bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
3.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước về viên chức phải gắn với các yêu cầu về cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cho nhân dân ở địa phương
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII xác định mục tiêu “Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công”, nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, để người dân ngày càng hài lòng với dịch vụ công nhận được. Bên cạnh bảo đảm số lượng dịch vụ công, tính bao quát của dịch vụ công thì chất lượng dịch vụ công, thái độ cung ứng dịch vụ công là những mục tiêu cần phải đạt được.
Các đơn vị sự nghiệp công lập phải chủ động, tích cực trong công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Đảm bảo số lượng, chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dân về các dịch vụ công tại các địa phương. Thực hiện tốt quản lý nhà nước về viên chức trong công tác tuyển dụng, đào tạo, thăng hạng, thi đua khen thưởng, chức danh nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Xây dựng các cơ chế, chính sách, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức theo từng lĩnh vực chuyên môn; phân loại, đánh giá viên chức đúng thực chất kết quả nhiệm vụ công tác, tạo cơ sở để sắp xếp lại đội ngũ viên chức, quy hoạch, sử dụng viên chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm được phân công tại các địa phương.
Các cấp chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tổ chức, bố trí, phân công nhiệm vụ, xác định vị trí việc làm phù hợp
với từng viên chức; nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ viên chức trong thực thi nghề nghiệp; đổi mới cơ chế chính sách tự chủ, phân bổ kinh phí thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2. Tăng cường quản lý nhà nước về viên chức phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức
Xây dựng đội ngũ viên chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao tại các địa phương.
Tạo cơ sở pháp lý để đổi mới mạnh mẽ cơ chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp; tạo điều kiện để viên chức có thể phát huy tài năng, sức sáng tạo, khả năng cống hiến trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát huy vai trò của Công đoàn viên chức cấp huyện, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, cán bộ, viên chức, tổ chức Công đoàn thông qua việc tổ chức cho cán bộ, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách cán bộ, viên chức, lĩnh vực tiền lương, BHXH, nghỉ dưỡng, thai sản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của từng viên chức trên địa bàn huyện.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị tăng cường nhiệm vụ giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí, thực hiện nội quy, quy chế và các chế độ, chính sách đối với viên chức, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở từng cơ quan, đơn vị tại các địa phương. Đồng thời thông qua hoạt động giám sát, Ban Thanh tra nhân dân đề xuất, kiến nghị lãnh đạo đơn vị, cơ quan có thẩm quyền khắc phục, điều chỉnh những hạn chế trong thực hiện chính sách của viên chức, nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, yên tâm công tác tại địa phương.
3.1.3. Tăng cường quản lý nhà nước về viên chức trên tinh thần thương tôn pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp luật là một yêu cầu pháp lý cơ bản. Trước những yêu cầu trong tình hình mới, việc tăng cường quản lý nhà nước về viên chức, nâng cao ý thức, tinh thần thượng tôn pháp luật đối với viên chức là một nghĩa vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đội ngũ cán bộ, viên chức và từng thành viên trong xã hội.
Các cấp, các ngành, địa phương cần thường xuyên thực hiện việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng pháp luật. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, xây dựng pháp luật có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn..., đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước, thực hiện quy trình làm luật trong giai đoạn hiện nay.
Đảm bảo thực hiện công tác theo dõi, đánh giá tình hình và năng lực phản ứng chính sách trong việc tổ chức thi hành pháp luật.
Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật tại các địa phương.
Cần xác định phát triển vững bền kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước về viên chức phải được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đặt lên hàng đầu, qua đó xây dựng văn hóa ửng xử công sở cho cán bộ, viên chức, xây dựng nếp sống văn hóa thường xuyên của mỗi người dân, mỗi cộng đồng xã hội trên địa bàn huyện.
3.1.4. Tăng cường quản lý nhà nước về viên chức có tính chất đồng bộ
Các cấp, các ngành tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, năng động sáng tạo, ứng dụng thành thạo kỹ thuật hiện đại trong kỹ năng nghề nghiệp và công tác điều hành quản lý nhà nước về viên chức trên địa bàn huyện.
Tiếp tục đổi cách tư duy và phương thức tổ chức, điều hành, quản lý nhà nước về viên chức, đề cao trách nhiệm, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về viên chức dựa trên nhu cầu, vị trí việc làm, điều kiện thực tiễn tại địa phương.
Thực hiện tốt công tác chuẩn hóa cán bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý, tham mưu và viên chức trong các đơn vị sự nghiệp.
Tiếp tục đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện pháp luật về viên chức, trong đó có quản lý, sử dụng viên chức, từng bước cải cách nền hành chính trên địa bàn huyện.
Xây dựng cơ chế chính sách, xác định vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với nhiệm vụ được phân công trong từng ngành, lĩnh vực. Qua đó nâng cao chất lượng viên chức, hiệu quả quản lý và sử dụng viên chức hợp lý trên địa bàn huyện.