6. Kết cấu luận văn
3.3.1.4. Thiết lập chính sách khuyến khích và truyền thông thực hiện công bố
tin trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
Mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là tối đa hoá doanh thu, lợi nhuận, trong khi đó, việc tuân thủ đạo đức kinh doanh nói chung và trách nhiệm xã hội nói riêng cần có thời gian dài mới có thể phát huy đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó để tạo động lực cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt để tăng cường khả năng công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng nhiều, chính phủ nên có các hình thức khuyến khích, tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Chính phủ
có thể kết hợp với các đài phát thanh truyền hình để đưa các bản tin nhằm tôn vinh những doanh nghiệp này nhằm tạo nên văn hóa trách nhiệm xã hội trong tương lai. Nhằm nâng cao khả năng nhận thức của mọi người đặc biệt là của người chủ doanh nghiệp về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bên cạnh việc nhấn mạnh lợi ích của trách nhiệm xã hội đối với vấn đề tài chính của công ty, chính phủ nên thực hiện các mục tin tức nói về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác, cụ thể như:
Thực hiện trách nhiệm xã hội có thể làm nền tảng cho việc quản trị nhân sự được hiệu quả, và quản trị nhân sự được xem là mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội ở mọi cấp độ trong Doanh nghiệp. Phần lớn người lao động yêu thích công việc của mình do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng hợp lý. Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động bao gồm trả lương xứng đáng (theo khảo sát của Ewin.com, có tới 68% coi lương là 1 trong 3 yếu tố quan trọng nhất), không phân biệt đối xử, chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, và có điều kiện làm việc chấp nhận được... Những điều kiện cơ bản ở trên, dù đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được hoàn chỉnh. Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra được một đội ngũ nhân sự gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh công ty và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung của Công ty. Không những thế, chi phí do phải liên tục tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới trong trường hợp nhân sự cũ thôi việc do chính sách nhân sự của công ty thiếu hợp lý hoàn toàn bị loại bỏ. Chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa tốt và môi trường làm việc chính là những nhân tố thu hút nhân lực giỏi tìm đến với công ty.
Về phần nhà cung cấp, khi một doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kinh doanh, việc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết.
Đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng.
Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp sẽ lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng. Bà Lurita Doan, người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ quan Cung cấp dịch vụ và Giám sát kỹ thuật của Chính phủ Mỹ (General Services Administration) cũng đã từng phát biểu: “Khách hàng là thượng đế, nếu bạn không cung cấp dịch vụ tốt, bạn sẽ không có cơ hội lần thứ hai, và như vậy sẽ không có sự bền vững.” Nếu đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng thì việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp
cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v…Doanh nghiệp có thể sử dụng
các kênh truyền thông đại chúng để thông báo cho cộng đồng và các bên hữu quan
biết được những hoạt động xã hội của công ty mình. Đây là một công cụ hữu hiệu
để phát triển thương hiệu và hình ảnh của một sản phẩm hoặc một tổ chức trong khi vừa đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp vừa đáp ứng được ý muốn của chủ doanh nghiệp.
Và một đóng góp quan trọng nữa của CSR là góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết và mất nhiều tiền của để xử lý vấn đề này. Đặc biệt trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đương nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn của mình. Trong những trường hợp như vậy, người dùng thường hay lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để giă tăng danh tiếng cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là gia tăng “tình cảm” của người tiêu dùng đối với thương hiệu của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho công ty. Theo khảo sát của tổ chức National Forest, 81% khách hàng Anh đồng ý mua sản phẩm bảo vệ môi trường và 73% người sẽ trung thành với ông chủ hay tham gia các hoạt động từ thiện. Không chỉ có vậy, các quan chức và chính phủ cũng rất ưu ái đối với các doanh nghiệp có lịch sử tốt về bảo vệ
môi trường, người tiêu dùng và làm từ thiện. Làm từ thiện cũng là hành động đáng tôn vinh của các doanh nghiệp nhằm phát triển cộng đồng, giúp đỡ người nghèo và xây dựng hình ảnh.