì cần thu hẹp và tiết giảm lại, không dành nhiều nguồn lực phát triển.

Thông qua danh mục này sẽ thấy đuợc định huớng và quan điểm của Ngân hàng là đang tập trung phát triển chuyên môn hóa từng ngành hay đa dạng hóa cho vay nhiều ngành nghề.

V Cơ cấu cho vay theo khu vực địa lý

Việc xây dựng danh mục cho vay theo khu vực địa lý sẽ thể hiện định huớng của Ngân hàng đối với thị truờng mục tiêu, khách hàng mục tiêu. Để lựa chọn khu vực địa lý cần xem xét điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, khả năng quản lý và kiểm soát việc cho vay của ngân hàng, đồng thời phải nghiên cứu so sánh giữa các khu vực địa lý khác nhau để đánh giá và đua ra đuợc những quyết định, đảm bảo mục tiêu đã đề ra.

31

Việc cho vay theo đối tượng khách hàng là rất quan trọng đối với các ngân hàng. Việc phân chia như vậy sẽ kiểm soát được rủi ro, đồng thời giúp các ngân hàng có những chính sách, cơ chế cho từng đối tượng phù hợp bởi mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những đặc thù khác nhau về cơ cấu tổ chức, về ngành nghề - rủi ro mỗi ngành nghề khác nhau, về cách thức hoạt động, đầu tư, tính pháp lý..

V Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ

Việc cho vay theo loại tiền tệ thể hiện quan điểm cũng như định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Ngoài việc căn cứ theo định hướng, mục tiêu thì ngân hàng còn căn cứ vào khả năng kiểm soát và quản trị rủi ro của mình khi có sự biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.

V Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực đầu tư

Hiện nay, các TCTD thường phân chia lĩnh vực đầu tư làm hai loại: Sản xuất và phi sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất lại được chia thành các lĩnh vực nhỏ hơn như ngành nông nghiệp, công nghiệp và lâm ngiệp, trong đầu tư phi sản xuất lại có thể chia nhỏ thành bất động sản, cho thuê tài chính, đầu tư cổ phiếu, chứng khoản...

d. Thu nhập từ cho vay doanh nghiệp

Thu nhập từ cho vay là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng của ngân hàng hiện nay. Đây là nguồn thu nhập đến từ các khoản lãi vay sau khi đã trừ đi hết các chi phí doanh nghiệp (chi phí quản lý bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí rủi ro, chi phí hoạt động chung.). Tuy nhiên hiện nay do điều kiện hạch toán tại các ngân hàng chưa thực sự rõ ràng nên rất khó để tính chính xác nguồn thu nhập này.

Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động cho vay doanh nghiệp:

Lãi từ cho vay doanh nghiệp*100% Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp = ---

Tổng lợi nhuận Lãi từ cho vay doanh nghiệp* 100% Tỷ lệ sinh lợi của cho vay doanh nghiệp = ---

Tổng dư nợ cho vay DN bình quân

32

Chất lượng vụ là một trong những nhân tố quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và thị phần. Chất lượng dịch vụ ở đây thể hiện thông qua rất nhiều yếu tố từ thái độ phục vụ khách hàng, quy trình thủ tục, thời gian xử lý, mức độ tư vấn chuyên nghiệp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, việc chăm sóc định kỳ.. .Nếu làm tốt những yếu tố đó ngân hàng sẽ không chỉ quảng bá hình ảnh tốt đến các khách hàng, bạn hàng, đối tác mà còn giữ chân được những khách hàng hiện hữu. Theo nghiên cứu, thì việc giữ chân một khách hàng hiện hữu sẽ tiết kiệm gấp 5 lần chi phí tìm kiếm một khách hàng mới. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dịch vụ rất quan trọng trong việc làm hài lòng khách hàng, mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần, quảng bá hình ảnh và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.

f. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp

Nợ quá hạn là những khoản vay mà đến hạn khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán nhưng không đầy đủ gốc, lãi dẫn đến việc khoản vay bị nhảy nhóm và chịu lãi suất nợ quá hạn, lãi phạt theo quy định của Ngân hàng. Tuy nhiên nợ quá hạn chỉ là con số tuyệt đối không phản ánh mức độ rủi ro của Ngân hàng, để đánh giá được cần một chỉ tiêu khác là tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =---x 100% Tổng dư nợ

Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ từ 3-5% là trong ngưỡng có thể chấp nhận được

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng cho vay của ngân hàng. Theo quy định tại khoản 6 điều Quyết định 493/ QĐ - NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng.

33

thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ---x 100% Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, phản ánh có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại việt nam.

a. Nhân tố bên trong

S Nguồn vốn ngân hàng

Nguồn vốn của ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bởi nguồn vốn là điều kiện tiền đề, tiên quyết đầu tiên để các ngân hàng tạo lập cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ, tài sản cố định. Một ngân hàng có nguồn vốn lớn bước đầu sẽ dễ dàng huy động vốn từ các nguồn bên ngoài hơn từ đó cơ hội kinh doanh càng lớn. Nguồn vốn của ngân hàng sẽ quyết định khả năng cho vay của ngân hàng, huy động được càng nhiều thì cho vay càng nhiều và sẽ có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn những ngân hàng khác. Như vậy, nguồn vốn là cơ sở để tạo lập tiền đề kinh doanh, huy động tạo thêm nguồn cho vay và quyết định quy mô cho vay.

S Năng lực quản trị, điều hành của lãnh đạo

Năng lực quản trị điều hành là nhân tố kế tiếp ảnh hưởng đến khả năng quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiều trường hợp đã chứng minh nhiều ngân hàng có nguồn lực khan hiếm, nguồn vốn ban đầu ít, cơ sở vật chất bình thường. nhưng nhờ đội ngũ lãnh đạo tài tình thể hiện qua nhiều yếu tố như năng lực chuyên môn cao, khả năng quan hệ và đối nhân xử thế, khả năng phân tích, nhạy bén và nắm bắt cơ hội. đã đưa ngân hàng vươn lên và đạt hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại, nhiều ngân hàng có tiền đề rất tốt, nhưng đội ngũ ban lãnh đạo năng lực chưa thực sự tốt đã dẫn đến việc điều hành quản trị không đạt hiệu quả, lãng phí

34

nguồn lực, hạ thấp hiệu quả quản lý Ngân hàng.

S Cơ sở vật chất thiết bị, công nghệ ngân hàng

Cơ sở vật chất thiết bị, công nghệ là một trong những nhân tốt quan trọng trong việc quản lý và thu hút khách hàng. Một ngân hàng nếu đuợc trang bị cơ sở vật chất thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ giúp việc xử lý, theo dõi và phục vụ khách hàng tốt hơn. Các giao dịch sẽ đuợc xử lý nhanh hơn, tiết kiệm thời gian mang lại sự tiện lợi tối đa trên mỗi giao dịch cho khách hàng. Điều đó thúc đẩy năng suất làm việc, giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Nguợc lại, việc một ngân hàng có cơ sở vật chất thiết bị và công nghệ lạc hậu sẽ làm cho các giao dịch xử lý chậm chạp, các hoạt động diễn ra không đuợc thông suốt, ảnh huởng đến chất luợng dịch vụ phục vụ khách hàng. Từ đó giảm khả năng cạnh tranh, công tác quản lý sẽ giảm và khó đạt kế hoạch đề ra.

S Quy mô hoạt động của ngân hàng

Quy mô ngân hàng là nhân tố rất quan trọng đối với khách hàng trong việc

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng doanh nghiệp dược, thiết bị ý tế tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam trung tâm kinh doanh ba đình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w