Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, chính trị và tình hình tội phạm tại tỉnh Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 52 - 53)

2.1. Thực trạng thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và phân tích quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về thi hành án treo ở Chương 1, tác giả tiến hành khảo sát việc áp dụng các quy định của Luật Thi hành hành án hình sự về thi hành án treo trong thực tiễn. Trong đó tác giả chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế, bất cập trên thực tiễn, xác định nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án treo của các chủ thể có thẩm quyền.

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, chính trị và tình hình tội phạm tại tỉnh Tây Ninh Ninh

Tây Ninh có vị trí địa lý:

 Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước;

 Phía Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh;

 Phía Nam giáp tỉnh Long An;

 Phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia.

Điều kiện kinh tế, chính trị, tình hình tội phạm tại tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Vương quốc Campuchia. Tây Ninh là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thông giao thông đặc sắc với đường biên giới dài 240km với 03 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam cùng các cửa khẩu quốc gia Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan… đồng thời

là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dân số tính đến cuối năm 2018 là 1.133.400 người (niên giám Thống kê năm 2018).

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những công trình nhân tạo hoành tráng, có bề dày lịch sử cách mạng Việt Nam nên có điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch và tâm linh như: Núi Bà Đen, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Hồ Dầu Tiếng, Toà thánh Cao đài Tây Ninh, Trung ương Cục miền Nam, Khu địa đạo An Thới - Trảng Bàng… những điều kiện thuận lợi này đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, đời sống nhân dân dần được cải thiện; tình hình an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội có những bước chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, vì là tỉnh giáp biên giới nên đây cũng là điều kiện thuận lợi để các ổ nhóm tội phạm hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, thủ đoạn ngày càng đa dạng, tinh vi và phức tạp. Trong đó, tội phạm giết người chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn trong sử dụng rượu bia, mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, ngoại tình.., Tội phạm kinh tế và tham nhũng tiếp tục xảy ra nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng… Bên cạnh đó, xuất hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông, tin học, mạng internet, gia tăng thiệt hại lớn đến tài sản của công dân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội.

Qua khảo sát thực tế theo Báo cáo của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019 thì hiện nay số lượng bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thống kê cho thấy hàng năm số lượng bị cáo cho hưởng án treo không đồng đều và tương đối tăng, vì vậy chất lượng tổ chức thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian tới sẽ là một thách thức đối với cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người đang chấp hành án treo trong thời gian thử thách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 52 - 53)