Lịch sử về người đồng tính ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến không được ghi chép nhiều. Một số tài liệu ghi chép rằng vua Khải Định có 12 bà vợ nhưng lại mắc chứng vô sinh, không thích đàn bà và chỉ thích xem đàn ông đóng giả “Đào” khi diễn tuồng, do đó nên việc cung nữ Hoàng Thị Cúc mang “Long thai” đã gây ra nhiều biến cố trong giai đoạn này [52]. Trong lịch sử lập hiến phong kiến Việt Nam chưa đưa ra các quy định về khái niệm đồng tính, xu hướng tính dục hay quan hệ đồng tính. Một trong những tiến bộ thời phong kiến là Bộ luật Hồng Đức đã đề cập đến việc ngoại tình, hiếp dâm nhưng chưa đề cập gì đến quan hệ tình dục của những người cùng giới tính. Ở thời Pháp thuộc, hoạt động đồng tính tại Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Trong giai đoạn chiến tranh từ năm 1955- 1975, ở Sài Gòn đã xuất hiện 18 quán bar cho những người đồng tính nam và 03 quán ba dành cho những người đồng tính nữ [52]. Đến thời thực dân Pháp cũng không có các quy định cấm đối với các hành vi và hoạt động đồng tính đối với các nước thuộc địa mà những hành vi
đồng tính chỉ có thể bị khởi tố dưới tội danh ngoại tình hoặc hãm hiếp [52]. Đến năm 2002, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính là một trong trong những “tệ nạn xã hội” cần phải được bài trừ bên cạnh các tệ nạn ma túy và mại dâm. Năm 2008, Nghị định của Chính phủ về việc xác định lại giới tính được ban hành. Tuy nhiên, việc xác định lại giới tính chỉ áp dụng đối với những người chưa định hình về giới tính của mình do các khuyết tật cần sự can thiệp để điều chỉnh lại bộ phận sinh dục. Đến năm 2012, Bộ Tư pháp đề xuất công nhận hôn nhân đồng giới trong việc sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình. Tuy nhiên vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được thông qua. Cho
đến thời điểm hiện tại, Pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định việc quan hệ tình dục của những người cùng giới tính mà chỉ quy định về “các hành vi tình dục khác”. Trước đó, trong luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính với nhau. Tuy nhiên Sau khi Luật Hôn nhân Gia đình 2014 được ban hành, có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2015 đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính"nhưng vẫn "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” [33, Điều 8]. Tuy không thừa nhận kết hôn đồng tính nhưng sự thay đổi này được xem như là một trong những bước tiến vượt bậc đối với các quy định về vấn đề hôn nhân của những người đồng tính. Trên cơ sở này, những người đồng tính vẫn có thể làm đám cưới, sống chung với nhau nhưng các vấn đề phát sinh về tài sản và các tranh chấp khác trong thời kỳ sống chung không thể áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân Gia đình. Theo đó nếu có tranh chấp xảy ra sẽ áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết. Một trong những thay đổi mới được thảo luận và thông qua trong bộ luật sân sự đó là cho phép chuyển đổi giới tính: “việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo các quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ Luật này và luật khác có liên quan” [33, Điều 37].