Quan điểm xây dựng và bảo vệ quyền của người đồng tín hở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người đồng tính theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 59 - 63)

3.1. Quan điểm xây dựng và bảo vệ quyền của người đồng tính ởViệt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng đang nhận được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam cũng đang nỗ lực trong việc bảo vệ quyền con người một cách toàn diện để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền của con người nói chung và người đồng tính nói riêng. Người đồng tính về bản chất là nhóm người mang xu hướng tính dục thiểu số trong xã hội, đặc biệt bởi sự khác biệt và thiểu số đó mà người đồng tính đang phải chịu đựng sự kỳ thị không ít từ chính gia đình, cộng đồng số đông trong xã hội. Xuất phát từ các nguyên nhân đã phân tích ở trên, tác giả luận văn nhận thấy việc hoàn thiện các quy định của pháp luật là một trong những yêu cầu quan trọng và cấp thiết, là một “nút thắt” cần được gỡ bỏ để xã hội có cách nhìn thiện cảm hơn với những người đồng tính. Tác giả cũng xin đưa ra một số định hướng chung trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến quyền của người đồng tính.

Thứ nhất, Hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính phải phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa, trên hết phải bảo đảm một cách thực tế các quyền con người được thực thi tất cả các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đảm bảo tự do, công bằng, bình đẳng, thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân. Trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã tiếp cận, vận dụng trong quá trình phát triển của đất nước với mục tiêu “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh

phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [11]. Đây chính là lời mở đầu trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các Kỳ, tỉnh, huyện và làng ký tên Hồ Chí Minh với mong muốn kêu gọi nhân dân cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó, độc lập dân tộc chỉ mang ý nghĩa thực sự thiêng liêng khi nhân dân được hưởng các quyền tự do, nhân nhân được hưởng hạnh phúc. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc mà Hồ Chí Minh luôn quan niệm suốt cuộc đời làm cách mạng cũng như trong quá trình xây dựng đất nước.

Quyền con người nói chung được thể hiện thông qua việc thực hiện bản Hướng dẫn 02-HD/TW của Ban Bí thư khóa XII về tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận trên lĩnh vực quyền con người là nhiệm vụ mang tính cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân trong tình hình khu vưc và thế giới đang có nhiều diễn biến. Đảng ta cũng khẳng định “quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột” [38]. Do đó ngay tại chỉ thị số 12/CT-TW của Ban bí thư về vấn đề quyền con người đã xã định việc bảo đảm các quyền con người là trách nhiệm chung của tất cả các ngành, cấp, địa phương, không ngừng nâng cao các quyền con người. Không chỉ mang ý nghĩa dân tộc, mà quyền con người còn đặt ra trong bối cảnh quốc tế, hội nhập toàn cầu. Quyền con người nói riêng cũng như quyền của người đồng tính nói chung được nước ta vô cùng quan tâm trong việc tham gia các Điều Ước Quốc tế về quyền con người, trong việc sửa đổi quy định của Hiến pháp và pháp luật trong việc đảm bảo các quyền con người. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công

dân” [4]. Việc thể chế hóa đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện được thể hiện trong việc thông qua Hiến pháp 2013, sửa đổi các Luật có liên quan là việc làm “vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biết khó lường, nhất là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ, cực đoan, tình hình thiên tai, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ” [4]. Do đó, bảo đảm các quyền con người trong đó có các quyền của người đồng tính vừa là mục tiêu, vừa là trách nhiệm của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước trong suốt quá trình bảo vệ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, hoàn thiện quy định của pháp luật cần phải tuân thủ theo các lộ trình, định hướng, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Thứ hai, Hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

Một trong những yếu tố mà nhiều quốc gia đưa ra cho việc không chấp nhận đồng tính và thừa nhận hôn nhân của người đồng tính đó là yếu tố văn hóa - truyền thống và tôn giáo. Tuy nhiên việc thừa nhận hôn nhân hay công nhận các quyền của người đồng tính hay không không căn cứ vào ý chí chủ quan của các nhà làm luật mà phải dựa trên bối cảnh phát triển của xã hội và các yếu tố khoa học có phù hợp với quá trình vận đông hay không. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống dần được cải thiện, các nhu cầu về vật chất được đáp ứng một cách đầy đủ thì yếu tố tinh thần lại trở nên vô cùng quan trọng trong việc làm phong phú đời sống của con người. Với nhận thức mới về người đồng tính, về sự phát triển của kỹ thuật và y học, con người đã có cách nhìn mới, đúng đắn hơn với nhóm người này. Do đó, việc đáp ứng các quyền của người đồng tính là vô cùng cần thiết,

quan trọng, là điều tất yếu trong xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng các quyền của người đồng tính, yêu cầu đặt ra là hoàn thiện pháp luật phải theo một lộ trình nhất định, theo định hướng và phù hợp với sự phát triển, nhận thức của con người trong xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ như việc một đất nước còn nghèo nàn về kinh tế, trình độ dân trí còn thấp, quan niệm và sự hiểu biết của người dân về đồng tính còn chưa phổ biến và mang ý nghĩa tiêu cực, thì việc một quốc gia từ đang hình sự hóa đối với các tội phạm đồng tính thừa nhận việc kết hôn giữa những người đồng tính sẽ chịu sự phản ứng gay gắt từ dư luận đặc biệt là sự phản đối của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên với xu thế hội nhập, việc giao lưu với các nền kinh tế, văn hóa hiện đại trên thế giới, nhận thức và thái độ cũng như sự hiểu biết về người đồng tính sẽ tích cực hơn. Từ đó, những giá trị mới mẻ sẽ dần được tiếp thu và định hình trong xã hội và đời sống pháp luật. Các nhà làm luật cũng sẽ có cái nhìn toàn diện, nhân văn hơn trong việc thừa nhận quá trình vận động và phát triển các quyền của người đồng tính nói riêng và quyền con người nói chung. Hơn nữa người đồng tính cũng cần phải xây dựng hình ảnh với cộng đồng xã hội. Mục đích của việc này là để xã hội có nhận thức đúng đắn về người đồng tính, xem người đồng tính là điều bình thường tự nhiên của con người. Từ đó sẽ có cách nhìn thiện cảm, tích cực bỏ qua được các rào cản về truyền thống, đạo đức, văn hóa…tác động tích cực vào quá trình lập pháp ở Việt Nam trong việc thừa nhận các quyền của người đồng tính đặc biệt là vấn đề phân biệt đối xử và tự do hôn nhân của những người đồng tính.

Thứ ba, Hoàn thiện pháp luật vềquyền của người đồng tính phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người

Một lần nữa phải khẳng định quyền con người là những giá trị và các quyền cơ bản nhất mà một con người cần phải có để thỏa mãn các nhu cầu của họ. Để đảm bảo các điều kiện này, Việt Nam đã gia nhập các Công ước

quốc tế về quyền con người như Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR) ngày 24 tháng 9 năm 1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979… Trên cơ sở xây dựng nhà nước Pháp quyền của dân, do dân, vì dân và đảm bảo các quyền con người nói chung và người đồng tính nói riêng là nguyên tắc cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở các khuôn khổ pháp lý mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và trở thành thành viên, việc bảo đảm các quyền của người đồng tính phải đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế và đưa ra các cơ sở pháp lý phù hợp với các Công ước mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời trên cơ sở các khuyến nghị từ các nước trong các phiên UPR mà Việt Nam đã chấp nhận trên cơ sở chắt lọc những khuyến nghị phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do đó, việc đảm bảo các quyền của người đồng tính cũng cần phải căn cứ vào các văn kiện quốc tế, tuân thủ các chuẩn mực chung toàn cầu về các quyền con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người đồng tính theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)