2. Giao lƣu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam
2.4. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây
Không phải đến khi người Pháp vào xâm lược, giao lưu giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây mới điền ra. Bởi trong văn hóa của cư dân Ốc Eo, người ta đã nhận thấy nhiều di vật của các cư dân La Mã cổ đại: "2 huy chương hay tiến La Mã, một vật thời Antonies (152 nằm sau công nguyên, 1 vật thời Marcus Anrelius 161-180 sau công nguyên ... Những di vật đó nói lên rằng Ĩc Eo đã có những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh Nam Định), và chúa Trịnh vua Lê ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn đều có quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ thực sự diễn ra vào nửa sau thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp đánh chiếm cửa Cần Giờ và đặt cách cai trị lên dân tộc Việt Nam. Đây là thời kì biến động lớn về tư tưởng và chính trị, đồng thời văn hóa Việt Nam cũng có sự thay đổi căn bản. Nhìn ở phương diện tính chất giao lưu văn hóa ở thời kì này có hai dạng: thứ nhất là giao lưu một cách cưỡng bức, áp đặt; thứ hai là tiếp nhận một cách tự nguyện.
Về phía người Pháp, đội quân đi xâm lược và đơ hộ rất có ý thức dùng văn hóa như một cơng cụ cai trị nên bị người dân Việt, phản ứng một cách quyết liệt Có thế thấy thái độ ấy của các nhà nho yêu nước ở Nam Bộ hồi cuối thế kỉ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Cơng Định, Nguyễn Trung Trực v.v. Vì vậy, người Việt chống lại cả văn hóa mà đội quân đi xâm lược định áp đặt cho họ. Số phận của chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này chính là nằm trong thái độ ấy. Tuy nhiên với người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất, bằng thái độ cởi mở, họ đã tiếp nhận những giá trị, những thành tố văn hóa mới, miễn sao chúng có tác dụng hữu ích trong cơng cuộc chống ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc. Vì thái độ đối với chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này của các nho sĩ chính là biểu hiện cho điều ấy.
Quá trình giao lưu và tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây giai đoạn này đã khiến người Việt Nam thay đổi cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh phương Tây giai đoạn cơng nghiệp. Diện mạo văn hóa Việt. Nam thay đổi trên các phương diện:
Thứ nhất là chủ Quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo được dùng như chữ viết của một nền văn hóa.
Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt Nam v.v...
Thứ ba là sự xuất hiện của báo chỉ, nhà xuất bản.
Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa v.v....
Như vậy cuộc giao lưu, tiếp biến giữa văn hóa của Việt Nam và văn hóa phương Tây diễn ra trong hoàn cảnh nhân dân ta một mặt phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc, mặt khác phải tiếp nhận nén văn hóa phương Tây để hiện đại hóa đất nước. Nơi đây tiếp biến văn hóa được diễn ra trên bình diện tiếp xúc Đơng-Tây với hai hệ quy chiếu dường như đối lập. Cuộc gặp gỡ ấy tỏ ra rất "trái khốy” khơng có gì là thú vị, ấy thế mà chi trong thời gian tương đối ngắn (so với sự tiếp xúc văn hóa giữa các nước Đông Nam Á với Trung Hoa và Ấn Độ) nền văn hóa của các quốc gia tại đây đã được cấu trúc hóa lại dẫn tới việc các nước này từng bước "rời bỏ” phương thức sản xuất châu Á” tức là nền văn minh nông nghiệp truyền thống để đi vào quỹ đạo của nền văn minh cơng nghiệp phương Tây. Kết quả là văn hóa Việt Nam giai đoạn này thay đổi diện mạo nhưng văn hóa Việt Nam khơng hề đánh mất bản sắc dân tộc.