Bối cảnh địa phương tác động đến quản lý nhà nước về văn hóa trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 34 - 40)

2.1. Bối cảnh địa phương tác động đến quản lý nhà nước về văn hóa trênđịa bàn quận Hoàng Mai địa bàn quận Hoàng Mai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Quận có tổng diện tích: 4.104,1 ha (40,32km2), dân số từ 190.000 người năm 2004 đến năm 2018 là 475.726 người (tính đến ngày 30/6/2018), trong đó nam là 240.243 người, chiếm tỷ lệ 50, 55 %; nữ là 235.243 người, chiếm tỷ lệ 49,45 %. Mật độ dân số 10.250 người/km2. Toàn quận có 141.540 hộ dân và 701 tổ dân phố. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 64,8%. Tỷ lệ người thất nghiệp chiếm 4,97 %. Quận Hoàng Mai có quốc lộ 1A (đường Giải Phóng) chạy qua là cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội, đường vành đai 2,5, đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, cầu Thanh Trì, phía Bắc giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Đông giáp sông Hồng - quận Long Biên. Trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc- Nam). Đơn vị hành chính gồm14 phường trên cơ sở hợp nhất 9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng gồm: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ. Quận Hoàng Mai có nhiều thuận lợi tiếp cận, giao lưu, đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội. Trên địa bàn quận Hoàng Mai có 27 dự án khu đô thị được hoàn thành, đưa vào sử dụng, trong đó có một số dự án lớn như khu đô thị Time City, Pháp Vân - Tứ

Hiệp, Đại Kim - Định Công, C2 Gamura, Nam vành đai 3… Cùng với đó là 39 dự án khu đô thị đang triển khai thi công, 51 dự án khu đô thị đang hoàn thiện thủ tục pháp lý, chờ giải phóng mặt bằng đã biến quận Hoàng Mai từ một vùng đất trũng phía Nam Thủ đô thành một đô thị sôi động, phát triển đồng bộ về mọi mặt có Công viên Yên Sở rộng nhất Đông nam Á... có sông Hồng chảy dọc qua bốn phường Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam và Thanh Trì rất thuận lợi trong phát triển các ngành kinh tế, phát triển giao thông đường thủy và phát triển du lịch đường sông. Bên cạnh các điều kiện tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng là tiềm lực để phát triển kinh tế, Quận còn có các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống như: Hội Đền Lừ - Hội to nhất nhì Thăng Long, thể hiện được nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, của nhân dân trong quá trình lao động, xây dựng và phát triển đất nước.

2.1.2. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Quận Hoàng Mai những năm đầu thành lập, xuất phát điểm thấp, vẫn còn mang đậm nét của kinh tế nông nghiệp, thương mại - dịch vụ nhỏ lẻ, công nghiệp không phát triển, trải qua 15 năm kinh tế tăng trưởng nhanh, trung bình từ 15% - 17%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịnh đúng định hướng. Đến nay tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm 48,8%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 50,8% và nông nghiệp chiếm 0,3%. Năm 2018 tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do Quận quản lý tăng trung bình 13,69 % so với năm 2017 (kế hoạch tăng 13,67%), ước đạt 34.582 tỷ đồng (năm 2018), tăng 49,1% so với tổng giá trị sản xuất (năm 2013) ước đạt 23.190,6 tỷ đồng. Kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của quận, kinh tế tư nhân phát triển nhanh cả về lượng và chất. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn là 13.352 doanh nghiệp (năm 2018), tăng 133,3% so với 5.723 doanh nghiệp (năm 2013). Tổng thu ngân sách quận 5 năm từ 2013 đến 2018 ước đạt 19.946 tỷ đồng, tăng bình quân 67,3%, thu nhập đầu người của quận cao hơn so với số đông các quận, huyện của Thành phố Hà Nội, đời sống nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện, y tế, giáo dục được đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được qua quá trình phát triển, song vẫn còn một số tiềm năng và lợi thế của quận chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách còn chậm, thu nợ đọng thuế còn kéo dài, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, dân số cơ học gia tăng gây sức ép lớn lên hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn có tính đột phá còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Lịch sử cho thấy quận Hoàng Mai trước đây là vùng Cổ Mai vốn liền kề các cửa ô phía Nam của kinh thành

ThăngNămLong1390,. tướng Trần Khát Chân (1370-1399) tiêu diệt được Chế Bồng Nga. Hơn 6 thế kỷ qua, dù trải qua biết bao biến cố lịch sử, dấu vết thái ấpcủaCổTrầnMai Khát Chân vẫn

còn lưu giữ đậm nét. Quận Hoàng Mai còn có nhiều làng nghề ẩm thực với c món ăn ngon nổi tiếngcủa đất Hà Thành, như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốcVânPháp.Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã viết trong sách Dư địa chí: Hoàng Mai có rượu tiến vua. Rượu làng Mơ ngon nổi tiếng trong vùng,“Rượu làng Mơ/ Cờ Mộ Trạch” hay “Rượu

làng Mơ/ Thơ Kẻ Lủ”. Tại Định Công hiện cóđền thờ ba anh em họ Trần là Tổnghề kim hoàncủa Việt Nam[41, tr.3 ].

Quận Hoàng Mai có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh nhân văn hóa quan trọng không chỉ với Thăng Long-Hà Nội, mà còn đối với cảnhước:Danh nhân Bùi Huy Bích (1744-1802), Nguyễn Công Thể (1683-1757), Nguyễn Trọng

Hợp. Vị tướng, nhà giáo và còn truyền dạy nghề đấu vật cho thanh niên những- năm 40 43 tướng Tam Trinhđã cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi tướng giặc đô hộ Tô Địnhàn t bạo. Tại làng Tương Mai, thực dân Pháp lập một trường bắn để quân lính,đồngtập bắn thời là pháp trường xử bắn đồng chí Hoàng Văn Thụ, Thường vụ TrungĐảngương Cộngsản Đông Dương

(24/5/1944), naylà Công viên Hoàng VănThụ.[ 41, tr.4]

2.1.3. Tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở

Tổ chức hệ thống chính trị cơ sở của quận Hoàng Mai bao gồm: Quận ủy, HĐND - UBND quận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể , tổ chức chính trị - xã hội của quận, các tổ chức cơ sở Đảng và 14 phường thuộc quận.

Quận có 79 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 14.000 đảng viên. Tuy là quận mới thành lập, có nhiều nhiệm vụ quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, song Quận ủy, UBND quận đã chỉ đạo ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình 04-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011 - 2015”; Kế hoạch của Quận ủy về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Kếhoạch của Quận ủy về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kế hoạch thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội về “Phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”, UBND quận xây dựng Đềán phát triển văn hóa quận Hoàng Mai giai đoạn 2014 - 2018, Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 28/02/2014 của UBND quận Hoàng Mai về “Xây dựng phát triển kinh tế- xã hội, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”. Quận ủy, UBND quận đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, UBMTQ Việt nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp quận và cấp phường với chủ trương và chương trình hành động: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tăng cường công tác tuyên truyền, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận động xây dựng nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh, hiện đại gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tạo lập môi trường sống an toàn, thân thiện, phát triển toàn diện cho thanh thiếu niên, trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, chú trọng công tác gia đình, thực hiện tốt công tác bình đẳng giới...Tăng cường hướng dẫn công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm các hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Ban tuyên giáo Quận ủy đã ban hành Hướng dẫn số 10-HD/BTG ngày 28/11/2016 về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Như vậy tổchức, hoạt động của hệthốngchính trị cở sở của quận Hoàng Mai đã tổ chức thực hiện Nghị quyết, triển khai,

lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát nghiêm túc các nhiệm vụ chính trị của quận trong đó có hoạt động QLNN về văn hóa. Các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn quận đã nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cùng với xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Có thể thấy quyết tâm chính trị của Thành ủy Hà Nội, Quận ủy Hoàng Mai và nhân dân trên địa bàn quận cùng chung tay xây dựng Thành phố vì hòa bình, con người Tràng An thanh lịch, văn minh xứng tầm với Thủ đô nghàn năm văn hiến.

Ban thường vụ Quận ủy hằng năm ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, UBND quận, UBMTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các ngành, địa phương, các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực văn hóa. Nhất là nội dung kiểm điểm trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, nhằm đánh giá chất lượng, đồng thời kiên quyết phê phán những những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các quan điểm sai trái, những thị hiếu không phù hợp, trên lĩnh vực văn hóa, quản lý văn hóa. Cán bộ, đảng viên cùng nhân dân trong quận nhận thức sâu sắc, có hành vi ứng xử, có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Hoạt động văn hóa của quận có những đặc thù:

Thứ nhất, mang đậm nét truyền thống lịch sử - văn hóa. Có 52 di tích lịch sử được xếp hạng trong đó 36 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và 16 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố. Gắn liền với lịch sử của đất nước như trước khi Đức Vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư đến định đô Thăng Long ở chỗ mà ngài gọi là Cao Vương cố đô Đại La Thành, trước cả khi Cao Biển và các “tiết lộ sứ”, “Kinh lược sử” có tòa đô bộphủ Đại La (từ thế kỷ VII đến thế kỷ X) Kinh đô Thăng Long

(từ thế kỷ XI trở đi), ở vùng bây giờ đang là quận Hoàng Mai của thủ đô Hà Nội. Đặc biệt là vào nửa cuối thế kỷ XIV, cả một thái ấp của một đại quan chức quí tộc nhà Trần là Trần Khát Chân cũng đã được cấp đất xây dựng ở đây, biến gần như cả nửa phái đông của miền này là đất “Cổ Mai - Kế Mai”. “Chiến dịch bao vây, giải phóng thành Đông Quan” của nghĩa quânLam Sơn, trận Mi Động (Mai Động) năm

1427 đánh đuổi cánh quân nhà Minh của Tống Bình Vương Thông gắn với các tướng Lam Sơn: Đinh Lễ, Nguyễn Xí, con đường đang mang tên “Tam Trinh”, sự kiện “Hội thề Đông Quan” (ngày 10 -12-1927), “Diệt Trịnh phù Lê”, giải phóng Thăng Long khỏi ách chiếm đóng của quân xâm lược Mãn Thanh (mùa xuân năm 1789), công lớn của Quang Trung Nguyễn Huệlà một di sản truyền thống đểlại cho ngày nay. Có chùa Nga My là một công trình Phật giáo có bề dày lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, xứng đáng là một di tích văn hóa quan trọng của Hà Nội, tọa lạc trong một cảnh quan đẹp, hữu tình, chùa có quy mô kiến trúc bề thế, hệ thống hiện vật đa dạng, phong phú. Chùa Nga My và

(đình Hoàng Mai) đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 5/2/1994 [ 41, tr.6,7].

Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, Quận Hoàng Mai đã đầu tư xây dựng, trùng tu, sửa chữa chống xuống cấp các di tích lịch sử, văn hóa như Đình thờ Trần Khát Chân, Đền thờ Nguyễn Tam Trinh, Lăng mộ Danh nhân Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Huy Bích, Tượng đài và công viên Hoàng Văn Thụ...

Thứ hai, mang đậm dấu ấn văn hóa làng nghề và ẩm thực của Hà Thành như

“Làng nghề kim hoàn” Định Công, với những vị “Tổ nghề” họTrần (ba anh em Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điển),làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (phường Thanh Trì), rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân (phường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ

(phường Mai Động), phường Vĩnh Hưng và phường Lĩnh Nam có nghề trồng hoa; phường Yên Sở có làng cá Yên Sở. Các lễ hội đình làng, lễ tế truyền thống được tổ chức hàng năm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc, của địa phương, nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, lịch sử đấu tranh đánh giặc của cha ông trong dựng nước và giữ nước [41, tr.5].

Thứ ba, các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật, đời sống văn hóa ở khu dân cư, thư viện, văn hóa đọc, các thiết chế văn hóa được quản lý chặt chẽ và nề nếp. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của các cơ quan, đơn vị, trường học, từ cấp phường đến cấp quận phát triển mạnh mẽ, chất lượng nội dung và hình thức của các chương trình tổ chức được nâng cao, được công chúng khen ngợi, nhân dân được

hưởng thụ, lan tỏa rộng khắp trên toàn địa bàn quận. Các chương trình, nội dung đặc sắc được lựa chọn và đại diện cho quận tham dự các cuộc thi do Thành phố tổ chức đạt nhiều giải cao, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân trong quận cùng chung tay “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tạo động lực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn hóa

ở khu dân cư. Các hoạt động văn hóa thể hiện văn minh, thanh lịch mang đậm nét của người Tràng An, gìn giữ truyền thống cách mạng của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn quận.

Thứ tư, tốc độ dân số cơ học tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa tăng mạnh, các loại hình dịch vụ liên quan đến văn hóa phát triển rộng khắp trên toàn địa bàn quận, như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 34 - 40)