Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 68 - 86)

Hoàng Mai

3.2.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Tuyên truyền là một bộ phận quan trọng của công tác chính trị tư tưởng. Trong điều kiện bùng nổ thông tin, vai trò của công tác tuyên truyền càng trở nên quan trọng trong việc định hướng thông tin, giáo dục, phổ biến cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tiếp nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ban thường vụ Quận ủy Hoàng Mai cần chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc thực hiện các nội dung giải pháp sau:

- Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên về vị trí, vai trò của công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền, vận động. Đưa công tác tuyên truyền vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng.

-Ngành Văn hóa Thông tin phải đổi mới trong công tác tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể chính trị làm tốt công tác tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên của mình bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ Việt Nam của quận và các tổ chức đoàn thể, gắn tuyên truyền với các phong trào thi đua ở đơn vị, cơ sở.

-Công tác tuyên truyền phải được chỉ đạo, triển khai thông suốt từ quận đến cơ sở, hình thức tuyên truyền phải được mở rộng, các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan bằng pa nô, khẩu hiệu...

-Hướng dẫn tổ chức học tập, quán triệt các kết luận, nghị quyết, giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật, đổi mới phương pháp truyền đạt với việc phát phiếu khảo sát lấy ý kiến đối với các đối tượng dự học.

-Quy hoạch, xây dựng các cụm tuyên truyền kết hợp với quảng cáo ở các vị trí thuận lợi, các khu vực có môi trường, cảnh quan, không gian, tầm nhìn trên toàn địa bàn quận. Xây dựng hệ thống panô cổ động trực quan trên các tuyến đường: Giải Phóng, Nguyễn Tam Trinh, Trương Định, vàng đai 3, vành đai 2,5 và các tuyến đường phố rộng từ 10m trở lên. Xây dựng và đổi mới liên tục nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trị, tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn hằng năm, mỗi trung tâm hành chính phường có một cụm panô cổ động trực quan.

-14/14 phường, trạm truyền thanh tại các điểm xây dựng khu phố văn hóa, duy trì thường xuyên hoạt động của hệ thống truyền thanh có dây và không dây.

-Tăng cường thành viên và chất lượng của đội Thông tin lưu động của quận biểu diễn, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của quận và cơ sở.

-Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời động viên, khen thưởng, nhân rộng những cách làm, mô hình hay trong công tác tuyên truyền; chủ động đấu tranh phản

bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận, làm mất an ninh trật tự ở địa phương.

3.2.2. Xây dựng, quy hoạch, chiến lược phát triển dịch vụ văn hóa tổng thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng thế mạnh của quận:

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa IX: “Sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ của 3 lĩnh vực chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững đất nước”[].

Căn cứ Quyết định số: 581/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

Quận ủy, UBND quận cần quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo quyết liệt ngành Văn hóa - Thông tin và các cơ quan có chức năng liên quan, quản lý chặt chẽ các sản phẩm kinh doanh về lĩnh vực văn hóa. Bởi vì các sản phẩm và dịch vụ văn hóa đang phát triển đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, trộn lẫn cả hình thái vật thể và phi vật thể, có khuynh hướng thương mại hóa trên địa bàn quận.

- Xây dựng, quy hoạch tầm chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận đến năm 2020 tầm nhìn 2030 để đáp ứng với nhu cầu hưởng thụ của người dân và phát triển phù hợp với kinh tế - xã hội của địa phương. Xác định rõ các sản phẩm và dịch vụ văn hóa là một hoạt động kinh tế đặc biệt, như mọi hàng hóa thông thường nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: Sản xuất băng đĩa nhạc, phim ảnh, tranh, tượng…, các sản phẩm và dịch vụ văn hóa của các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, giải trí, phát triển các tài sản văn hóa liên quan đến lối sống, phong tục, ẩm thực, nhà vườn…trên địa bàn quận.

-Ngành Văn hóa - Thông tin phải đánh giá và nhận thức đúng về giá trị và sức hấp dẫn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đề xuất cấp có thẩm quyền thừa nhận và tôn vinh, nét đặc trưng mang tính phổ biến và những nét đặc trưng riêng của quận được phát huy cao nhất.

- Quản lý chặt chẽ các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với tiêu chí, sản xuất và cung cấp dịch vụ văn hóa phải bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng như các hàng hóa thông thường, mà còn làm cho người sử dụng nó cảm nhận được các giá trị độc đáo văn hóa truyền thống của quận.

- Tăng cường công tác quản lý các dịch vụ về tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện văn hóa; tổ chức thi đấu thể thao; dựng biển thương hiệu quảng cáo, các loại hình văn hóa nghệ thuật, công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa đã hình thành và đang phát triển trên địa bàn quận.

-Huy động các nguồn lực, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh của quận, hạn chế phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, tài nguyên, vốn và chú trọng phát triển các ngành dựa trên đổi mới công nghệ và có hàm lượng tri thức cao.

QLNN về văn hóa gắn liền với xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, phát triển các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, hiệu quả, bền vững, góp phần vào phát triển văn hóa của quận trước mắt và lâu dài.

3.2.3. Đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, công trình văn hóa

Quận ủy, UBND quận cần chỉ đạo các phòng, ban, ngành, các phường, cơ quan, đơn vị, trường học thuộc quận quán triệt sâu rộng nghị quyết của Đảng về chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa của địa quận.

Tăng cường quản lý và xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ, hiện đại

ở 14 phường thuộc quận, tránh sự mất cân đối trong hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhân dân, không để tình trạng “trắng nhà văn hóa” khu dân cư, tổ dân phố, bởi không có thiết chế văn hóa, người dân khó có thể thực hành, trao truyền, hưởng thụ và lan tỏa những giá trị văn hóa trong cộng đồng. Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng. phấn đấu đến năm 2025, 100% 14/14 phường thuộc quận có đủ các thiết chế văn hóa và thư viện; 90 - 95% số khu dân cư có nhà văn hóa. Xây dựng một số công trình văn hóa hiện đại xứng tầm với sự phát triển của quận, của Thủ đô Hà Nội.

Tiến hành khảo sát, lập hồ sơ đề xuất bố trí quỹ đất, xây dựng các công trình, thiết chế văn hóa cơ sở, hiện tại có 149/184 khu dân cư có nhà hội họp, còn thiếu 35 khu dân cư chưa có nhà hội họp phấn đấu đến năm 2025 phải xây đủ 35 nhà hội họp cho các khu dân cư để đạt 100% khu dân cư có nhà hội họp sinh hoạt cộng đồng.

Đầu tư, nâng cấp, cải tạo, sữa chữa và kiến nghị UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các chủ đầu tư khi thực hiện các dự án xây dựng nhà ở trên địa bàn quận phải dành diện tích căn hộ tối thiểu bình quân 0.8m2/hộ để làm nơi sinh hoạt, hội họp cộng đồng của nhân dân.

Thường xuyên duy trì công tác bảo tồn, trùng tu, các thiết chế văn hóa truyền thống mang dấu ấn lịch sử, gắn liền với quá trình đánh giặc, giữ nước của cha ông.

Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước xã hội hóa các hoạt động phong trào, xây dựng nhà văn hóa, khu phố văn hóa và các thiết chế văn hóa, huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực của các chủ thể văn hóa trong xây dựng nội dung, chương trình hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn và mức sống của người dân, tránh phô trương hình thức, chạy đua theo thành tích, chỉ tiêu. Chính quyền không nên làm thay mà là người tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân quản lý và phát huy những giá trị tích cực của thiết chế văn hóa.

Đầu tư chiều sâu trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa, chuẩn hóa nghiệp vụ và áp dụng rộng rãi các chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm đạt trình độ công nghệ ngày càng phát triển có chất lượng cao. Đầu tư về nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng cho các phường còn khó khăn, cần có những nghiên cứu, đánh giá khảo sát về nhu cầu, tâm lý của người dân trong xây dựng thiết chế văn hóa. Xây dựng thiết chế văn hóa phải phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa địa phương và đáp ứng nhu cầu của người dân, tránh đơn điệu hóa một mô hình thiết chế văn hóa.

Kiện toàn mô hình phường văn minh đô thị, tổ dân phố văn hóa, nhà văn hóa, tạo không gian, môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, nhân văn. Trao quyền và khuyến kích người dân tham gia quản lý cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong sáng tạo, quảng bá văn hóa truyền thống của địa phương.

Xây dựng mạng lưới thư viện từ quận đến cơ sở, các trường học thuộc quận, 34/34 thư viện trường học đạt chuẩn, có phòng đọc đủ tiêu chuẩn, trang bị tủ sách phong phú và luân chuyển sách thường xuyên để phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân trong toàn quận.

Trong quản lý, vận hành các thiết chế văn hóa, cần xây dựng những mô hình thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng, học tập những mô hình hoạt động hiệu quả. Khai thác thiết chế văn hóa các trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao của quận, tự chủ về kinh phí, không sử dụng ngân sách, như: Nhà thi đấu Hoàng Mai, Trung tâm văn hóa phía đông, Trung tâm văn hóa Linh Đàm, khu văn hóa thể thao trung tâm hành chính quận, Trường TDTT thanh thiếu nhi... để phát huy vai trò, công năng của thiết chế văn hóa trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các loại hình nghệ thuật hiện đại trên địa bàn quận.

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển văn hóa

Để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, của Hội nghị 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và thực hiện các Luật trongđó có Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2013 đi vào cuộc sống. Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 11-7-2013 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động góp vốn tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa. Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai Luật Thủ đô, vẫn còn một số rào cản pháp lý chưa hiệu quả, ví dụ: Thành phố Hà Nội có 13 di tích quốc gia đặc biệt, 1.164 di tích cấp quốc gia trong đó quận Hoàng Mai có 36 di tích cấp quốc gia. Di tích thì liên tục xuống cấp, trong khi đó thủ tục tu bổ rườm rà, muốn sửa một bức tường cũng phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền. Trong lúc chờ công văn giấy tờ đi lại thì di tích tiếp tục xuống cấp thêm....

Quận ủy, UBND quận cần chỉ đạo, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, của Thành phố Hà Nội về lĩnh vực văn hóa. Đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xây dựng, điều chỉnh, bổ xung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, có cơ chế, chính sách mang tính đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, phù hợp với công tác quản lý, tình hình thực tiễn tại địa phương. Đây là những

hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn quận, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với hoàn thiện thị trường văn hóa. Trong xây dựng phát triển văn hóa, điều quan trọng nhất là cải cách thể chế văn hóa mà trước hết là đổi mới về tư tưởng, quan niệm về phát triển văn hóa mới, kết hợp giữa phát triển sự nghiệp văn hóa công ích với phát triển các ngành kinh doanh văn hóa.

Đề nghị các cấp cần có cơ chế, chính sách, quy định riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư, đóng góp trong xã hội hóa văn hóa, ví dụ: công tác thu - chi thuộc trách nhiệm của ngành tài chính, cho nên ngành văn hóa không thể chủ trì việc thực hiện cũng là một khó khăn... cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn về thiết kế sản phẩm, quản trị doanh nghiệp cho các làng nghề truyền thống như: Kim hoàn Định Công, Bánh cuốn Thanh Trì, Bún Tứ Kỳ Hoàng Liệt...thuộc quận Hoàng Mai.

Đối với việc xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, Thành phố Hà Nội được phép phạt gấp hai lần so với quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Song, các hoạt động karaoke và một số hoạt động nghệ thuật biểu diễn đem lại lợi nhuận cao cho nên một số quy định về mức phạt vẫn chưa đủ sức răn đe, cần nghiên cứu nâng cao mức phạt đối với một số vi phạm trong hoạt động này.

Đối với đội ngũ cán bộ, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền cần có cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng tăng thêm 01 biên chế (cán bộ chuyên trách làm văn hóa) tại cấp phường so với quy định hiện nay.

Đẩy mạnh hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát triển theo hướng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Lĩnh vực văn hóa của quận có nhiều đặc thù, trong quản lý còn nhiều bất cập, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền cần có cơ chế, chính sách riêng để việc triển khai Luật Thủ đô và thực hiện các quy định, cơ chế chính sách về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận đạt kết quả trong thời gian tới.

3.2.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý văn hóa

Thực hiện tinh thần các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hoàn thiện công tác quản lý văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 68 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)