2. Giao lƣu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam
2.2. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
Khi nhìn văn hóa Trung Hoa, trong sự đồng đảng với văn hóa Việt lại phải chú ý, ranh giới của văn hóa Trung Hoa khơng trùng với địa giới Trung Hoa hiện tại. Khoảng 500 năm trước công nguyên trở về trước, Hoa Nam chưa thuộc về lãnh thổ của đế chế Trung Hoa - Chu - Tần - Hán. Giáo sư Mỹ W. Eberhand khi viết về các nền văn hóa địa phương ở Nam và Đông Trung Hoa đề cập đến Hoa Nam thời cổ, ông đã gọi là Prechinese China (Trung Hoa trước người Hoa). Đây là địa bàn của các tộc người phi Hoa, quê hương của các tộc người nói tiếng Tày - Thái, Mèo - Dao, Tạng - Miến, Mơn - Khơme, nói khác đi là địa bàn của cư dân Bách Việt.
Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến rất dài trong nhiều thời kỉ của lịch sử Việt Nam. Cho đến hiện nay, khơng một nhà văn hóa học nào lại phủ nhận ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam. Q trình giao lưu
tiếp biến ấy diễn ra cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức.
Trước hết là giao lưu văn hóa một cách cưỡng bức. Việc này xảy ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị đô hộ, bị xâm lược: từ thế kỉ I đến thế kỉ X và từ 1407 đến 1427.
Suốt trong thiên niên kỉ thứ nhất sau cơng ngun, hay thời kì mã các nhà viết sử gọi là thời kì Bắc thuộc, người Hán tổ chức được nền đơ hộ, ngồi việc bóc lột ở Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị của người Hán thực hiện chính sách đồng hóa tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa câu hỏi lớn nhất của lịch sử đặt ra cho người Việt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong một thiên niên kỉ Hán hóa, đây quả là một việc khơng dễ dàng bỏ kẻ xâm lược thì muốn đồng hóa, người bị xâm lược thì chống đồng hóa. Văn hóa Việt ln đứng trước một thử thách lớn lao và gay gắt với câu hỏi tồn tại hay không tồn tại
Chắc là người Việt đã chống lại một cách quyết liệt chính sách đồng hóa của quan lại người Hán
Giao lưu văn hóa cưỡng bức cịn xảy ra lần thứ hai từ 1407 đến 1427. Đây là giai đoạn nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Việt. Trong số các kẻ thù xâm lược từ phương Bắc, giặc Minh là kẻ thù xâm lược tàn bạo nhất đối với văn hóa Đại Việt. Lệnh của Minh Thành tổ với Trương Phụ khi viên tướng này vào xâm lược Đại Việt là bằng chứng tiêu biểu cho điều này. Chống lại chủ trương đồng hóa người Việt của nhà mình lại là công việc không đơn giản của cả dân tộc Việt giai đoạn này.
Mặt khác, giao lưu, tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện lại là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa.
Trong nền văn hóa Đơng Sơn, người ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đơng Sơn. Chẳng hạn những đống tiễn thời Tần Hán, tiền Ngũ thì đời Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng v. v... Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa các nước láng giềng.
Sau một ngàn năm Bắc thuộc, đất nước đã độc lập, người phương Bắc không cai trị Đại Việt nữa, nhưng giao lưu, tiếp biến văn hóa vẫn xuất hiện và đó là giao lưu Văn hóa tự nguyện Sự mơ phỏng mơ hình Trung Hoa được các triều đại của nhà nước quân chủ Đại Việt đẩy mạnh Nhà Lý, về tổ chức xã hội, chính trị lấy cơ chế của Nho giáo làm gốc, và vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo. Nhưng từ nhà Trần, nhà Lê, đã hoàn toàn tự nguyện vã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm, cụ thể là Tống Nho, quả là: "trong một thời gian dài, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống".
Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện của mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam qua diễn trình lịch sử! Người Việt đã tạo ra khá nhiều thành tựu trong quá trình giao lưu văn hóa này.
Thời Bắc thuộc, với sự giao lưu với phương Bắc, người Việt đã tiếp nhận kĩ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển, kĩ thuật dùng phân mà dân gian vùng châu thổ Bắc Bộ gọi là "phân bác" v.v... Đáng lưu ý là việc tiếp nhận chữ Hán, mặc dù tiếng Việt và tiếng Hán là hai thứ tiếng thuộc hai ngữ hệ khác nhau. Một nghìn năm Bắc thuộc cũng là một nghìn năm tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm tiết hóa và thanh điệu hóa. Nhưng, tiếng Việt vẫn là tiếng Việt, mà người Việt không bị người Hán đồng hóa về mặt tiếng nói.
Thời quân chủ, nhất là từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, các triều đại đã mơ phỏng mơ hình Trung Hoa, trên cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á, lại thường xuyên phải giữ độc lập dân tộc, chống xâm lược từ phương Bắc. Ngồi mơ hình chính trị, người Việt cịn tiếp nhận nhiều thành tố văn hóa khác. Kết quả của sự giao lưu ấy, tạo ra ở Việt Nam một mơ hình tổ chức xã hội vừa giống vừa khác mơ hình tổ chức xã hội của giai cấp phong kiến Trung Quốc về sở hữu ruộng đất, chế độ bóc lột địa tơ và về hệ tư tưởng. Bản thân hệ tư tưởng Nho giáo của giai cấp phong kiến Trung Quốc cũng khác hệ tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam, bởi Nho giáo ở Việt Nam đã có một độ khúc xạ rất lớn, do những đặc điểm lịch sử - xã hội ở Việt Nam.