1.3.1. Quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với viên chức
Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý của các cơ quan nhà nước bao gồm văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước các cấp. Pháp luật là toàn bộ các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định, bảo đảm bình đẳng, công bằng. Qua đó để điều tiết các hành vi, các quan hệ xã hội của con người được vận hành, thực hiện theo khuôn khổ của pháp luật, buộc mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Pháp luật về viên chức giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin.. là một trong những bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật. Trên cơ sở đó là nền tảng pháp lý để các ngành giáo dục, y tế, văn hóa thực hiện quản lý nhà nước, triển khai nhiệm vụ trong các lĩnh vực này từ thực tiễn. Do đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thực hiện hệ thống hóa các văn quy phạm pháp luật thuộc các ngành, lĩnh vực để thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước trong từng ngày tại các địa phương.
Nguồn: Tạp chí tổ chức nhà nước https://tcnn.vn/
1.3.2. Năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý nhà nước về viên chức
Trong công tác quản lý cần phải có nền tảng pháp luật để thực hiện những nhiệm vụ được giao, do đó phải áp dụng pháp luật một cách phù hợp trong thực tiễn, nếu áp dụng đúng sẽ thực hiện tốt công quản lý nhà nước và ngược lại.
Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên nâng cao trình độ quản lý, đổi mới xây dựng tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực thực hiện pháp luật để vận hành, phân công thực hiện quản lý hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về viên chức trong giai đoạn hiện nay.
Thực tiễn, đánh giá năng lực quản lý của bộ máy quản lý trên cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách, đưa ra những giải pháp phù hợp với từng địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức của từng viên chức trong từng ngành, lĩnh vực và mọi tầng lớp nhân dân tại các địa phương; thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác điều hành, quản lý nhà nước về viên chức, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của người dân tại địa phương.
QLNN về viên chức thực chất là một khâu của quản lý nhà nước nói chung. Đó là các yếu tố như cơ cấu, tổ chức, chức năng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, đội ngũ viên chức, chế độ, chức danh nghề nghiệp… Vấn đề chủ yếu ở đây
là sự phân công trong nội bộ hệ thống tổ chức, việc xác định nhiệm vụ cho các bộ phận, cơ quan khác nhau để tạo được sự điều hoà, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể của hệ thống các cơ quan hành chính sự nghiệp và cả bộ máy nhà nước nói chung. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tránh được sự chồng chéo, vướng mắc; năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy QLNN về viên chức đáp ứng được yêu cầu, năng lực chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, sẽ dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngược lại nếu cơ cấu bất hợp lý, năng lực không đáp ứng được yêu cầu sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động QLNN về viên chức ở các địa phương. Bộ máy QLNN về viên chức là một chỉnh thể và mỗi cơ quan hành chính sự nghiệp liên quan là một bộ phận, cả bộ máy chỉ hoạt động tốt khi mỗi bộ phận bảo đảm về năng lực, trách nhiệm, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vừa phối hợp tốt với các bộ phận khác để hoàn thành được mục tiêu chung.
1.3.3. Chất lượng của đội ngũ công chức quản lý và viên chức
Chất lượng viên chức là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Đánh giá năng lực của viên chức trên cơ sở trình độ chuyên môn, năng lực công tác, kỹ năng nghề nghiệp, kết quả công tác và sự cống hiến, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của viên chức trong thực tiễn.
Thể chế quản lý cán bộ, công chức nói chung bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển, luân chuyển, đề bạt, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ bằng vật chất và khuyến khích tinh thần. Thể chế quản lý cán bộ, công chức còn bao gồm bộ máy, tổ chức nhà nước và các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, các quy định về khen thưởng, kỷ luật. Hệ thống thể chế quản lý cán bộ, công chức đầy đủ, có chất lượng, được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, công khai, minh bạch, dân chủ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp.
Chất lượng của đội ngũ viên chức luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một nền hành chính nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân được thực hiện trên cơ sở xây dựng đội ngũ viên chức tâm huyết, nhiệt tình trong công tác, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu trong từng ngành, lĩnh vực.
Để có được đội ngũ viên chức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên trên thì các cấp có thẩm quyền phải xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện pháp luật về thực hiện tuyển dụng, xét tuyển, bầu cử theo theo chỉ tiêu biên chế, cơ cấu tổ chức cán bộ để thực hiện QLNN và viên chức được tuyển dụng thông qua hợp đồng làm việc, xác định vị trí việc làm theo đúng trình tự, quy trình, pháp luật quy định. Việc xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ viên chức với các tiêu chí sự phân biệt rõ từng nhóm đối tượng phù hợp với yêu cầu và nội dung quản lý; trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ viên chức; kỹ năng nghề nghiệp; ý thức chấp hành kỷ luật của viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Chính vì vậy nếu chất lượng viên chức đảm bảo sẽ dẫn đến chất lượng công việc và nhiệm vụ được giao của viên chức được đảm bảo, nâng cao chất lương công tác QLLN về viên chức tại các địa phương.
Biểu đồ 1.3. Hệ thống Quản lý cán bộ công chức viên chức
Nguồn: Đề án xác định vị trí việc làm
1.3.4. Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền
Lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện hiệu quả hơn các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác QLNN về cán bộ nói chung và QLNN về viên chức nói riêng. Qua đó, bảo đảm tạo chuyển biến hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm và hành động của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị và đội ngũ viên chức, người lao động trong mối quan hệ với nhân dân; có giải pháp tốt hơn trong nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường phục vụ nhân dân, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của QLNN và triển khai chính sách về viên chức ở các địa phương.
Không chỉ riêng với việc QLNN về viên chức mà tất cả các lĩnh vực, nếu có sự lãnh đạo thường xuyên, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng thuận, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân thì chắc chắn rằng các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ được triển khai rộng khắp, đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng trên địa bàn.
Chính vì vậy, cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành liên quan trong
công tác QLNN về viên chức, tăng chỉ số hài lòng của người dân, đơn vị về sự phục vụ của các cơ quan nhà nước và đội ngũ viên chức. Cấp ủy, chính quyền cần tổ chức tốt công tác tiếp dân; phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp trong việc đối thoại với nhân dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị, bức xúc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tạo điều kiện thuận cho mọi người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội, góp ý, kiến nghị những vấn đề liên quan đến QLNN về viên chức và triển khai thực hiện chính sách viên chức, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa đảng, nhà nước và nhân dân tại các địa phương.
Đổi mới sự lãnh đạo, xây dựng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Do đó lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền có ảnh hưởng rất lớn đến QLNN về viên chức trong thực tiễn ở các địa phương.
Kết luận Chương 1
Chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về viên chức, khái quát về viên chức, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về viên chức, đồng thời phân tích nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về viên chức tại các địa phương. Qua đó, phân tích, làm rõ các các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về viên chức như quy định pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý nhà nước về viên chức; Chất lượng của đội ngũ công chức quản lý và viên chức; Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền trong thực tiễn. Từ những phân tích trên, cho thấy được tầm quan trọng của quản lý nhà nước về công tác cán bộ nói chung và viên chức nói riêng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về viên chức, từng bước đổi mới nội dung, phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và viên chức, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật còn
gặp nhiều khó khăn, hệ thống thể chế quản lý nhà nước về viên chức vẫn chưa đầy đủ, chưa tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động thực thi nghiệp vụ của viên chức ...., để làm rõ hơn những nội dung này, luận văn tiếp tục nghiên cứu tại Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC TẠI HUYỆN