Thực trạng tệ nạn ma túy trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÒNG, CHỐNG MA túy từ THỰC TIỄN THỊ xã BUÔN hồ, TỈNH đắk lắk (Trang 36 - 42)

2.1.1. Khái quát chung về thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Thị xã Buôn Hồ được thành lập vào ngày 23/12/2008 theo Nghị định số 07/NĐ-CP của Chính phủ, là đô thị trung tâm có vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk 40 km về phía Đông Bắc, chạy dọc theo Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh):

- Phía Đông giáp huyện Krông Năng, EaKar; - Phía Tây giáp huyện Cư M’Gar;

- Phía Nam giáp huyện Krông Pắk; - Phía Bắc giáp huyện Krông Búk.

Bên cạnh đó Thị xã Buôn Hồ còn có các tuyến quốc lộ huyết mạch nối liền các tỉnh Gia Lai, Kon Tum với Thành phố Buôn Ma Thuột. Hệ thống giao thông thuận lợi, đường ô tô đến hầu hết các trung tâm đông dân cư theo tuyến Quốc lộ 14, quốc lộ 29 và các tuyến đường liên xã, liên phường, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại.

Thị xã Buôn Hồ có diện tích 28.205,89 với hơn 101.554 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 phường: An Lạc, An Bình, Thiện An, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và Đạt Hiếu; 05 xã: Ea Siên, Ea Đrông, Ea Blang, Bình Thuận và Cư Bao. Hiện tại, trên địa bàn có hơn 22 dân tộc anh em cùng sinh sống như: GiaRai, Kinh, Tày, Ê Đê, Nùng… Do vậy, nền văn hóa, phong tục tập quán trên địa bàn khá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc tây nguyên hiện vẫn còn được lưu giữ.

Thị xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có biểu hiện đặc trưng của vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ.

Thông thường mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700mm, nhiệt độ trung bình là 24.0C. Với lợi thế về thời tiết nên rất thuận lợi cho các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu và các loại cây ăn trái và cây lương thực như ngô lai, đậu tương.

Hiện nay, Buôn Hồ đã là "tâm điểm" của vùng chuyên canh cây cà phê nổi tiếng, được trải rộng ra các huyện lân cận, bao gồm huyện Cư M'gar, Krông Năng, Ea H'Leo và Krông Buk với diện tích gần 100.000 ha. Ðồng thời, đây cũng là vùng có hệ sinh thái phong phú và đa dạng với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tiêu biểu như: đèo Hà Lan, rừng thông Buôn Tring... nên rất có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Ở đó Buôn Hồ được coi như một "địa chỉ đỏ" có sức lan tỏa, ảnh hưởng rộng khắp toàn vùng. Với những đặc trưng đó, Buôn Hồ được xác định là đô thị kinh tế- sinh thái-văn hóa cấp vùng của tỉnh.

Khai thác thế mạnh của thiên nhiên, điều kiện văn hóa, xã hội để phát triển du lịch văn hóa - sinh thái, hướng dẫn người dân trong việc tạo việc làm, tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, cải thiện đời sống cho đồng bào nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững quốc phòng - an ninh, là vấn đề đang được cấp ủy, chính quyền của tỉnh Đăk Lăk và thị xã Buôn Hồ quan tâm thực hiện, góp phần phát triển một cách toàn diện hoạt động kinh tế - xã hội của thị xã.

Bên cạnh những thuận lợi như vậy thì thị xã Buôn Hồ cũng có một số khó khăn nhất định như:

- Đa số nhân dân trên địa bàn còn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm hơn 70 % dân số, còn lại là kinh doanh buôn bán, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Đời sống nhân dân trong các xã vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy nên có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí trong vùng.

- Địa hình khá phức tạp, độ dốc cao ảnh hưởng đến các vấn đề tưới tiêu trong sản xuất và đời sống cũng như các hoạt động giao thông vận tải nội địa.

- Dân số cơ học tăng nhanh trong khi đó diện tích đất tự nhiên cố định hiện là áp lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội là vấn đề đang cần giải quyết.

2.1.2. Khái quát tệ nạn ma túy trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Thị xã Buôn Hồ có vị trí nằm ở phía bắc thành phố Buôn Ma Thuột, giáp ranh với 04 huyện Cư M'gar, Krông Năng, Ea H'Leo và Krông Buk, có tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 29 đi qua, dân cư đông, có một lượng lớn người nhập cư từ nơi khác đến địa bàn thị xã sinh sống. Chính vì vậy mà tình hình về tệ nạn và tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, ma túy xuất hiện đến vùng sâu, vùng xa. Các đối tượng chủ yếu phạm tội về mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phương thức hoạt động phạm tội về ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các đối tượng thường móc nối với nhau qua phương tiện thông tin liên lạc công nghệ hiện đại gây khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý và thu thập tài liệu chứng cứ để đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn. Thủ đoạn mua bán ma túy với nhiều hình thức ngụy trang không qua giao nhận trực tiếp đã gây khó khăn cho công tác bắt quả tang. Nhiều loại ma túy tổng hợp mới xuất hiện nhất là Cỏ Mỹ. Tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy trên địa bàn thị xã Buôn Hồ diễn biến phức tạp, phát hiện tội phạm và tệ nạn ma túy ở 12/12 xã, phường.

Trong quản lý con người, quản lý nhân hộ khẩu ở các xã, phường vẫn còn nhiều sơ hở, không nắm bắt hết các đối tượng đến tạm trú, tạm vắng; Công tác phòng ngừa nghiệp vụ, theo dõi, quản lý, các đối tượng có tiền án, tiền sự cũng như việc tuần tra, canh gác của các tổ dân phố, bảo vệ thôn buôn và của Cơ quan công an một số địa phương trong thời gian qua chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Công tác phòng ngừa xã hội đạt hiệu quả chưa cao, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm còn hạn chế, chưa phát huy hết được tác dụng, chưa huy động được đông đảo nhân dân và toàn bộ hệ thống chính trị tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Việc phối hợp quản lý, giáo dục giữa gia đình và xã hội đối với một số đối tượng nghiện ma túy,

có tiền án, tiền sự, nhân thân xấu còn chưa đạt hiệu quả cao, dẫn đến việc các đối tượng này thường xuyên dụ dỗ, lôi kéo người khác mua bán, sử dụng chất ma túy....

Số người nghiện, người sử dụng loại ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng, nhất là tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp theo xu hướng tập thể tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như: Karaoke, nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn. Các đối tượng sau khi áp dụng các biện pháp cai nghiện đa phần tái nghiện trở lại. Người nghiện ma túy ngoài xã hội trong các tháng cuối năm có chiều hướng giảm dần do người nghiện bị đưa đi cai nghiện bắt buộc và bị bắt tạm giữ, tạm giam để điều tra. Công tác phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa xã hội được chú trọng nên trên địa bàn không để xảy ra trồng cây có chứa chất ma túy.

Chưa phát hiện, xử lý vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất của các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn thị xã.

Tình hình tệ nạn ma túy diễn biến khá phổ biến, phức tạp và có chiều hướng gia tăng theo từng năm. Các đối tượng chủ yếu phạm tội về mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Đáng chủ ý là các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt để qua mắt các cơ quan chức năng. Các đối tượng móc nối nhau qua phương tiện thông tin liên lạc công nghệ hiện đại gây khó khăn cho công tác theo dõi, thu thập tài liệu chứng cứ. Thủ đoạn mua bán ma túy không qua giao nhận trực tiếp đã gây khó khăn cho công tác bắt quả tang. Nhiều loại ma túy tổng hợp mới xuất hiện nhất là Cỏ Mỹ, bóng cười. Tình hình người nghiện ma túy gia tăng đáng kể so với năm 2018 nhưng đã giảm dần từ đầu năm 2019 đến cuối năm 2019 do nỗ lực trong đưa đi cai nghiện bắt buộc. Người nghiện ma túy tổng hợp ngày càng tăng cao, kéo theo các hoạt động tổ chức, môi giới sử dụng trái phép chất ma túy cũng tăng cao. Tình hình mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng. Trong đó tập trung tại các địa bàn trọng điểm như: phường Bình Tân, phường An Lạc và xã Ea Siên. Ma túy chủ yếu là hêrôin, Methamphetamine. Bên cạnh đó tình hình người nghiện ma túy tiếp tục tăng và diễn biến phức tạp, toàn thị xã có 61 người nghiện ma túy (năm 2018 tăng 18 người so với cùng kỳ năm 2017) Lý do

tăng: phát hiện mới 22 người, hết thời gian cai nghiện bắt buộc trở về địa phương 05 người, đưa đi cai nghiện bắt buộc 09 người, chết 01 người. Tập trung ở xã Ea Siên, xã Bình Thuận; phường An Lạc và phường An Bình [10].

Bảng 2.1.Số liệu đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Năm 2017 2018 2019 2020 Tổng

Số hồ sơ đề nghị 08 11 19 17 55

Số người bị áp dụng 06 09 18 10 43

Nguồn: Công an thị xã Buôn Hồ

Bảng 2.2.Số liệu các vụ án đã khởi tố Năm 2017 2018 2019 2020 Tổng Số vụ án khởi tố 06 vụ - 06 bị can 05 vụ - 06 bị can 09 vụ - 09 bị can 15 vụ - 20 bị can 35 vụ - 41 bị can Thu giữ - 2,7572 gam Hêroine - 28,9493 gam methaphe tamine - 0,28 gam Hêroine - 3,8534 gam methaphe tamine - 2,621 gam Hêroine - 107,6644 gam methapheta mine - 2,6717 gam Hêroine - 26,569 gam methaphetami ne - 6,2304 gam thuốc phiện - 12,60 gam FUB-144 và FUB-AMB; - 0.98 gam 5F- MDMB-PICA. - 11,2871 gam Hêroine - 38,697.1827 gam methaphetamine. - 6,2304 gam thuốc phiện - 12,60 gam FUB-144 và FUB-AMB; - 0.98 gam 5F- MDMB-PICA. Nguồn: Công an thị xã Buôn Hồ

2.1.3. Khái quát công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm gần đây, các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là UBND thị xã thị xã đã từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước,

sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và hỗ trợ sau cai nghiện, kìm hãm sự gia tăng số người nghiện mới, quản lý chặt chẽ người nghiện ngoài cộng đồng, không để phát sinh tụ điểm phức tạp, góp phần xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Về công tác phòng ngừa xã hội: Công an thị xã đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 21/CT – TW ngày 26/03/2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác

phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” [3] nhằm phát huy sức

mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm về ma túy đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tham mưu cho công an thị xã triển khai thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản trên địa bàn thị xã theo Chị thị 02, các Thông tư 18, 19, 20, 21, 22 của Bộ Công an về hướng dẫn một số nội dung về công tác công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Ngay từ đầu năm cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thị xã đã xây dựng kế hoạch công tác năm và đã nghiêm túc triển khai thực hiện. Đã tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống tội phạm thị xã Buôn Hồ triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị định trên lĩnh vực phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy.

Xây dựng và triển khai thực hiện dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không

có tệ nạn ma túy” đến 07 phường và 05 xã trên địa bàn thị xã.

Kịp thời tham mưu xây dụng kế hoạch về việc mở đợt cao điểm triệt xóa các điểm sử dụng ma túy và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy trên địa bàn; chủ động xây dựng các kế hoạch các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và tệ nạn ma túy.

Xây dựng tờ trình đề nghị UBND thị xã xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke, nhà trọ, khách sạn... ngoài ra con tham mưu,

hướng dẫn lực lượng công an các xã, phường lập hồ sơ giáo dục xã phường, cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng nghiện trên địa bàn.

Về công tác phối hợp, tuyên truyền, phát động luật phòng, chống ma túy, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, cách phòng chống ma túy. Kết quả triển khai công tác tuyên truyền, giác dục về phòng, chống ma túy thông qua các phương tiện truyền thông; tham gia hưởng ứng các đợt cao điểm về phòng, chống ma túy và xóa việc trồng cây có chứa chất ma túy tại địa phương.

Trước năm 2017, Liên ngành tư pháp thị xã thực hiện việc xét xử lưu động toàn bộ đối với các vụ án về ma túy nhằm tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân tại địa bàn về tác hại của ma túy đến đời sống con người, phát triển tri thức và giống nòi, đặc biệt tuyên truyền đến người dân về ý thức phòng, chống, đấu tranh với các tội phạm về ma túy, người phạm tội đều phải bị nghiêm trị.

Bảng 2.3. Số liệu các buổi tuyên truyền, mitting

Năm 2017 2018 2019 2020 Tổng

Số buổi tuyên truyền 13 18 10 11 52

Số lượt người 2.247 2.936 2.136 5.195 12.514

Nguồn: Công an thị xã Buôn Hồ

Về công tác phòng ngừa nghiệp vụ

- Phòng lao động - thương binh và xã hội phối hợp với Công an xã, phường lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo nghị định 111/NĐ-CP ngày 30/09/2013 của chính phủ.

- Công an thị xã phối hợp với Công an xã, phường quản lý đối tượng tù tha về tội ma túy và quản lý đối với đối tượng đã cai nghiện ma túy trở về địa phương ma túy trên địa bàn thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÒNG, CHỐNG MA túy từ THỰC TIỄN THỊ xã BUÔN hồ, TỈNH đắk lắk (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)