Những hạn chế, nguyên nhân và kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÒNG, CHỐNG MA túy từ THỰC TIỄN THỊ xã BUÔN hồ, TỈNH đắk lắk (Trang 53 - 59)

quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

2.3.1. Hạn chế

Các đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy ngày càng có nhiều thủ đoạn hoạt động, tinh vi, xảo quyệt, manh động để đối phó, chống đối lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Quá trình đấu tranh bắt quả tang các đối tượng không khai nhận hành vi gây khó khăn trong công tác điều tra. Bắt quả tang các đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy có khả năng lây nhiễm HIV cho lực lượng bắt. Hiện chưa có sẵn thuốc phơi nhiễm và xét nghiệm định kỳ cho lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

Việc xét nghiệm ma túy các đối tượng gặp nhiều khó khăn do các đối tượng thường chống đối, né tránh. Việc tạm giữ các đối tượng để xác định tình trạng nghiện ma túy phục vụ cho công tác lập hồ sơ chưa được pháp luật quy định. Đa số việc xác định tình trạng nghiện ma túy còn thực hiện mang tính hình thức.

Nghị định 112/NĐ -CP ngày 02/10/2013 của Chính Phủ quy định về hình thức áp giải người vi phạm nhưng chưa có quy định áp giải đối với đối tượng có quyết định của Tòa án về đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc đưa đối tượng đi cơ sở cai nghiện bắt buộc gặp khó khăn và nguy hiểm. Việc triển khai thực hiện dự án “Xây dựng xã, phường thị trấn không có tệ nạn ma túy” tuy có triển khai thực hiện nhưng chưa được các ban ngành đoàn thể quan tâm, chưa thực hiện đồng bộ nên kết quả không cao.

Sau khi có quyết định của Tòa án đối tượng thường bỏ trốn dẫn đến phát sinh thông báo truy tìm. Chưa có quy định cụ thể về việc tạm giữ hành chính đối tượng có quyết định của Tòa án, về áp giải các đối tượng trong trường hợp tìm thấy đối

tượng bỏ trốn, chưa có quy định về thời hiện đối với các đội tượng đã bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng trốn không thi hành.

Kinh phí cho công tác xét nghiệm ma túy đối với người nghi sử dụng ma túy và kinh phí trong xét nghiệm HIV trong trường hợp lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt quả tang, tiếp xúc trực tiếp máu nghi có HIV của các đối tượng ma túy còn hạn chế và chưa có văn bản quy định từng trường hợp cụ thể.

Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chưa được cấp các trang thiết bị, dụng cụ để thử chất ma túy, thử nhanh nước tiểu tìm chất ma túy. Chưa được cấp các trang bị để bảo vệ cơ thể để phòng tránh lây nhiễm HIV.

Tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như: Karaoke, Nhà trọ, Nhà nghỉ, Khách sạn rất khó kiểm soát, phát hiện. Các vụ sử dụng trái phép chất ma túy được phát hiện, xử lý đa phần là do thực hiện các biện pháp nghiệp vụ. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chưa được luật hóa để tiến hành các biện kiểm tra định kỳ công khai để ngăn ngừa hoạt động tệ nạn và phạm tội về ma túy.

Bệnh viện đa khoa cấp huyện toàn tỉnh Đăk Lăk nói chung và Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ nói riêng chưa xét nghiệm và xác định tình trạng nghiện được số đối tượng sử dụng các loại ma túy mới xuất hiện trên địa bàn thị xã như: Cỏ mỹ, bóng cười, nước vui. Dẫn tới chưa xử lý các đối tượng sử dụng các loại ma túy mới.

Tâm lí bao che, bảo vệ thành viên gia đình của người nhà các đối tượng nghiện. Thực tế nhiều gia đình bao che cho thành viên gia đình đến mức người nghiện nặng, có biểu hiện ăn trộm thì mới báo cơ quan Công an. Chưa có chế tài pháp luật xử lý hành vi không chấp hành xét nghiệm ma túy, hành vi bao che đối tượng liên quan đến ma túy. Công tác hỗ trợ các vấn đề xã hội sau cai nghiện ma tuý còn nhiều hạn chế, số người sau cai nghiện được học nghề, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi… chưa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Chủ yếu là người đang cai nghiện được bố trí lao động trị liệu, dạy nghề và cấp chứng chỉ sơ cấp đối với những nghề giản đơn tại Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk.

Công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm về ma túy đã được chú trọng thực hiện thường xuyên liên tục. Nhưng phải nhìn thẳng thực tế biện pháp phòng ngừa xã hội này có hai mặt tích cực và tiêu cực. Nếu tuyên truyền đến công dân chấp hành tốt pháp luật thì hiệu quả tích cực. Trường hợp tuyên truyền đến một bộ phận nhỏ công dân không có ý thức chấp hành pháp luật sẽ dẫn tới tò mò về chất ma túy, coi sử dụng ma túy để thể hiện bản thân, coi phạm tội về ma túy là biện pháp để mưu sinh, kiếm sống và một số đối tượng phạm tội sẽ hoạt động tinh vi hơn.

Kinh phí cho công tác phòng chống ma túy tuy đã được quan tâm nhưng còn thiếu so với thực tế. Kinh phí xét nghiệm chất ma túy, kinh phí đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc, kinh phí cho cán bộ quản lý giáo dục đối tượng nghiện theo Nghị định 111/2013 ngày 30/9/2013 của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường chưa sẵn nguồn bố trí.

Qua giám sát, Ban Pháp chế hội đồng nhân dân thị xã Buôn Hồ cũng đã chỉ ra nhiều hạn chế về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, đó là: Hệ thống văn bản quy định liên quan đến công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy được ban hành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, phát sinh những bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng hiệu quả chưa cao. Các xã, phường, thị trấn chưa thành lập tổ công tác cai nghiện tại gia đình theo Nghị định 94/2010/NĐ- CP. Cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thật sự coi trọng trong công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, địa phương chưa đề ra những biện pháp, giải pháp cụ thể, khả thi để thực hiện có hiệu quả mặt công tác này; còn hiện tượng khoán trắng cho ngành Công an. Công tác quản lý, giám sát các đối tượng còn lỏng lẻo, chưa chú trọng giúp đỡ, giáo dục người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, tình trạng kỳ thị vẫn còn diễn ra trong cộng đồng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghiện. Các chương trình an sinh xã hội như xóa đói, giảm nghèo, học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng này còn hạn chế... dẫn đến, tỷ lệ người tái nghiện còn cao.

Nguyên nhân của tệ nạn ma túy ở nước ta có rất nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân đầu tiên và quan trọng, đó là việc phân công quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy chưa hợp lý và điều này cần được tháo gỡ ở tầm quốc gia, Chính phủ. Thời gian qua, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn cả nước nói chung và thị xã Buôn Hồ có nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm không chỉ tập trung ở thành thị mà đã phát triển ở hầu hết các địa bàn nông thôn; loại ma túy thẩm lậu vào nước ta chủ yếu là Heroin, các loại ma túy tổng hợp và các loại chất gây nghiện. Nhiều vụ ma túy được phát hiện, bắt giữ với số lượng ma túy lớn, nhiều đối tượng.

Người nghiện gia tăng, tạo ra nhu cầu sử dụng ma tuý rất lớn, càng kích thích số đối tượng mua bán, vận chuyển ma tuý từ nước ngoài vào nước ta. Tệ nạn ma túy cũng là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng; trở thành hiểm họa lớn, đe dọa giống nòi, gây mất ổn định chính trị - xã hội… Gần đây là hiện tượng “ngáo đá” gây lo lắng cho xã hội.

Công tác phòng chống ma tuý hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác còn thiếu so với tình hình thực tế, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, phổ biến về tệ nạn ma túy; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cơ sở chưa đồng đều, trang thiết bị còn hạn chế, lạc hậu so với các nước trên thế giới; đặc biệt là những hạn chế, vướng mắc trong thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy…

Trong công tác cai nghiện, trên thực tế, nhiều địa phương, chính quyền đã có những cách làm khác nhau trong việc quản lý các Trung tâm cai nghiện như phần lớn các địa phương giao việc quản lý các cơ sở chữa bệnh cho người nghiện ma tuý cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;

Công tác tuyên truyền, phòng ngừa đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa hiệu quả mạnh mẽ. Việc tuyên truyền phòng, chống ma túy cho các đối tượng nghiện và có nguy cơ nghiện cao còn hạn chế. Hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy của các Bộ, ngành hoàn toàn là kiêm nhiệm, chúng ta thiếu

các cơ quan hướng dẫn tuyên truyền giáo dục chuyên trách về phòng, chống ma túy. Công tác giảm cầu, tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, trong cán bộ công nhân viên chức, trên các tuyến giao thông vận tải... rất hạn chế.

2.3.3. Kết quả đạt được

Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 21/CT – TW ngày 26/03/2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục tăng

cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” [2] nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong phòng,

chống tội phạm về ma túy đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Ngành Công an quản lý ngày càng tốt hơn các đối tượng đã cai nghiện ma tuý, từng bước nắm bắt và quản lý chặt chẽ những người nghiện tái nghiện nhiều lần, có tiền án, tiền sự với tư cách là những người vi phạm pháp luật và tội phạm.

Tại Công an phường, xã đã thành lập Tổ Cảnh sát phòng, chống ma túy tập trung vào phát hiện các đường dây, ổ nhóm mua bán ma tuý, đấu tranh chống tổ chức sử dụng và sử dụng ma túy, giám sát việc cai nghiện ma túy tại cộng đồng và gia đình, quản lý sau cai nghiện;

Phòng lao động thương binh và xã hội làm tốt công tác lập hồ sơ cai nghiện và đưa người nghiện ma tuý vào các Cơ sở chữa bệnh theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Phân công cán bộ Công an phối hợp với Trạm Y tế, tổ trưởng dân phố, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng xóm, gia đình và các đoàn thể xã hội giám sát quản lý từng người nghiện ma túy và các đối tượng phạm tội về ma tuý tại cộng đồng.

Tiểu kết chương 2

Dự báo trong thời gian tới tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, đối tượng lợi dụng nhà hàng, khách sạn, quán karaoke… để tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. Để kiềm chế, kiểm soát tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy, thời gian tới, lực lượng các cấp,các ngành cần chủ động nắm tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nhất là tại những địa

bàn trọng điểm, phức tạp. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy cho thấy công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy liên quan đến nhiều chủ thể, đối tượng trong toàn hệ thống chính trị. Kết quả cho thấy thực trạng tệ nạn ma túy trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk vừa cho thấy kết quả quản lý nhà nước trên cả phương diện hiệu lực và hiệu quả, vừa chỉ ra những tồn tại hạn chế để khắc phục công tác này. Đồng thời cho thấy nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước phòng, chống ma túy.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH

ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÒNG, CHỐNG MA túy từ THỰC TIỄN THỊ xã BUÔN hồ, TỈNH đắk lắk (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)