Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng dạyhọc mônTiếng Việt ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 32 - 35)

1.3.1. Phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng

Điều 16 Luật Giáo dục khẳng định vai trò của cán bộ quản lý: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phấm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân”. Muốn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải có những phẩm chất và năng lực sau đây: Năng lực sư phạm, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp như: Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt; Nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy, có khả năng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên; Đã kinh qua công tác chủ nhiệm và công tác đoàn thể; Có năng lực phân tích các hoạt động giáo dục; Có năng lực tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học giáo dục; Có khả năng kiểm tra công tác chuyên môn, quản lý công tác hành chánh, giao tiếp và phát triển các kĩ năng giao tiếp; Có khả năng hoạch định kế hoạch tương lai cho tập thể, cho cá nhân; Có sự nhạy cảm về công tác tổ chức quản lý. Để đáp ứng với xu thế đổi mới trong giáo dục hiện nay, người

hiệu trưởng phải có khả năng xử lí thông tin; phải xây dựng mạng lưới các quan hệ, có giao tiếp tốt, phản hồi nhanh; người hiệu trưởng phải biết thuyết phục hơn ra lệnh, biết quyết đoán, trung thực và liêm khiết, biết tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả.

1.3.2. Đội ngũ giáo viên

Đầu tiên phải kể đến nhận thức và tình cảm, thái độ của người giáo viên về trách nhiệm giảng dạy. Khi người quản lý quán triệt tốt vấn đề tư tưởng cho đội ngũ giáo viên thì họ sẽ chấp hành sự phân công lao động của tổ chức, đồng thời giáo viên sẽ có thái độ tích cực nỗ lực phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Tiếp đến là phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của giáo viên. Người giáo viên tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh sẽ giúp họ vượt qua khó khăn, nỗ lực tìm tòi phương pháp tốt nhất để giáo dục học sinh có hiệu quả. Người giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và nắm vững các kĩ năng dạy học thành thạo sẽ tạo được uy tín trước học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh. Đức và tài của người giáo viên là 2 nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên phẩm chất, nhân cách của người giáo viên.

Ngoài ra hoàn cảnh cá nhân, gia đình, thói quen sinh hoạt cũng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giáo viên. Đó là điều mà hiệu trưởng cần lưu ý quan tâm trong quản lý. Như vậy, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường, nên cần phải đảm bảo giáo viên đủ về số lượng và đồng đều về chất lượng. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên hiện nay còn có những hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học, về ý thức và khả năng đổi mới phương pháp dạy học, sự say mê nâng cao hiểu biết và tay nghề, trình độ sử dụng thiết bị dạy học. Trước tình hình trên, để quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện, người hiệu trưởng cần có những biện pháp trước mắt và lâu dài để xây dựng đội ngũ. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, gắn bó với nhà trường là nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng.

1.3.3. Cơ chế phối hợp giữa Nhà trường - gia đình và xã hội

Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục cũng như trong việc dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh thì nó càng trở nên quan trọng. Bởi vì, chỉ có sự phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội mới tạo được một môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy và nâng cao hiệu quả giáo dục. Làm tốt vấn đề này, chúng ta mới có thể khắc phục được tình trạng coi công tác giáo dục là việc riêng của

ngành giáo dục như nhận định trong “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2013- 2020” của Bộ GD&ĐT khi đánh giá những yếu kém của giáo dục hiện nay: “...Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước chưa được nhận thức đầy đủ và thực sự chỉ đạo hành động trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức.”

Việc xây dựng cho được một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một yêu cầu cấp thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương cũng như để tạo được một môi trường học môn Tiếng Việt lành mạnh, rộng khắp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Kết luận chương 1

Dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo tiếp cận năng lực là quá trình giáo viên tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng nhằm giúp học sinh tiểu học chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng, phát triển các năng lực nghe, năng lực nói, năng lực đọc đọc và năng lực viết về tiếng Việt trong chương trình môn học này ở bậc tiểu học.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học theo tiếp cận năng lực là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến khách thể quản lý (giáo viên, cán bộ phục vụ và học sinh) nhằm hình thành các năng lực đọc, năng lực nghe, năng lực nói và năng lực viết môn tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng trường tiểu học là: 1) Quản lý lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt; 2) Quản lý việc tổ chức thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt; 3) Quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên; 4) Quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh; 5) quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; 6) Quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Việt.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 32 - 35)