7. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Chính sách cho vay khách hàng cá nhân cần được chú trọng hơn
Dù phải tuân theo một quy trình thống nhất mà NHNN đã quy định để đảm bảo đưa ra quyết định chính xác và kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Ngân hàng nên ngày càng hoàn thi ện chính sách tín dụng để thủ tục vay được nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng, bên cạnh đó vẫn đảm bảo được sự chặt chẽ trong quá trình cho vay.
Hiện nay chính sách tín dụng của ngân hàng khá cụ thể, chi tiết giúp CBTD có căn cứ rõ ràng trong việc xét duyệt và quản lý các khoản vay. Song nhiều khi cũng vì thế mà các khiến các CBTD áp dụng một cách máy móc, không linh trong nhiều trường hợp, đặc biệt còn coi TSĐB là yếu tố quan trọng nhất trong thẩm định. Do đó, việc hoàn thành chính sách tín dụng luôn là một nhiệm vụ quan trọng.
* Nâng cao công tác phân tích và thẩm định khách hàng.
Thực tế và lý luận đã chứng minh rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là TSDB mà là ý thức trả nợ của người vay. Như vậy, một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng để góp phần xây dựng mối quan hệ tín dụng lâu bền giữa Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc với khách hàng là nâng cao trình độ thẩm định khách hàng của ngân hàng. Nếu làm tốt được công tác này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể chủ động trong việc ngăn chặn rủi ro và tài trợ cho các khoản cho vay tốt một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực thẩm đinh khách hàng còn giúp cho Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro tiết kiệm chi phí cho chi nhánh
Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trong tâm sau: + Năng lực pháp lý của khách hàng
+ Năng lực tài chính của khách hàng + Đánh giá các bảo đảm tiền vay
Dự vào các thông tin tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, CBTD đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng. Các bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn TSĐB; cơ sở định giá TSĐB phải đúng với quy định hiện hành. Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần chú ý cách thức đánh giá TSĐB, đặc biệt là đất đai nên sát thực tế hơn vì đánh giá giá trị đất theo khung giá của Nhà nước quá thấp trong khi giá đất ngoài thị trường cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý ở đây là điều kiện khách hàng phải có đủ TSĐB hợp pháp chỉ là biện pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính. Vì vậy, Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc không nên coi đây là yếu tố quan trọng nhất.
* Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng.
Để có thể phân tích và đánh giá khách hàng một cách khách quan và chính xác nhất thì hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng là vấn đề cấp thiết cần phải làm.
Thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến khoản vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tín tín dụng NHNN(CIC), từ các tổ chức tín dụng, từ các nguồn thông tin khác trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, vấn đề thu thấp thông tin nói trên lại là một vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thu thập rộng, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn về thời gian. Do vậy, cán bộ thẩm định
phải thường xuyên lưu ý đến vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
* Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng.
Chấm điểm tín dụng hiện nay là phương pháp đánh giá định lượng khách quan duy nhất trong xét duyệt cho vay tại Agribank Chi nhánh Vĩnh Phúc. Hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng đã được xây dựng khá chi tiết và chính xác nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn cho CBTD trong việc áp dụng do nhiều nhân tố, trong đó có nhiều thông tin cung cấp từ khách hàng là không chính xác.
Việc chấm điểm tín dụng sẽ không bao giờ có thể là công cụ duy nhất trong khấu xét duyệt cho vay, nó chỉ có thể là công cụ đóng vai trò hỗ trợ, bổ xung cho việc ra quyết định sau khi tất cả các yếu tố khác đã đạt yêu cầu.
Nhịêm vụ đặt ra cho Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung lúc này là cần nghiên cứu 1 mô hình đánh giá tổng hợp hơn, thống nhất trong toàn hệ thống, sát với tiêu chuẩn chấm điểm tín dụng của quốc tế...có như vậy mới đảm bảo một phương pháp đánh giá tổng hợp, một thước đo đúng đắn và chính xác hơn để tiến tới một mô hình độc lập mang tính chất quyết định trong xét duyệt cho vay. Việc thu thập được các thông tin trung thực của khách hàng cũng là vấn đề tiên quyết đặt ra, tuy nhiên công việc này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ phía Ngân hàng mà còn cần sự hợp tác của khách hàng.
* Giám sát và kiểm tra sau vay.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng của công tác thẩm định và hoàn thiện hệ thống đánh gia khách hàng trước khi cho vay. Ngân hàng nên chú trọng đến cả những rủi ro bất ngờ không thể lường trước do những điều kiện khách quan hay chủ quan từ phía người vay. Vì thế việc giám sát và kiểm tra sau vay đòi hỏi cấp thiết được đưa ra cho toàn hệ thống ngân hàng nói chung và cho CBTD nói riêng. Muốn vậy việc kiểm tra, kiểm soát của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc không
nên chỉ dựa vào những số liệu, báo cáo do khách hàng cung cấp. Mà chuyển vị trí từ bị động sang chủ động, nghĩa là phải giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của khách hàng. Từ đó có thể phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó có thể giúp ngân hàng đề ra các biện pháp khắc phục và bảo tồn vốn vay.
Đối với tình hình thực tế hiện nay ở Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề công tác kiểm tra sau cho vay không những chỉ cần hoàn thiện về phương pháp mà cần có những giải pháp đồng bộ về vấn đề nhân sự. Là một ngân hàng bán lẻ, các khoản cho vay của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng chủ yếu là các khoản vay nhỏ lẻ, điều này dẫn đến thực trạng là số lượng các khoản vay lớn, CBTD không thể bao quát hết từ việc tiếp thị khách hàng để cho vay đến việc quản lý tất cả các khoản vay, do đó khâu kiểm tra giám sát sau vay thường bị xem nhẹ. Giải pháp đặt ra cho Agribank đối với vấn đề này là Ngân hàng cần lập một bộ phận riêng chuyên quản lý các khoản vay sau khi đã giải ngân; tách rời khâu tiếp thị, thẩm định và giám sát sau vay. Có như vậy việc thực hiện mới dược chuyên môn hoá, đảm bảo tính khách quan, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.