Thực trạng việc thi hành quyết định thi hành án treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 58 - 59)

Việc áp dụng án treo khi xét thấy không thật sự cần thiết phải cách ly bị cáo bằng một bản án với hình phạt tù thì Tòa án nên lựa chọn chế định án treo để có thể giảm bớt áp lực về ngân sách Nhà nước.

Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc thi hành quyết định thi hành án treo. Các cơ quan này có mối quan hệ mật thiết với quá trình thi hành án treo tại địa phương, giúp cho công tác thi hành án nói chung và thi hành án treo nói riêng diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án treo và các tài liệu liên quan do Tòa án chuyển giao, Cơ quan thi hành án hình sự Cấp huyện, triệu tập người được hưởng án treo đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục, để cam kết chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án và sao gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, UBND cấp xã lập hồ sơ tổ chức thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Nhìn chung trong thời gian qua việc thi hành quyết định thi hành án treo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong hoạt động thi hành quyết định thi hành án treo.

Một là, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong một số trường hợp

không triệu tập được người được hưởng án treo trong thời hạn theo luật định. Người được hưởng án treo không chịu có mặt theo giấy triệu tập. Khi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bàn giao hồ sơ thi hành án treo về UBND cấp xã thì không tiến hành bàn giao người phải thi hành án (khoản 1, khoản 2, Điều 85 Luật THAHS 2019), vì vậy có một số người được hưởng án treo không có mặt tại UBND xã được giao giám sát, giáo dục theo quy định và UBND xã cung không biết họ ở đâu, làm gì [28].

Hai là, việc triệu tập người được hưởng án treo và người đại diện trong trường

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 chưa quy định biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc để đảm bảo sự có mặt của người được hưởng án treo hoặc người đại diện theo giấy triệu tập, có thể thấy đây là một hạn chế lớn cho quá trình thi hành án nói chung và thi hành án treo nói riêng.

Trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về việc phải có mặt của người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo nếu người đó là người dưới 18 tuổi, nhưng thực tiễn một số địa phương các cơ quan thi hành án lại không triệu tập người đại diện của người được hưởng án treo nên hoạt động lập hồ sơ thi hành án không đúng theo quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến việc hủy bỏ và phải thực hiện lại các thủ tục thi hành án làm cho việc thi hành án bị chậm trễ, ảnh hưởng đến chất lượng thi hành án. Ngoài ra, có trường hợp người được hưởng án treo có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nhưng Luật Thi hành án hình sự năm 2019 chưa quy định về việc phải có người đại diện của người được hưởng án treo dẫn đến thực tiễn áp dụng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người được hưởng án treo, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục người được hưởng án treo. Đồng thời, việc luật chỉ quy định triệu tập người đại diện của người được hưởng án treo nhưng lại không quy định cụ thể những quyền mà họ có cũng như những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Hơn thế nữa, không có bất cứ quy định mang tính pháp lý, ràng buộc nào đối với người đại diện của người được hưởng án treo nếu người này có hành vi cố tình không có mặt tại buổi triệu tập của Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp huyện hoặc trong buổi kiểm điểm người chấp hành án. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động thi hành án hình sự, thậm chí là không thể thực hiện được. [28]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 58 - 59)