6. Kết cấu luận văn
3.3.1.2. Thiết lập quy định bắt buộc công bố thông tin trách nhiệm xã hội và
sát việc thực hiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội rất thấp, trong đó không có sự khác biệt đáng kể về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội giữa hai nhóm ngành high-profile và low-profile, trong khi nhóm ngành high-profile gồm những ngành có ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Mặc dù tại Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm hướng doanh nghiệp đến việc thực hiện các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội như Bộ luật lao động có các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, thời gian làm việc…hay là Luật bảo vệ môi trường được ban hành cùng với các nghị định hướng dẫn nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường, bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan, bộ máy quản lý nhà nước cũng được thành lập các bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện trách nhiệm đối với môi trường như thành lập cục và các chi cục Bảo vệ môi trường, hoặc là thành lập cục Cảnh sát môi trường trực thuộc Bộ công an. Tuy nhiên việc kiểm tra giám sát vẫn còn được thực hiện khá lỏng lẻo, do đó mặc dù các doanh nghiệp có các hoạt động tác động nhiều đến môi trường nhưng đến khi xảy ra hậu quả cho môi trường và người dân thì lúc đó các cơ quan ban ngành mới bước vào kiểm tra, gây nên thiệt hại rất lớn về người và của cho xã hội. Bên cạnh đó chính vì việc không có quy định nào bắt buộc trong việc yêu cầu doanh nghiệp phải công bố thông tin trách nhiệm xã hội ra bên ngoài nên tạo kẽ hở cho doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm xã hội. Gần đây Bộ tài chính (2015) ban hành thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ năm 2016 là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đang hướng đến việc kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đặc biệt là gần đây nhất chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên với việc ban hành các quy định mới như trên nhưng không có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ thì việc ban hành cũng không có tác dụng. Vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có sự gắn kết giữa việc ban hành quy định và thực hiện quy định, đặc biệt là tăng cường kiểm tra giám sát đối với các công ty có tác động ảnh hưởng đến môi trường. Khi có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng buộc các công ty phải công bố các thông tin trách nhiệm xã hội mặc dù không muốn, đặc biệt là các thông tin liên quan đến môi trường. Điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu về danh tiếng của công ty nếu công ty đó có hoạt động gây tác động xấu đến môi trường. Do đó để tránh việc ảnh hưởng tới danh tiếng, các doanh nghiệp sẽ tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn để công bố thông tin ra bên ngoài.