6. Kết cấu luận văn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, thực trạng công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như sau:
Một là, mức độ tin cậy của thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn ở mức trung
bình.
Hai là, các thông tin về trách nhiêm cộng đồng, xã hội của cách doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn chưa được công bố hoặc công bố chưa đầy đủ.
Ba là, các thông tin về môi trường của cách doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn chưa được công bố hoặc công bố chưa đầy đủ.
Bốn là, thông tin chưa được kịp thời cung cấp, tính tin cậy của một số thông tin còn hạn chế, thông tin chưa đầy đủ.
Nguyên nhân hạn chế
Có một số nguyên nhân đến việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế như sau:
Thứ nhất, văn bản pháp luật chưa hoàn thiện đầy đủ. Về các văn bản quy định trong công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa được công bố đầy đủ hoặc các quy đinh chưa tách biệt với các yêu cầu công bố thông tin của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, ý thức chưa cao của doanh nghiệp. Ý thức về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa cao. Một mặt do nhận thức về chi phí cũng như lợi ích mà công bố thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mang lại cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn hạn chế, doanh nghiệp chỉ nhìn nhận lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà chưa nhìn nhận tính lâu dài của thị trường.
Thứ ba, vấn đề lợi ích và chi phí. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm phát sinh các chi phí cho doanh nghiệp là rất lớn. Mặt khác việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì chưa có công trình nào hoặc thực tế chứng minh sẽ mang lại lợi ích hơn cho doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Chính điều này cản trở đến công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên
thị trường chứng khoán.
Thứ tư, nhà đầu tư chưa nhận thức được và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin. Phần đông các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam chưa có đòi hỏi cao về việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay nghĩa vụ của các doanh nghiệp phát hành, cơ quan quản lý nhà nước, các trung gian tài chính với cổ đông. Mặt khác, nhiều nhà đầu tư cá nhân tiến hành đầu tư mà không quan tâm đến đến thông tin doanh nghiệp công bố nói chung và thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói riêng mà dựa vào các tin đồn, các nguồn tin nội bộ trong doanh nghiệp. Chỉ khi nhà đầu tư đòi hỏi cao hơn về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì các công ty mới có sức ép để thực hiện tăng cường công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thị trường.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với trách nhiệm xã hội và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc. Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (DN) là phương án mà các DN thường áp dụng như là một chiến lược nhằm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn cho DN, đi cùng với phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Cụ thể, trách nhiệm xã hội của DN được thể hiện qua các mặt: (i) Bảo vệ môi trường; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (iv) Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; (v) Quan hệ tốt với người lao động; (vi) Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong DN.
Kết quả khảo sát do Viện Khoa học Xã hội và Lao động tiến hành gần đây trên 24 DN thuộc ngành Da giày và dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội mà doanh thu của DN đã tăng 25%, năng suất cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên đến 35,8 triệu đồng/lao động/một năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Đó là chưa kể DN đã củng cố niềm tin với khách hàng, tạo được sự gắn bó trong nội bộ đồng thời thu hút lao động có chuyên môn cao. Trách nhiệm xã hội DN đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của DN hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc.
Trong hoạt động kinh doanh, mục đích của DN cũng nhắm đến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình chứ không phải là khách hàng trung gian. Xã hội có bao nhiêu người sử dụng sản phẩm do DN làm ra, thì DN phải chịu trách nhiệm với bấy nhiêu người tiêu dùng. Đây là trách nhiệm lớn nhất vì liên quan đến cộng
đồng. Trách nhiệm xã hội của các DN chính là sự tự nguyện, tự giác của các DN thực hiện trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh làm sao có được lợi ích cho DN của mình, cho xã hội, nhưng phải đảm bảo sự phát triển bền vững vì mục tiêu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. DN muốn phát triển bền vững cần phải thực hiện đúng những quy định, chuẩn mực về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động,v.v...
Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, để DN phát triển một cách bền vững nhất thì vấn đề bảo vệ môi trường phải đặt lên hàng đầu, bởi lẽ môi trường sống tốt lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Muốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, việc đầu tiên là các DN cần đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình.
Có thể nói, trách nhiệm xã hội của DN trong bối cảnh hiện nay là sự cam kết về chất lượng sản phẩm, tính trung thực trong quảng bá sản phẩm, cũng như bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Lòng tin của người tiêu dùng và cộng đồng trong nhiều trường hợp được xây dựng qua trách nhiệm xã hội của DN và trong lịch sử kinh doanh đã có nhiều DN vượt qua đe dọa phá sản nhờ sự chia sẻ của cộng đồng người tiêu dùng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu DN không tuân thủ trách nhiệm xã hội thì DN sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều DN khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh.
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập toàn diện, việc tuân thủ những cam kết về trách nhiệm xã hội của DN dường như chưa được thúc đẩy quan tâm đúng mức. Đây là điều đáng lo ngại. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các cơ quan, ban, ngành có chức năng trong việc quản lý môi trường còn thiếu trách nhiệm, thờ ơ và thậm chí
có tiêu cực trong khi kiểm tra, giám sát các DN thể hiện quy trình sản xuất đúng quy định của Nhà nước.
Thông tư 155 là bước tiến quan trọng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một trong những điểm mới trong Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK là quy định doanh nghiệp đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến phát triển bền vững. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016.
Quy định công bố thông tin về môi trường và xã hội trong Thông tư 155 đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam nhằm hướng đến một thị trường tài chính bền vững. Đây là lĩnh vực mà các nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm, vì sắp tới, triển vọng phát triển dài hạn của công ty sẽ được trình bày rõ hơn trong báo cáo thường niên thông qua các mục tiêu phát triển bền vững, sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như cách thức doanh nghiệp quản lý những tác động và rủi ro có liên quan đến môi trường và xã hội.
Đầu tư có trách nhiệm và bền vững đang trở thành một trong những tiêu chí đầu tư quan trọng nhất trên thế giới. Ở châu Á, khuynh hướng đầu tư này cũng đang dần phát triển. Tổng tài sản quản lý dành cho tiêu chí đầu tư bền vững của toàn cầu đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây.
Theo số liệu của The Global Sustainable Investment Association (GSIA), số tài sản này đã tăng từ 13,3 nghìn tỷ USD đầu năm 2012 lên 21,4 nghìn tỷ USD trong đầu năm 2014. Trong đó, những khu vực phát triển mạnh nhất là Mỹ, Canada và châu Âu, chiếm gần 99% tài sản đầu tư bền vững của toàn cầu.
Như vậy, để Việt Nam có thể thu hút được nguồn vốn dài hạn này, chúng ta cần có những bước chuẩn bị tốt trong việc minh bạch hóa thông tin, nâng cao chất lượng của doanh nghiệp niêm yết thông qua quản trị tốt rủi ro về ESG (environmental, social and governance). Việc này sẽ góp phần cải thiện xếp hạng thị trường vốn của Việt Nam với khu vực.
Hiện UBCK và hai Sở GDCK đang tích cực tiến hành nghiên cứu và phát triển chỉ số ESG cũng như các sản phẩm tài chính xanh, tuy nhiên, để phát triển
được các chỉ số này, việc đầu tiên chúng ta cần các doanh nghiệp minh bạch hóa thông tin ESG qua báo cáo phát triển bền vững.
Các quy định của Việt Nam đã tiệm cận hơn quy định của các nước trong khu vực về công bố thông tin ở nội dung này chưa, thưa ông?
Phụ lục 4 của Thông tư nêu rõ, về vấn đề môi trường, doanh nghiệp cần trao đổi các thông tin liên quan đến việc quản lý nguồn nguyên vật liệu, mức tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước trong năm, từ đó chia sẻ các sáng kiến nhằm tiết kiệm năng lượng. Về mặt xã hội, những vấn đề cốt lõi cũng được đề cập, bao gồm các chính sách liên quan đến phúc lợi, điều kiện làm việc, nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương.
Đây là những điểm chính về công bố thông tin về môi trường và xã hội trong Thông tư 155. Tuy chưa chi tiết nhưng chúng ta có thể thấy, những yêu cầu chính yếu trong Thông tư đều có trong các thông lệ hướng dẫn thực hiện báo cáo phát triển bền vững của một số sở GDCK ban hành trong khu vực.
Việc quan trọng là doanh nghiệp cần sớm chính thức thiết lập bộ chính sách và quy trình quản lý môi trường và xã hội cho chính hoạt động của mình. Đồng thời chỉ định cụ thể nguồn nhân lực chuyên trách, kết hợp với các bộ phận trong tổ chức, nhà máy ghi nhận các số liệu cần thiết liên quan đến vấn đề này, sau đó đánh giá và phân tích các tác động, kiến nghị các giải pháp (kết hợp với các bên tư vấn nếu cần thiết), lên chỉ tiêu, nhằm từng bước cải thiện những tác động tiêu cực và đánh giá sự tiến bộ các chỉ tiêu này theo từng năm.
Phát triển bền vững đang trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế thế giới, với Việt Nam, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020, cần đảm bảo cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với phát triển xã hội. Đây là trách nhiệm chung cần có sự phối hợp đồng bộ và cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ các nhà hoạch định chính sách, các thành viên tham gia thị trường.
sống kinh tế, xã hội và môi trường của toàn nhân loại. Việt Nam là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, do mực nước biển dâng cao đến năm 2030 theo dự báo của UNDP, khoảng 45% diện tích đất nông nghiệp bị phá hủy và nhiễm mặn, 22 triệu người có khả năng mất nhà cửa, thiệt hại có thể lên đến 10% GDP.