Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÒNG, CHỐNG MA túy từ THỰC TIỄN THỊ xã BUÔN hồ, TỈNH đắk lắk (Trang 28 - 36)

1.4.1. Tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Tác động của tình hình tệ nạn, tội phạm ma túy trên thế giới và khu vực: Theo đánh giá của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), tình hình tội phạm ma túy sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường [9]. Tình hình các tội phạm về ma túy trên thế giới diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, xuất hiện nhiều loại ma túy mới như các loại thực vật dạng cỏ, nhiều dạng ma túy mới chưa có trong các danh mục cấm. Tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển và sử dụng các loại ma túy tổng hợp, Heroin, các chất hướng thần gia tăng ở hầu hết các Châu lục, quốc gia trên thế giới, nếu không có biện pháp kiềm chế thì xu hướng này có thể rất khó kiểm soát và trở thành vấn nạn lớn. Với địa hình khá phức tạp, đường biển kéo dài, một số quốc gia có dân trí thấp nên Châu Á đã trở thành thị trường tiêu thụ nhiều loại ma túy từ thuốc phiện, các loại ma túy dạng thực vật, phổ biến nhất vẫn là ma túy tổng hợp và các chất hướng thần. Vì lí do trên, khu vực Đông Nam Á cũng bị tác động không hề nhỏ, diện tích, sản lượng thuốc phiện liên tục tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, cây thuốc phiện được trồng trên diện tích lớn thậm chí trong các nhà kính ở đô thị. Các đường dây vận chuyển ma túy từ các nước Mỹ La-tinh được phát hiện, bắt giữ gần đây cho thấy loại tội phạm này đang nhằm vào thị trường khu vực Đông Nam Á. Khu vực Tam giác vàng tiếp tục trở thành trung tâm sản xuất ma túy tổng hợp của thế giới, hình thành những đường dây mua bán, vận chuyển lớn trong khu vực, trong đó, có Việt Nam. Cộng đồng ASEAN được hình thành cùng với sự hội nhập và giao thương kinh tế,với những chính sách thông thoáng thì đó cũng là mặt trái tạo điều kiện để các loại tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng lợi dụng triệt để hình thành các tổ chức Mafia, hoạt động tội phạm ngày càng tinh vi, thủ đoạn. Việc mua bán, vận chuyển ma túy tạo nên một khoản thu nhập siêu lợi nhuận nên một số ít quốc gia có xu hướng hợp pháp hóa việc sử dụng và lưu hành một số loại ma túy phổ

biến. Điều này tạo nên những tác động trái chiều, ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, truyền thống của mỗi dân tộc trong khu vực. Việc làm trên cũng gây nên những tác động tiêu cực trong việc đề ra phương hướng, chiến lược về phòng, chống ma túy lâu dài tại nước ta.

Tác động của tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy ở nước ta:

Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta giai đoạn 2017-2020 được dự báo vẫn diễn biến phức tạp do tác động của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, biểu hiện ở các mặt sau:

- Nguồn lợi thu được từ ma túy là siêu lợi nhuận, nên các hoạt động để kiếm lời từ ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động. Phương thức, thủ đoạn thay đổi thường xuyên để “qua mắt” lực lượng chức năng chúng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại để liên, quá trình vận chuyển ma túy trên các tuyến giao thông, phương tiện giao thông linh hoạt, sử dụng các lối mòn độc đạo khó phát hiện. Quá trình sản xuất, vận chuyển ma túy chúng luôn trang bị vũ khí quân dụng, hung khí nguy hiểm sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị lực lượng chức năng phát hiện, truy đuổi; tội phạm về ma túy thường xuyên nắm bắt những kẽ hở mà các cơ quan chức năng chưa kiểm soát, thiếu đề phòng từ cơ sở hạ tầng, tình hình giao thông, phương tiên liên lạc, thương mại trong nước và khu vực, đặc biệt là kẽ hở từ pháp luật mỗi nước để thực hiện hành vi phạm tội.

- Do ảnh hưởng bởi vị trí địa lý, tác động của nhu cầu trong nước nên các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia và quốc tế tiếp tục hoạt động nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ và trung chuyển (chỉ khoảng 20% lượng ma túy thẩm lậu vào được sử dụng trong nước). Tình hình phức tạp trên tất cả các tuyến (đường bộ, đường hàng không, đường biển) và trên nhiều địa bàn.

- Số lượng người nghiện ma túy trong nước lớn (hơn 0,2% dân số); thành phần người nghiện đa dạng; tỷ lệ người nghiện, sử dụng ma túy phạm các tội hình sự khác cao (trên 34% tổng số người phạm tội), đặc biệt là số người nghiện, sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng, thường phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang, bất ổn trong xã hội; phạm vi tác động của tệ nạn ma túy

rộng (hơn 72,3% số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy) và chưa có xu hướng giảm sẽ tác động đến tình hình quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và các chính sách kinh tế - xã hội theo chiều hướng tiêu cực.

- Trong quá trình quản lý nhà nước hiện nay vẫn còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém trong một số lĩnh vực: tình trang di dân tự do, những khó khăn về kinh tế; truyền thống và kinh nghiệm canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến tình trạng trồng cây thuốc phiện vẫn còn diễn biến khá phức tạp, thêm vào đó đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống ở vùng núi, vùng cao, đi lại khó khăn nên các lực lượng chức năng khó phát hiện; bên cạnh đó tội phạm về ma túy lợi dụng khoa học - kỹ thuật và sự yếu kém hiểu biết của nhân dân để hoạt động tội phạm; những năm gần đây tình trạng trồng cây thuốc phiện có chứa chất ma túy, sản xuất trái phép chất ma túy được kiểm soát phần nào nhưng thay vào đó là sự phát triển của các loại ma túy tổng hợp và các loại thực vật khô có chứa chất gây nghiện, nhiều dạng không có trong danh mục cấm của Chính phủ gây khó khăn cho lực lượng khi xử lý các tội phạm buôn bán, sử dụng những loại ma túy dạng mới này.

1.4.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy, Luật phòng, chống ma túy, quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy của các cơ quan như sau:

Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trong việc thực hiện, phối hợp thực hiện các hoạt động, theo đó: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng với nhà trường, các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí chủ động tuyên truyền đến cá nhân, gia đình và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đặc biệt các cơ quan, tổ chức này trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, nòng cốt là đơn vị vũ trang nhân dân, thông qua việc tổ chức tuyên truyền để người dân, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên nhận biết được tác hại của ma túy; nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và

toàn xã hội trong việc quản lý, giáo dục con em của mình tránh xa các tệ nạn ma túy. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ những buổi tuyên truyền trực tiếp, từng cơ quan, tổ chức chủ động lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật, của nhà nước về phòng, chống ma túy; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người của cơ quan, tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma túy và các hoạt động liên quan đến ma túy. Tăng cường hơn nữa công tác giám sát hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ quan, trường học, các cơ sở giáo dục, nghề nghiệp khác và trên địa bàn dân cư nhất định. Tùy theo tình hình ở mỗi địa phương, chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan có liên quan để quản lý các đối tượng nghiện ma túy, vận động cai nghiện ma túy hoặc có biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc. Qua đó, tạo điều kiện để người nghiện, sau cai nghiện được tham gia giáo dục, học nghề, tìm việc làm... quan trọng nhất là giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tổ chức các biện pháp điều trị, giáo dục để phòng, chống tái nghiện.

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc CAND, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan khác thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Ngoài nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, các cơ quan này phải gương mẫu đi đầu trong công tác tổ chức phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị mình như: phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ đơn vi mình tham gia tệ nạn ma túy. Thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chùng nhân dân phát hiện, tố giác với tệ nạn ma túy ở địa phương mình. Cán bộ, công chức, cán bộ chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang nhân dân đấu tranh tích cực đối với tệ nạn ma túy, tạo niềm tin và chỗ dựa cho nhân dân cùng tham gia. Tuân thủ các biện pháp nghiệp vụ, thường xuyên thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để áp dụng vào thực tiễn, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn từ xa,

kể cả mầm mống tệ nạn đang có nguy cơ làm cho tệ nạn ma túy tăng cao. Tùy từng nhiệm vụ của từng đơn vị vũ trang mà xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần do cơ quan, đơn vị thuộc mình quản lý và kiểm soát.

1.4.3. Hệ thống văn bản pháp luật

Hệ thống pháp luật thực tiễn cho thấy, hệ thống khuôn khổ pháp luật về đấu tranh phòng, chống ma túy khá nhiều song không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh trong thực tế. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy còn nhiều vấn đề khó khăn cần được giải quyết. Nhiều tình huống, vụ việc cụ thể không có văn bản pháp luật áp dụng, có nhiều tình huống, vụ việc cụ thể xảy ra nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật hoặc chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, thực tiễn đặt ra, cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp với từng cơ quan quản lý. Một số quy định của pháp luật, văn bản quy pháp pháp luật chưa đồng bộ, thiếu chưa chặt chẽ tạo ra một số kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy. Việc thiếu những quy định pháp luật cụ thể, minh bạch đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các hoạt động quản lý nhà nước trong công tác này từ cấp trung ương đến các địa phương cụ thể. Do đos, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của các cơ quan quản lý nhà nước là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan mà không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc sự áp dụng pháp luật một cách tùy nghi. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà không được giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn. Chính vì vậy, nếu thực hiện tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác quản lý và thực thi pháp luật, ngược lại nếu thực hiện không tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn sẽ dẫn đến việc bỏ lọt các hành vi, các vi phạm gây ra tác động tiêu cực trong xã hội.

Việc thực thi pháp luật về đấu tranh phòng, chống ma túy hiện nay kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm hoạt động phát triển. Thực tiễn cho thấy hệ thống pháp luật ở nước ta về công tác phòng ngừa, ngăn chăn còn thiếu và hạn chế. So với các quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn thiện, các quốc gia trong khu vực và pháp luật quốc tế thì hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều mặt hạn chế, bất cập, chưa thực sự tương thích và đồng bộ, chưa có hiệp ước về dẫn độ cũng là nguyên nhân, kẽ hở để tội phạm ma túy và một số loại tội phạm lợi dụng hoạt động. Ngoài những bất cập trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thì chủ trương chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật chậm đổi mới, đã bộc lộ những yếu kém, thậm chí là sơ hở để cho một số cơ quan, tổ chức, đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội và thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Do đó phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ở nước ta nói chung, hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy nói riêng. Ngoài những quy định về tội phạm ma túy được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự thì cần nghiên cứu sửa đổi các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương cho phù hợp với tình hình và xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Luật phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành, khắc phục kịp thời những hạn chế thiếu sót còn tồn tại.

1.4.4. Yếu tố con người

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu mới đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách cần thiết. Công tác quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy muốn thành công và đạt được hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ của các cán bộ, công chức. Do vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Công tác đấu tranh chống tội phạm, trong đó có tội phạm, tệ nạn ma túy của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói phụ thuộc phần lớn vào trình độ nghiệp vụ, pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức. Yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cán bộ, công

chức làm công tác này phải có trình độ, năng lực nhất định, song cùng với quá trình hội nhập dẫn đến một số cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, thậm chí là tiếp tay cho tội phạm, tệ nạn ma túy. Trong quá trình công tác khi được giao nhiệm vụ đôi lúc còn né tránh, buông lỏng công tác quản lý, đấu tranh trấn áp tội phạm, tệ nạn này. Hiệu quả quản lý nhà nước trong đấu tranh phòng, chống ma túy còn bị tác động rất lớn bởi ý thức và sự tham gia của quần chúng nhân dân. Ở đâu có sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, ở đó tội phạm, tệ nạn không có điều kiện tồn tại. Một số địa phương chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân nên phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống tệ nạn và tố giác tội phạm ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÒNG, CHỐNG MA túy từ THỰC TIỄN THỊ xã BUÔN hồ, TỈNH đắk lắk (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)