Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kê khai thuế tại cục thuế tp hà nội (Trang 70 - 76)

2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý kê khaithuế tại Cục thuế TP

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài a. Chính sách thuế

* Mặt tích cực

Nhìn tổng thể, cơ cấu chính sách thuế của Việt Nam hiện nay đã tương tự các nước có nền kinh tế thị trường ở Châu Á.

Chính sách thuế đã ngày càng hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp VN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Hệ thống chính sách thuế ngày càng chặt chẽ, rõ ràng và có sự thống nhất giữa luật, nghị định, thông tư, giữa các sắc thuế với nhau. Trong các nghị định, thơng tư dưới các chính sách thuế có ví dụ cụ thể để cán bộ hướng dẫn cũng như NNT hiểu đúng ý nghĩa của chính sách thuế đưa ra.

* Mặt hạn chế

Pháp luật thuế chưa thực sự bao quát hết tất cả các vấn đề liên quan đến thuế, vẫn cịn tồn tại tình huống chưa được đề cập trong pháp luật. Vì vậy rất khó cho cán bộ thuế và doanh nghiệp áp dụng.

Các chính sách, chế độ quy định về thuế còn khá phức tạp so với trình độ hiểu biết Pháp luật thuế của phần lớn doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, và quá trình sửa đổi, bổ sung luật thường xảy ra, Luật mới đưa ra, doanh nghiệp chưa kịp tìm hiểu và tiếp thu thì đã phải bổ sung, sửa đổi, nhất là chế độ hoá đơn, chứng từ, chế độ khấu trừ và hoàn thuế GTGT, miễn giảm thuế, chế độ quản lý thu thuế trong lĩnh vực đất đai. Ví dụ, gần đây nhất là việc doanh nghiệp được thông báo phát hành hố đơn phải có sự kiểm tra của Cục Thuế; doanh nghiệp được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng có đến ba thơng tư và một loạt các văn bản liên tiếp ra đời để hướng dẫn; doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản ngân hàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chưa kịp hiểu, áp dụng cái cũ thì cái mới đã ra đời.

b. Khoa học công nghệ

Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác hỗ trợ NNT. Thông qua các kênh thông tin liên lạc, Cục Thuế thực hiện cung cấp các giải đáp vướng mắc cho NNT khi có yêu cầu, chẳng hạn như giải đáp qua email, qua trang wed của Cục thuế, qua thư điẹn tử...

c. Người nộp thuế * Mặt tích cực

Trình độ hiểu biết của NNT ngày càng cao nên việc nắm bắt những nội dung mà cán bộ kê khai giải đáp, tư vấn một cách nhanh chóng dễ dàng hơn. Ý thức chấp hành pháp luật thuế cũng như ý thức tự giác tìm hiểu các vấn đề về thuế tăng.

hiện đại, rất dễ dàng kết nối với Cục Thuế. Doanh nghiệp có thể tiếp cận được với hầu hết các hình thức hỗ trợ như qua mạng internet, qua báo chí, qua đài, ti vi.... Sự tiếp cận đó giúp doanh nghiệp càng hiểu rõ hơn luật thuế, bộ máy và quy trình làm việc của CQT, từ đó doanh nghiệp có ý thức hơn trong cơng tác khai và nộp thuế.

NNT tự động tìm đến Cục Thuế để thắc mắc và nhờ tư vấn, giải đáp, chính điều đó giúp cho cán bộ thuế giảm thiểu chi phí và thời gian phải xuống hướng dẫn cho doanh nghiệp tại nơi họ làm việc, thòi gian hướng dẫn sửa lỗi sai và làm lại hạn chế.

* Mặt hạn chế

- NNT thường không cập nhật thông tin mà luôn trông chờ vào sự tư vấn trực tiếp của cán bộ thuế, vì vậy vẫn cịn tình trạng kê khai sai, nợ đọng thuế.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ý thức chấp hành pháp luật kém, thường xuyên thay đổi bộ phận kế toán nên việc thực hiện nộp HSKT còn chậm, hoặc không nộp hồ sơ; mặt khác một số DN hoạt động kinh doanh kém hiệu quả chưa có số thuế phải nộp nên thường xuyên vi phạm về chế độ kê khai thuế.

- Các doanh nghiệp mới được thành lập chưa nắm vững các quy định về kê khai và nộp HSKT, DN hiểu rằng chưa phát sinh doanh thu, chưa phát sinh tiền thuế thì khơng phải nộp HSKT.

- Một số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, khi hết thời hạn không thực hiện nộp HSKT với CQT ngay mà sau đó CQT đơn đốc nộp hồ sơ thì doanh nghiệp lại tiếp tục có đơn xin nghỉ kinh doanh tiếp do vậy số lượng hồ sơ không nộp của đối tượng này tăng lên.

- Ý thức của NNT chưa cao. NNT thường xuyên để đến ngày kết thúc nộp HSKT mới thực hiện gửi hồ sơ qua đường truyền internet đến CQT dẫn đến tình trạng nghẽn mạng khơng gửi được hoặc do chủ quan khi nộp HSKT mà không kiểm tra lại việc gửi HSKT đã thành công hay chưa dẫn đến không gửi thành công mà không biết.

2.4.3.2. Nguyên nhân từ các yếu tố bên trong a. Về nguồn nhân lực

* Mặt tích cực:

trình độ chun mơn nghiệp vụ rất vững, có tinh thần nhiệt huyết với công việc, năng động sáng tạo tiếp cận nhanh với những vấn đề mới.

- Được sự chỉ đạo từ cấp trên và ưu ái từ phía lãnh đạo Cục thuế, cán bộ Phòng Kê khai - Kế toán thuế thường xuyên được đi tập huấn các văn bản, luật, nghị định mới khi có u cầu. Ngồi ra cán bộ xử lý HSKT là những người luôn phải tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, hiểu rõ được những cơng việc đó, cán bộ Phịng Kê khai - Kế toán thuế tại Cục Thuế Hà Nội luôn nỗ lực phấn đấu, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế, không những giỏi về chun mơn mà cịn hiểu biết về kiến thức kế tốn áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thuế, tìm hiểu các kiến thức cơ bản về tài chính, pháp luật liên quan. Trau dồi thêm kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy ... để đảm bảo những vấn đề mà cán bộ thuế tư vấn ln chính xác..

* Mặt hạn chế:

- Nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo và công chức về công tác kê khai chưa đúng với tầm quan trọng của nó. Khi hướng dẫn cho nhiều đối tượng, một số cán bộ vẫn thể hiện sự nóng nảy và khơng muốn giải thích vì doanh nghiệp quá đơng, lại tồn hỏi về những vấn đề lặp đi lặp lại mà các đối tượng khác đã hỏi, từ đó gây mất sự tin tưởng của doanh nghiệp, nên vấn đề hỗ trợ tư vấn vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.

- Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp cho các cán bộ này chưa được tổ chức thường xuyên cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng cán bộ. Khi cán bộ kê khai không đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả công tác hỗ trợ NNT khơng cao, dễ để bị sai sót trong cơng tác quản lý và đơn đốc NNT.

- Trình độ của nhiều cán bộ làm công tác kê khai còn chưa bao quát hết được các chính sách thuế, hạn chế trong việc phát huy năng lực tổng hợp cả về chuyên môn lẫn hướng dẫn để phục vụ NNT.

- Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của đối tượng nộp thuế

về tinh thần tự giác, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho NNT còn nghèo nàn. Các chương trình tuyên truyền về thuế chưa thành hệ thống. Chưa xây dựng được các chương trình dịch vụ hỗ trợ cho NNT theo các phương thức hiện đại như: Trung tâm trả lời điện thoại tự động các vướng mắc của NNT, thư điện tử tự động; chưa có các dịch vụ cung cấp hướng dẫn trọn gói cho doanh nghiệp cùng với tờ khai thuế. Do thiếu phân loại nhóm NNT và xác định nội dung, hình thức tun truyền cho các nhóm đối tượng nên thơng tin cần phổ biến đến NNT thường chung chung, dàn trải.

- Một số thắc mắc của doanh nghiệp, cán bộ thuế không thể giải đáp kịp thời, còn để doanh nghiệp chờ đợi và mất nhiều thời gian. Thái độ của cán bộ tư vấn thuế nhiều lúc chưa tốt, làm mất lòng tin với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc hỗ trợ NNT khi kê khai. Bộ phận làm nhiệm vụ hỗ trợ chưa chủ động tìm hiểu NNT để xem họ cần những gì, họ thường mắc phải những sai phạm nào về thuế; phân loại NNT theo những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để tìm hiểu xem trong ngành nghề, lĩnh vực nào NNT có nhiều vướng mắc để từ đó đưa ra những điểm cần chú ý trong việc kê khai, tính và nộp thuế của từng ngành nghề, từng lĩnh vực.

b. Về cơ sở hạ tầng, đầu tư cho công nghệ thông tin * Mặt tích cực

Các hình thức hỗ trợ NNT rất phong phú và đa dạng, có thể giải đáp qua điện thoại, văn bản, các cuộc tư vấn trực tiếp tại Phịng tun truyền và hỗ trợ... Chính vì hiểu rõ điều đó mà Cục thuế ln tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống máy móc đảm bảo đầy đủ, hiện đại.

- Số lượng và chất lượng công tác hỗ trợ được nâng cao rõ rệt. Đảm bảo các hình thức hỗ trợ đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của từng tầng lóp nhân dân. Chẳng hạn :

+ Giải đáp qua điện thoại có thuận lợi là đáp ứng ngay tức thì nhu cầu tư vấn của NNT đối với từng trường hợp cụ thể, từng nhu cầu cụ thể.

+ Tư vấn mặt đối mặt, hình thức này giúp NNT có thể hỏi nhiều vấn đề một lúc, có thể được hướng dẫn cách thực hành cụ thể, khi chưa hiểu cặn kẽ họ có thể

hỏi lại để thực sự nắm chắc vấn đề cần biết,

+ Trả lời qua thư, việc trả lời này mặc dù thường không nhanh, không kịp thời nhưng vẫn được nhiều NNT ưa thích vì nó giúp họ lưu lại bằng chứng pháp lý về ý kiến của CQT trong việc giải quyết những tình huống cụ thể trong kê khai thuế, tính thuế mà pháp luật thường là chưa có quy định cụ thể.

* Mặt hạn chế

Dù được hỗ trợ từ cấp trên và sự quan tâm của lãnh đạo Cục Thuế nhưng công tác quản lý kê khai cịn gặp nhiều khó khăn, về đáp ứng cơng nghệ thơng tin cịn kém, ý thức của NNT chưa cao. NNT thường xuyên để đến ngày kết thúc nộp HSKT mới thực hiện gửi hồ sơ qua đường truyền internet đến CQT dẫn đến tình trạng nghẽn mạng khơng gửi được hoặc do chủ quan khi nộp HSKT mà không kiểm tra lại việc gửi HSKT đã thành công hay chưa dẫn đến không gửi thành cơng mà khơng biết.

Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp cứ đúng ngày hết hạn nộp HSKT mới gửi dẫn đến trang web kê khai thuế của ngành thuế ln gặp tình trạng q tải, doanh nghiệp khơng gửi được trên mạng lại đến nộp trực tiếp tại Cục Thuế, dẫn đến bộ phận hỗ trợ cũng bị quá tải.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ KÊ KHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kê khai thuế tại cục thuế tp hà nội (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)