Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở quận Hoàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 56 - 64)

Mai

2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Kết quả đạt được: Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy; HĐND- UBND Thành phố Hà Nội và Quận ủy, HĐND-UBND quận, ngành Văn hóa - Thông tin quận Hoàng Mai đã từng bước phát triển và chuyển biến tích cực trong công tác QLNN về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận. Công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được kịp thời, đổi mới tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, mang lại hiệu quả, lồng ghép các nội dung phong phú, phổ biến giáo dục pháp luật được người dân nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Công tác quản lý bảo tồn di tích và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được phát huy, nhân dân ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương và quản lý quy chế chặt chẽ, đúng quy định. Các hoạt động nghệ thuật, văn nghệ quần chúng được tổ chức sâu rộng, khích lệ được giới văn nghệ sĩ sáng tạo, sáng tác văn học nghệ thuật theo đúng chủ đề, các nội dung biểu diễn văn nghệ quần chúng được đổi mới và phong phú, đa dạng. Hoạt động quản lý các thiết chế văn hóa thông tin

cơ sở đúng với quy chế, quy định của pháp luật, các hoạt động tổ chức tại các khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa khu dân cư, nhà hội họp sinh hoạt cộng đồng được lồng nghép các nội dung gắn liền với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và trật tự văn minh đô thị. Công tác quản lý về hoạt động, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ văn hóa trên toàn địa bàn quận đi vào nề nếp, các cơ sở, các điểm tổ chức các hoạt động văn hóa thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được triển khai thường xuyên, công khai, minh bạch giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đúng với quy định của pháp luật. công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực văn hóa được kịp thời và dứt điểm. Công tác đánh giá, biểu dương, khen thưởng các tập thể, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, triển khai các nhiệm vụ về lĩnh vực văn hóa được động viên, đúng người, đúng với công việc.

Nhìn chung, đời sống cơ sở vật chất của người dân được nâng lên, đời sống tinh thần của nhân dân được thụ hưởng, các hoạt động văn hóa phát triển sâu rộng, có tính mới, tính chuyên nghiệp và thu hút đông đảo quần chúng tham gia, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, đẩy lùi tiêu cực, cán bộ, đảng viên, nhân trong quận chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế, quy ước, hương ước của địa phương, quy tắc ứng xử văn hóa, đoàn kết xây dựng quê hương Hoàng Mai giàu mạnh, văn minh - thanh lịch.

Nguyên nhân đạt được: Nghị quyết, chủ trương của Đảng có quan điểm, định hướng đúng đắn, phù hợp, hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước được thể chế hóa, hệ thống các cơ quan, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm, chú trọng, chỉ đạo sát sao, cho nên công tác QLNN về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận đi vào nề nếp, đặc thù địa lý, nguồn lực con người, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu quê hương...tạo nền tảng vững chắc

để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương.

Quận ủy, UBND quận đã định hướng, chỉ đạo, ban hành Nghị quyết, đề án, chương tình hành động, kế hoạch dài hạn, hằng năm, các văn bản hướng dẫn giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin và các cơ quan chức năng, UBND các phường phối

hợp, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của các cấp, tổ chức triển khai, thực hiện và xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đối với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trên toàn địa bàn quận. Khai thác các thế mạnh tiềm lực sẵn có của quận, nêu cao tinh thần sáng tạo, đột phá, nhân rộng các mô hình tiên tiến hoạt động hiệu quả, đồng thời khích lệ, tranh thủ sự đóng góp xã hội hóa các nguồn lực của mọi cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước đối với phát triển sự nghiệp văn hóa của quận.

Công tác QLNN về văn hóa được thực hiện nghiêm túc, gắn kết từ quận đến phường, các khu dân cư, tổ dân phố, bám sát địa bàn và nắm bắt kịp thời các phát sinh hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nêu cao tinh thần tự giác, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Các thiết chế văn hóa được đầu tư và có quy chế quản lý chặt chẽ, các nội dung và hình thức hoạt động được đổi mới, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh đô thị được triển khai tới từng hộ gia đình trong quận. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, xử lý vi phạm kịp thời, ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi các tệ nạn, các biểu hiện sai trái, lệch lạc, các tiêu cực xã hội trên địa bàn quận.

Hệ thống tổ chức, bộ máy được tinh gọn, công chức, cán bộ quản lý được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên tục, bài bản, phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy tích cực tính chủ động sáng tạo của cán bộ để công tác QLNN và các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận hiệu lực và hiệu quả.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Những tồn tại, hạn chế: Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai trò rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của nền văn hóa, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Trên phương diện vi mô, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, khu dân cư thuộc quận cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.

Trong những năm qua, chủ trương của Quận quá triệt tinh thần: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Ngành văn hóađã tập trung tham mưu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng thuận lợi. Tuy nhiên, công tác QLNN về văn hóa trên địa bàn quận còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế sau:

-Hoạt động quản lý văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường, nhưng dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm, khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận vẫn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

- Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, một số văn bản pháp luật về văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, chưa thực sự đi vào cuộc sống, việc triển khai tổ chức thực hiện còn chậm.

-Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự ngành văn hóa trong quận, nhất là khi mới sáp nhập các đơn vị sự nghiệp Văn hóa, Thông tin, Thể thao còn nhiều lúng túng, trong khi quản lý văn hóa là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, thì một số cán bộ trong lĩnh vực này (nhất là cấp phường) luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu công tác.

- Thực tế cho thấy, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý văn hóa chưa thực sự đi vào cuộc sống, ở một số phường lĩnh vực QLNN về văn hóa còn yếu kém. Sự tách bạch giữa QLNN với hoạt động sự nghiệp về văn hóa chưa rõ ràng, vẫn còn sự trùng chéo, nhầm lẫn giữa chức năng QLNN với chức năng triển khai các hoạt động mang tính sự nghiệp, có nơi còn có biểu hiện buông lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực như: di sản văn hóa, tổ chức lễ hội, bản quyền tác giả…

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung quản lý ở một số đơn vị còn yếu, ngân sách sử dụng chưa hiệu quả. Đặc biệt, còn lúng túng trong xử lý các hiện tượng văn hóa mới, như: văn hóa trên internet, văn hóa mạng, văn hóa giới trẻ, văn hóa các nhóm thiểu số trong xã hội, các loại hình nghệ thuật đương đại…

-Việc tổ chức một số phong trào văn hóa còn mang tính hình thức, bề nổi; nội dung phong trào còn nghèo nàn, hiệu quả xã hội chưa cao. Công tác quản lý tổ chức các lễ kỷ niệm, sự kiện, festival,… còn chưa sát sao, để xảy ra tình trạng lãng phí, phô trương, hình thức.

- Việc thực hiện các quy định của cấp trên về văn hóa còn hạn chế, nhất là thực hiện chương trình 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội về “Phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”.

- Hệ thống các thiết chế văn hóa giữa (05 phường thuộc quận Hai Bà Trưng)

(09 xã thuộc huyện Thanh Trì) còn có khoảng cách chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa, các bộ phận dân số di cư cơ học tăng nhanh không đồng đều.

-Việc kiểm soát xu thế thương mại hóa văn hóa thái quá trong kinh doanh sản phẩm và dịch vụ văn hóa, sự phục hồi, bùng phát hiện tượng mê tín dị đoan, các hủ tục còn chưa hiệu quả, v.v...

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do văn hóa là một ngành đa lĩnh vực, rất phức tạp, nhạy cảm, chứa đựng cả những yếu tố vật thể và phi vật thể mang tính đặc thù cao, nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, văn hóa dân tộc của địa phương đang bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa, với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, nên thường xuyên xuất hiện những vấn đề, hiện tượng văn hóa mới, phức tạp, không dễ giải quyết một sớm một chiều.

-Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện QLNN trên lĩnh vực văn hóa, nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền một số đơn vị phường cũng như người dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý.

- Hệ thống luật pháp liên quan đến văn hóa chưa đồng bộ, còn nhiều khoảng trống hoặc trùng chéo.

-Năng lực, nguồn nhân lực, cán bộ có chuyên môn được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành quản lý văn hóa trên địa bàn quận vẫn còn nhiều hạn chế, v.v...

Ngoài ra quận Hoàng Mai là quận thành lập trên cơ sở sáp nhập của (05

phường thuộc quận Hai Bà Trưng) (09 xã thuộc huyện Thanh Trì), nên đặc điểm tâm lý, phong tục, tập quán, dân trí, kinh tế ...có nhiều mặt khác nhau, không đồng nhất. Tình hình an ninh, trật tự, tôn giáo trên địa bàn quận còn nhiều phức tạp cho nên phát triển sự nghiệp văn hóa và QLNN về văn hóa trên địa bản quận còn chưa xứng tầm với vị thế của quận loại I của Thành phố Hà Nội.

Bài học kinh nghiệm:

Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu phát triển của lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ mới. Tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của việc thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật là để phục vụ đời sống chính của người dân.

Hai là, công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Đảm bảo nội dung tuyên truyền chính xác, phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Ba là, thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực văn hóa. Các ngành, chức năng phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Bốn là, tăng cường hiệu quả QLNN về lĩnh vực văn hóa, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng, buôn bán, kinh doanh và lưu giữ các sản phẩm văn hóa độc hại.

Năm là, nâng cao vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn, thực hiện tốt khả năng dự báo tình hình, duy trì thường xuyên chế độ thông tin về tác động xấu của các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hóa, để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết, xử lý kịp thời.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng QLNN về văn hóa trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội có những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực tế hoạt động quản lý của lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2013 đến 2018.

Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội, tâm lý, phong tục, tập quán, truyền thống cách mạng của địa phương, hệ thống chính trị cơ sở từ Quận ủy, HĐND - UBND quận, các phòng, ban, ngành, các phường, đơn vị, trường học thuộc quận thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đồng thời, chủ động, vận dụng linh hoạt vào tình hình đặc thù của quận, ban hành các văn bản theo quy định trong hoạt động quản lý văn hóa, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa dần được hoàn thiện đáp ứng với nhiệm vụ và vị trí việc làm, chính trị, an ninh - quốc phòng được giữ vững ổn định, củng cố lòng tin của nhân dân, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, quy chế dân chủ, quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực văn hóa đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quận. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiêu cực, hành vi vi phạm, tác động, xâm nhập, ảnh hưởng xấu đến trật tự văn minh đô thị, nếp sống văn hóa địa phương, nền văn hóa của đất nước, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và thắng lợi, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của quận của thành phố Hà Nội.

Bên cạnh những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của quận và đáp ứng được nguyện vọng của người dân Hoàng Mai trên lĩnh vực văn hóa đã đạt được trong thời gian qua. Song công tác QLNN về văn hóa trên địa bàn quận vẫ còn nhiều bất cập, hạn chế đó là: Các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể của địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)