Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 59 - 63)

xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo

Trong quá trình tổ chức thi hành án treo thời gian qua, việc chấp hành quy định về thủ tục, giám sát và giáo dục người được hưởng án treo tại các địa phương cơ bản được bảo đảm. Phần lớn UBND cấp xã sau khi tiếp nhận hồ sơ thi hành án từ cơ quan

Công an cấp huyện đã lập hồ sơ và tiến hành phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định, định kỳ theo quy định nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của họ. Qua quá trình giám sát và giáo dục, một số UBND cấp xã cũng đã làm tốt công tác lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo chấp hành tốt nghĩa vụ thi hành án. Một số địa phương đã tổ chức các biện pháp giáo dục, phòng ngừa phạm tội mới, thông qua việc thường xuyên gặp gỡ các đối tượng nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Có thể nói, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục cùng với Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp huyện là các mắt xích quan trọng nhất trong quá trình hiện thực hóa các quy định pháp luật về thi hành án treo trong thực tế và giám sát, giáo dục được người được hưởng án treo một cách sâu sát trong quá trình họ chấp hành án treo.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của Ủy ban nhân dân cấp xã còn nhiều thiếu sót, tồn tại. Một số UBND cấp xã đã không thực hiện tốt những nhiệm vụ cũng như sử dụng hiệu quả và hợp lý những quyền hạn mà pháp luật quy định [28]. Vẫn còn một số Ủy ban nhân dân chưa thực sự quan tâm thực hiện nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục thi hành án treo từ đó làm ảnh hưởng việc thi hành án. Vì vậy, đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của việc giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm trong thi hành án hình sự. Các vi phạm này thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, sau khi tiếp nhận hồ sơ thi hành án treo từ cơ quan thi hành án hình sự

Công an cấp huyện, một số UBND cấp xã chưa triển khai ngay việc tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo mà để một thời gian dài sau đó mới thực hiện. Có những trường hợp sau khi tiếp nhận hồ sơ đã để mặc đó, không có hoạt động gì, chỉ đến khi hết thời gian thử thách thì mới làm các thủ tục để hợp lý hoá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo. Những sai phạm này đã vi phạm quy định tại Điều 19, Điều 86 Luật THAHS năm 2019

về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong thi hành án hình sự nói chung và thi hành án treo nói riêng.

UBND cấp xã chưa xây dựng được kế hoạch giám sát, giáo dục cụ thể đối với người thi hành án treo tại địa phương; chưa có biện pháp phối hợp với gia đình cũng như các tổ chức khác để giám sát, giáo dục có hiệu quả người được hưởng án treo (Hồ

sơ thi hành án treo Nguyễn Văn Hào, phạm tội Trộm cắp tài sản, thời gian thử thách từ ngày 20/5/2016 đến ngày 19/01/2018); chưa yêu cầu người được hưởng án treo thực

hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và cũng không có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi họ có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc không thường xuyên giám sát, giáo dục dẫn đến tình trạng UBND cấp xã không nắm được quá trình tự cải tạo của người được hưởng án treo. Vì vậy, việc kiểm điểm hay biểu dương khen thưởng thưởng không được tiến hành trên thực tế. Điều này cũng làm cho người được hưởng án treo không có thái độ nghiêm túc trong quá trình chấp hành án tại địa phương.

Thứ hai, việc mở sổ sách theo dõi thi hành án và việc ghi chép cập nhật, quản lý

người được hưởng án treo ở một số UBND cấp xã chưa nghiêm túc, còn nhiều thiếu sót như không ghi đầy đủ các cột mục, ghi sai thông tin. Nhiều đơn vị vẫn còn sử dụng mẫu cũ hoặc sổ tự chế để theo dõi chưa đúng theo mẫu quy định tại Thông tư 63/2011/TT-BCA ngày 07/09/2011 của Bộ Công an về quy định các loại biểu mẫu, sổ sách công tác THAHS [2].

Ở một số UBND cấp xã, hồ sơ quản lý còn lộn xộn, không tách riêng tài liệu của từng người được hưởng án treo, hồ sơ không có bìa, không đánh số bút lục, không có bảng kê tài liệu…(hồ sơ thi hành án treo Nguyễn Văn Điều, phạm tội Sản xuất, tàng

trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, thời gian thử thách từ ngày 22/4/2015 đến ngày 22/4/2017).

Thứ ba, trong quá trình chấp hành án treo, người được hưởng án treo tự ý bỏ đi

khỏi nơi cư trú, hoặc có xin phép chính quyền địa phương vắng mặt tại địa phương nhưng sau đó không trở về nữa, về phía gia đình và chính quyền địa phương cũng

không biết người được hưởng án treo đang làm gì, ở đâu, do đó hồ sơ thi hành án treo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý không thể tiếp tục thi hành được.

Có một số trường hợp người chấp hành án đã hết thời gian thử thách nhưng vẫn triệu tập để làm bản tự nhận xét.

Thứ tư, việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án

treo nếu không phù hợp và người đó không nắm rõ những quy định về pháp luật về thi hành án nói riêng và pháp luật hình sự nói chung có thể gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được hưởng án treo đồng thời làm cho mục đích ban đầu của việc thi hành án treo không được đảm bảo. Một số trường hợp khi phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục, UBND cấp xã không ra quyết định phân công hoặc chậm ra quyết định phân công (hồ sơ thi hành án treo Trần Hữu Thọ, phạm tội Đánh bạc,

thời gian thử thách từ ngày 01/6/2015 đến ngày 01/6/2018); không lập hoặc chậm

chuyển hồ sơ cho người hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú, từ chối lập hồ sơ đề nghị xem xét rút ngắn thời gian thử thách;... Ngoài ra, sự quản lý lỏng lẽo, chỉ mang tính hình thức của bản thân cán bộ được phân công quản lý, giám sát người chấp hành án nói riêng và Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nói chung đã khiến cho việc quản lý không đạt được hiệu quả như mong muốn của các nhà làm luật. Từ đó khiến cho tình trạng người được hưởng treo thường xuyên vắng mặt, đi khỏi nơi cư trú mà không có sự cho phép và không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chính vì sự quản lý lỏng lẽo đó khiến việc pháp luật có quy định cho Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ là quyền mang tính chất hình thức chứ không phải là quyền thực chất.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp xã cơ bản chưa chủ động trong việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người được hưởng án treo trong trường hợp người được hưởng án treo không có công ăn việc làm. Trường hợp không có công việc ổn định cũng có thể là nguyên nhân khiến cho người chấp hành phạm tội hoặc tái phạm tội, khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã cần chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh tây ninh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)