Mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cửu long an giang (Trang 97 - 99)

Hiện tại, các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trừ thị trường EU vẫn đang có những dấu hiệu tăng trưởng qua các năm. Nhưng trong bối cảnh xu hướng bảo hộ ngày càng gia tăng tại các thị trường như Mỹ, EU. Mỹ hạn chế các nhà xuất khẩu cá tra tham gia vào thị trường bằng việc dựng lên các rào cản kỹ thuật về thuế và đạo luật Nông nghiệp Mỹ (Farmbill); do đó, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Mặt khác, dù tiềm tăng trưởng cao nhưng xuất khẩu cá tra tại thị trường Trung Quốc cũng tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Động thái giảm thuế nhập khẩu của chính quyền Trung Quốc được xem như một biện pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu sang đường chính ngạch, hạn chế xuất tiểu ngạch, nhưng thực tế, tình trạng xuất theo đường biên mậu vẫn đang diễn ra, khiến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm càng nhiều rủi ro.

Chính từ những vấn đề đó, hiện nay việc tìm kiếm cũng như mở rộng thị trường cho ngành xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đang rất cần thiết. Hiện tại xu hướng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đang có những đánh giá tích cực về 2 thị trường là Châu Phi cũng như Trung Đông.

- Thị trường Châu Phi

Từ năm năm nay, thủy sản luôn là một trong năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại thị trường châu Phi. Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu nhóm hàng này sang 25 nước châu Phi với kim ngạch đạt gần 150 triệu USD, tăng 38% so với năm 2016. Trong Quý I năm nay, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản sang châu Phi đạt 30,3 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

86

Các nước nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam năm 2017 là Ai Cập (79,6 triệu USD), Tuy-ni-di (11,16 triệu USD), Nigeria (11 triệu USD), An-giê-ri (9,5 triệu USD), Cameroon (7,1 triệu USD), Libi (6,5 triệu USD), Ma-rốc (4,2 triệu USD), Nam Phi (3,7 triệu USD), Kenya (2,8 triệu USD), Mauritius (2,4 triệu USD), Sudan (2,2 triệu USD), Congo (2 triệu USD),… Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu gồm cá tra, cá basa, tôm đông lạnh, tôm nõn và cá ngừ. Các nước khác như An-giê-ri, Ma-rốc, Nigeria, Nam Phi,… chủ yếu nhập khẩu cá tra phi-lê đông lạnh. Mặt hàng tôm cũng đã có mặt tại thị trường châu Phi nhưng với số lượng và giá trị còn nhỏ bé.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Số lượng người nước ngoài (chủ yếu là châu Âu, châu Mỹ) đến làm việc cũng như du lịch ngày càng đông cũng góp phần tăng cầu thủy sản. Mặt khác, cá da trơn ngày càng được ưa chuộng do được đánh giá có chứa ít cholesteron. Hiện nay, xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân châu Phi đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận. Trong khi đó nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua.

Ai Cập đang được xem là thị trường tiềm năng nhất đối với hàng thủy sản Việt Nam. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng liên tục, đạt 79,6 triệu USD năm 2017, tăng 33% so với năm 2016.

- Thị trường Trung Đông

Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông năm 2017 tăng trưởng vượt bậc so năm 2016, trong đó xuất khẩu cá tra đông lạnh tăng 159% về lượng và kim ngạch.

Đáng chú ý là bạch tuộc đông lạnh tăng mạnh đạt gần 70 tấn, kim ngạch 188.000USD (năm 2016 chỉ xuất 1tấn).

Do không có lợi thế về thuỷ sản, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) chỉ có khả năng cung cấp khoảng 25% nhu cầu trong nước, 75% còn lại phải nhập khẩu. Thuỷ sản Việt Nam được ưa chuộng ở nhiều thị trường, nhất là đáp ứng được qui định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... nên được chấp nhận tại Trung Đông, đặc biệt là 2 mặt hàng cá tra và basa đông lạnh.

Đối với Libăng, tuy dân số chỉ hơn 3,5 triệu người, nhưng tiêu thụ thuỷ sản khá lớn. Năm 2017 ước xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Libăng tăng khoảng 26% về lượng và 37% về kim ngạch; mặt hàng cá tra đông lạnh tăng tới 118% về lượng và 121% về kim ngạch.

Tại Israel, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng. Mặt hàng tăng trưởng cao nhất cũng là cá tra đông lạnh, tăng 108% về lượng và 203% về kim ngạch. Tuy nhiên, do nhiều mặt hàng khác giảm nên xuất khẩu vào Israel năm 2017 nhìn chung giảm cả lượng và kim ngạch...

Ngoài ra còn một số thị trường khác như Gioocdani, Kuait, Baren, Quatar...đều có tốc độ tăng trưởng khá về số lượng và kim ngạch, trong đó cá tra đông lạnh luôn chiếm vai trò quan trọng.

Từ các thông tin trên Công ty có thể cân nhắc cũng như nghiên cứu thêm về các thị trường này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cửu long an giang (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)