Thực trạng việc ra quyết định thi hành án treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 53 - 58)

án, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Nhìn chung trên thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như sau:

- Có trường hợp Toà án lạm dụng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để xử phạt các bị cáo dưới khung hình phạt và giảm tới mức đủ điều kiện để cho các bị cáo được hưởng án treo. [26]

- Một số vụ án bị cáo phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, trong đó, hậu quả làm chết người, lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo, nhưng vẫn được Toà án cho hưởng án treo hoặc phạt tiền là không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này tại địa phương. [26]

- Một số bản án không thể hiện rõ tên Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách và không tuyên bị cáo bị áp dụng hình phạt tù theo khoản 5 Điều 65 BLHS nếu vi phạm nghĩa vụ thi hành án. [26]

Theo báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2019 của Bộ Công an, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, tác động đến an ninh, phát triển kinh tế toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức đối với nước ta. Các thế lực thù địch, phản động gia tăng hoạt động chống phá trên các lĩnh vực; áp lực gia tăng tội phạm ngày càng lớn... đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm liên quan đến tín dụng đen, làm giảm nhiều loại tội phạm nghiêm trọng, khẩn trương điều tra làm rõ các vụ án gây bức xúc dư luận. [17]

Tính đến năm 2019, tỉnh Tây Ninh đã chủ động nắm chắc các diễn biến tình hình chính trị, đảm bảo ổn định an ninh khu vực biên giới; đảm bảo an ninh trong tôn giáo và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh… Lực lượng Công an tỉnh Tây Ninh đã chủ động phòng ngừa, tấn công, trấn áp quyết liệt các loại tội phạm. Tỷ lệ điều tra

khám phá án chung đạt trên 82%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 94,8%. Triệt xóa 64 băng nhóm tội phạm có tổ chức; chủ động mở 09 đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, trong đó có tội phạm tín dụng đen, cờ bạc, ma tuý, khai thác cát, sỏi, đảm bảo trật tự an toàn giao thông... Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý, tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, tham nhũng, môi trường được triển khai quyết liệt, đạt nhiều kết quả. Đặc biệt, phát hiện, bắt giữ nhiều đường dây vận chuyển ma tuý từ Campuchia qua biên giới tỉnh Tây Ninh về Việt Nam tiêu thụ [7]. Công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã tập trung làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ gắn với phòng ngừa xã hội; xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở từng địa bàn, từng khu dân cư, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong thời gian qua Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã áp dụng án treo khá phổ biến, điều này thể hiện sự thay đổi nhận thức trong hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Khảo sát số liệu thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh từ năm 2015 – 2019 thì số lượng, tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Số lượng các bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2015 đến năm 2019

Năm Tổng số vụ án hình sự đã xét xử Tổng số bị cáo bị xét xử Số bị cáo được hưởng án treo Tỉ lệ (%) 2015 1271 2397 164 6,8 2016 1192 1852 114 6,2 2017 1049 1351 134 9,9 2018 1376 2462 08 0,3 2019 1321 2625 295 11,2

Trung bình 1242 2137 143 6,8

(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh)

Nhìn vào bảng thống kê số liệu, tỉ lệ bị cáo được hưởng án treo so với tổng số bị cáo đã xét xử trên toàn tỉnh Tây Ninh có thể thấy rằng:

So với tổng số bị cáo đã bị xét xử trong mỗi năm, số lượng bị cáo được hưởng án treo tăng giảm không đồng đều, cụ thể như sau:

- Năm 2015, số bị cáo bị đưa ra xét xử là 2397 bị cáo, số bị cáo được hưởng án treo là 164 bị cáo, chiếm 6,8 % tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử.

- Năm 2016, số bị cáo bị đưa ra xét xử là 1852 bị cáo, số bị cáo được hưởng án treo là 114 bị cáo, chiểm 6,2 % tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử. Như vậy so với năm 2015, số bị cáo bị đưa ra xét xử giảm 545 bị cáo, số bị cáo được hưởng án treo cũng giảm, cụ thể là giảm 50 bị cáo.

- Năm 2017, số bị cáo được đưa ra xét xử là 1351 bị cáo, số bị cáo được hưởng án treo là 134 bị cáo, chiếm 9,9 % tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử. Như vậy, so với năm 2016, số bị cáo bị đưa ra xét xử giảm 501 bị cáo, nhưng số bị cáo được hưởng án treo có chiều hướng gia tăng, cụ thể là tăng 20 bị cáo.

- Năm 2018, số bị cáo được đưa ra xét xử là 2462 bị cáo, số lượng bị cáo được hưởng án treo là 08 bị cáo, chiếm 0,3 % tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử. Nhìn chung, trong năm 2018, số bị cáo được đưa ra xét xử tăng cao đáng kể, tuy nhiên số bị cáo được hưởng án treo giảm mạnh, một con số thấp hơn hẳn những năm về trước rất nhiều. Phải chăng tình hình tội phạm năm này ngày càng diễn biến phức tạp và mang tính chất nghiêm trọng hơn nên số lượng tội phạm được hưởng án treo ngày càng hạn chế.

- Năm 2019, số bị cáo được đưa ra xét xử là 2625 bị cáo, số lượng bị cáo được hưởng án treo là 295 bị cáo, chiếm 11,2 % tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử. Như vậy,

bị cáo được đưa ra xét xử tăng cao nhất trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Tuy nhiên số lượng bị cáo được hưởng án treo cũng gia tăng, điều này thể hiện quan điểm, tư tưởng cũng như sự thay đổi nhận thức về áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền về áp dụng án treo.

Số liệu trên cho ta thấy thực trạng áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm trở lại đây, đặc biệt là giai đoạn 2015-2019 diễn ra không đồng đều, có chiều hướng tăng chậm so với tổng số bị cáo được đưa ra xét xử, điều này thể hiện tính chất nguy hiểm của tội phạm trên phạm vi toàn tỉnh ngày một nghiêm trọng.

Từ thực tế nêu trên, có thể thấy việc áp dụng án treo là chưa hiệu quả, có thể chưa được sự ủng hộ đồng tình của dư luận xã hội nên việc áp dụng biện pháp này có phần hạn chế hơn. Vì vậy, cần có sự phối hợp của các ngành chức năng có liên quan, đặc biệt là công tác thống kê tội phạm và khoa học xét xử. Việc áp dụng án treo phù hợp hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Theo tác giả, việc áp dụng án treo phù hợp và đúng pháp luật, một mặt sẽ khuyến khích người phạm tội thấy được sự khoan hồng của Nhà nước mà tích cực tự cải tạo mình, giáo dục người phạm tội so với việc cải tạo, giáo dục họ trong trại giam. Mặt khác, việc áp dụng án treo không phù hợp sẽ đem lại tác động xấu đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, không đạt được mục đích và ý nghĩa của hình phạt.

Có thể thấy rằng, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay đang quản lý, giám sát và giáo dục với số lượng không nhiều người được hưởng án treo theo quyết định của Toà án. Việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của UBND cấp xã trong thời gian qua cũng đã phần nào tạo điều kiện cho người được hưởng án treo làm việc, sinh sống và học tập ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự trực tiếp giám sát, giáo dục của người được phân công, của cơ quan, tổ chức có liên quan và cả gia đình người được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 53 - 58)