Muốn sản xuất kinh doanh thì phải có vốn, mà nguồn vốn nhiều hay ít sẽ quyết định một phần tới lượng doanh thu lớn hay nhỏ. Như đã nêu trong chương 2, thì nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng qua các năm, xong qua đánh giá về khả năng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn thường xuyên vẫn không đủ để tài tài trợ cho nhu cầu về TSNH của Công ty.
Đây là một vấn đề mà Công ty cần lưu ý và tính toán sao cho có thể đảm bảo nguồn vốn cho mục tiêu kinh doanh đã đề ra và tránh làng phí không cần thiết. Công ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để có thể xác định được nhu cầu về vốn trong thời gian tới
Đây là phương pháp dự đoán ngắn hạn, đơn giản nhưng đòi hỏi phải hiểu rõ quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán của năm báo cáo để tính.Cụ thể áp dụng phương pháp này dựa vào tình hình của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang 2018 để dự đoán năm 2019 như sau:
+ Bước1: Dựa vào số khoản mục chủ yếu trên bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2018
76
Bảng 3.1. Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang 2018
NGUỒN VỐN SỐ DƯ CUỐI KỲ (tỷ đồng) TÀI SẢN SỐ DƯ CUỐI KỲ (tỷ đồng) A- NỢ PHẢI TRẢ 784.614 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 972.979
I. Nợ ngắn hạn 784.614 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 79.683
1. Vay và nợ ngắn hạn 624.057 II. Các khoản phải thu
ngắn hạn 363.485
2. Phải trả người bán 91.024 1. Phải thu khách hàng 367.284
3. Người mua trả tiền trước 14.930 2. Trả trước cho người bán 3.534
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 26.864 3. Các khoản phải thu khác 3.202
5. Phải trả người lao động 19.362 4. Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi (10.536)
6. Chi phí phải trả 5.180 III. Hàng tồn kho 462.227
7. Các khoản phải trả, phải
nộp NH khác 3.028 IV. Tài sản ngắn hạn khác 67.583
8. Quỹ khen thưởng phúc
lợi 0.165
II. Nợ dài hạn 0
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 558.763 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 370.398
I. Vốn chủ sở hữu 558.763 I. Các khoản phải thu dài
hạn 0
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 227.996 II. Tài sản cố định 356.903
2. Thặng dư vốn cổ phần 15.520 III. Tài sản dở dang dài hạn 6.193
3. Quỹ đầu tư phát triển 14.880 IV. Đầu tư tài chính dài
hạn 1.680
4. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 300.366 V. Tài sản dài hạn khác 5.621
TỔNG NGUỒN VỐN 1.343.377 TỔNG TÀI SẢN 1343.377
(Bảng cân đối kế toán năm 2018)
+ Bước 2: Chọn các khoản mục có thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu để tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó với doanh thu.
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang có doanh thu năm 2018 đạt: 1688,853 tỷ đồng. Thông thường, chỉ có các khoản mục của tài sản lưu động (trừ đầu tư tài chính) là có quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu, còn tài sản cố định không tăng giảm một cách trực tiếp theo doanh thu. Phần nguồn vốn ta chỉ xét đến các khoản chiếm dụng hợp pháp.
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trắm các khoản phải thu so với doanh thu
NGUỒN VỐN Tỷ trọng
(%) TÀI SẢN
Tỷ trọng (%)
A- NỢ PHẢI TRẢ 0 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 0
I. Nợ ngắn hạn 0 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 4,72
1. Vay và nợ ngắn hạn 36,95 II. Các khoản phải thu
ngắn hạn 0
2. Phải trả người bán 5,39 1. Phải thu khách hàng 21,75
3. Người mua trả tiền trước 0,88 2. Trả trước cho người bán 0,21
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 1,59 3. Các khoản phải thu khác 0,19
5. Phải trả người lao động 1,15 4. Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi -0,62
6. Chi phí phải trả 0,31 III. Hàng tồn kho 27,37
7. Các khoản phải trả, phải
nộp NH khác 0,18 IV. Tài sản ngắn hạn khác 4
8. Quỹ khen thưởng phúc
lợi 0,01
TỔNG CỘNG 46,46 TỔNG CỘNG 57,61
(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2016 - 2018)
+ Bước 3: Cách ước tính
Qua bảng trên ta thấy: cứ mỗi đồng doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp cần phải tăng thêm 0,5761 đồng tài sản. Đồng thời, với mỗi đồng doanh thu tăng lên thì số vốn chiếm dụng hợp pháp cũng tăng lên 0,4646 đồng vốn. Như vậy để tăng một đồng doanh thu cần phải tăng lượng vốn là: 0,5761 – 0,4646 = 0,1115 đồng
78
Năm 2019 công ty dự tính tăng doanh thu từ 1688 tỷ lên 1700 tỷ đồng thì nhu cầu về vốn sẽ là:
(1700 – 1688) x 0,1115 = 1,34 tỷ đồng
Thông qua những tính toán thì ta có thể thấy với doanh thu mục tiêu trong năm 2019 là 1700 tỷ đồng, thì Công ty sẽ cần huy động lượng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh trong năm là 1,34 tỷ đồng. Về cơ bản Công ty có rất nhiều nguồn để huy động, nhưng thông qua đánh giá chung về tình hình hoạt động tài chính trong năm 2018, Công ty có thể sử dụng lượng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để bổ xung phần vốn cần thiết vào quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty. Đây là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong tình hình hiện tại
Hiện nay nguồn vốn của Công ty tuy không quá thấp, xong VCSH của Công ty chưa đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn kinh doanh của mình. Công ty cần tăng bổ sung thêm nguồn vốn tự có, lựa chọn nguồn vốn tốt hơn theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nhu cầu bổ sung vốn lưu động cao, trước mắt Công ty nên sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả chưa đến hạn trả…
Mặt khác công ty cần chú trọng hơn để thu hồi các khoản phải thu hoặc thu về các khoản nợ của những công trình đã hoạch toán xong. Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng tài chính cần tăng cường bố trí cán bộ giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu. Bên cạnh đó công ty cần tăng cường khả năng thanh toán cũng như thực hiện tốt kỷ luật thanh toán. Công ty cần nhanh chóng thanh toán các khoản nợ đến hạn, Công ty cần lập kế hoạch cho các khoản phải trả.