Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 35)

Những năm qua sự nghiệp giáo dục của quận Hoàn Kiếm đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục ngày một cao hơn. Các cấp học được đầu tư ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đã đáp ứng được với yêu cầu, đội ngũ giáo viên đã từng bước được chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh.

- Về phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp

Bảng 2.1. Quy mô học sinh các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm năm 2019 - 2020

STT Tên trường Số lớp Số học sinh Số học sinh bình quân/ lớp

1 Tiểu học Thăng Long 29 1.073 37

2 Tiểu học Trần Quốc Toản 30 1.080 36

3 Tiểu học Quang Trung 29 1.015 35

4 Tiểu học Trưng Vương 30 1.051 35

5 Tiểu học Nguyễn Du 26 936 36

6 Tiểu học Trần Nhật Duật 30 1.078 36

7 Tiểu học Hồng Hà 21 798 38

8 Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 20 722 36

9 Tiểu học Võ Thị Sáu 21 776 37

10 Tiểu học Chương Dương 25 876 35

11 Tiểu học Phúc Tân 20 756 38

12 Tiểu học Điện Biên 21 731 35

13 Tiểu học Tràng An 33 1.122 34

Tổng 335 11.725

(Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm, 2020)

Toàn quận Hoàn Kiếm có 13 trường Tiểu học công lập. Mạng lưới các trường tiểu học được phân bố hợp lí trên địa bàn thành phố đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh.

- Về chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Từ năm học 2002 - 2003, Bộ GD&ĐT đã triển khai đồng loạt

đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Thông tư số 32/TT-BGD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học, do đó công tác đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện nghiêm túc và thực chất hơn.

Bảng 2.2. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp tiểu học quận Hoàn Kiếm

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Bình quân học sinh/lớp 2015-2016 13 311 11.826 38 2016-2017 13 314 11.256 36 2017-2018 13 324 12.021 37 2018-2019 13 328 11.824 36 2019-2020 13 335 11.725 35 Tổng 1.612 58.652

(Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm, 2020)

- Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Hiện nay, số cán bộ quản lý có trình độ đại học và trình độ Trung cấp lí luận chính trị đạt tỷ lệ 100%. Công tác đánh giá cán bộ quản lý được Phòng GD&ĐT tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những cán bộ quản lý năng lực yếu, uy tín thấp. Việc làm trên đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học nói riêng.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản lý, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.

Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đều có một đội ngũ giáo viên trẻ, năng động nhiệt tình, dễ thích nghi với cái mới, yêu nghề, đoàn kết, ham học hỏi, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác khác, có phẩm chất tốt, lập trường tư tưởng vững vàng.Nhiều giáo viên có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt, tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.

- Về cơ sở vật chất

Trong những năm qua, thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận nên công tác đầu tư cơ sở vật chất trường học được đẩy mạnh. Bằng nhiều chương trình như chương trình kiên cố hóa

trường lớp của Chính phủ, chương trình tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ như Cơ quan viện trợ Ailen,Actionaid Quốc tế tài trợ cho địa bàn quận Hoàn Kiếm, bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp. Đến nay toàn thành phố có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 50% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Hiện nay tính riêng tiểu học có 16/16 trường học có phòng học cao tầng, hơn 280 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho giáo viên và học sinh.

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.1. Mục đích

Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo tiếp cận năng lực làm căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp hơn.

2.2.2. Nội dung

-Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo tiếp cận năng lực;

- Thực trạng nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo tiếp cận năng lực;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo tiếp cận năng lực;

2.2.3. Khách thể và địa bàn

Khách thể khảo sát thực tiễn: 2 chuyên viên phụ trách tiểu học của Phòng giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm; 33 cán bộ quản lí của các trường tiểu học (13 hiệu trưởng và 20 phó hiệu trưởng); 100 giáo viên tiểu học dạy môn Tiếng Việt, trong địa bàn quận Hoàn Kiếm, tổng số 35 CBQL và 100 giáo viên tiểu học. Tổng số phiếu phát ra là 135 phiếu, số phiếu thu về là 126 phiếu (chiếm 93,33%).

Đia bàn khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát tất cả 13 trường tiểu học trong quận Hoàn Kiếm

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học. Ở đây chúng tôi xin trình bày cụ thể hơn phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Chúng tôi đã thiết kế 2 bảng hỏi. Bảng hỏi số 1 dành cho cán bộ quản lý và giáo viên. Bảng hỏi số 2 – khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi.

- Bảng hỏi số 1 gồm 13 câu hỏi đóng và câu hỏi mở tìm hiều vể thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Việt ở các trường tiểu học theo tiếp cận năng lực học sinh.

- Thang đo và mức tính điểm : Thang đo các câu hỏi gồm 5 bậc: Tốt ; Khá; Trung bình; Kém và Rất kém. Mức điểm được tính như sau: Mức tốt; ĐTB từ 4,5 -5,0; Mức khá: ĐTB từ 3,7 - 4,5; Mức trung bình; ĐTB từ 2,8 – 3,6; Mức kém: ĐTB từ 1,9 – 2,7; Mức rất kém : ĐTB từ 1,0 – 1,8.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo tiếp cận năng lực

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên

Bảng 2.3.Thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên

TT Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%) ĐT B Tốt Khá Trung bình Kém Rất kém 1 Hình thành năng lực nói tiếng Việt cho học sinh

1.1

Năng lực phát âm: phát âm đúng các phụ âm, nguyên âm, âm tiết tiếng Việt

20,63 32,54 29,36 14,29 3,14 3,53

1.2

Năng lực đặt câu để nói được ý trọn vẹn, đúng ngữ điệu, thể hiện đúng suy nghĩa cá nhân, bộc lộ tình cảm thích hợp

15,24 22,22 40,47 15,87 6,35 3,24

1.3

Năng lực thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách hiệu quả: kể, trình bày, hỏi, yêu cầu, đề nghị

17,46 24,60 35,71 18,25 3,97 3,33

1.4

Năng lực độc thoại, đối thoại trong gia đình, lớp học, nhà trường và trong cuộc sống v.v.

14,81 31,75 37,30 9,52 2,38 3,56

1.5 Năng lực nói về một nội dung cho

trước 14,28 25,40 36,51 19,84 4,76 3,27

1.6 Năng lực đối thoại, trao đổi. 16,67 27,76 34,92 13,49 7,14 3,33

ĐTB chung 3,37

2 Hình thành năng lực nghe tiếng Việt cho học sinh

2.1

Năng lực nghe - hiểu nghĩa tường minh: nghe người khác nói, nghe người khác đọc, nghe đài, ti vi v.v.

2.2 Năng lực nghe - hiểu nghĩa hàm ẩn

trong hội thoại 10,32 28,57 42,86 12,70 5,56 3,25

2.3 Năng lực đánh giá, nhận xét về lời

nói của người khác 11,11 30,95 39,68 11,90 6,35 3,28

2.4 Năng lực nghe - phản hồi ý kiến

của người khác 14,28 26,98 41,27 8,73 8,73 3,29

2.5 Năng lực nghe - ghi, nghe - tóm tắt

ý chính bài học 9,52 21,43 43,65 19,84 5,56 3,09

ĐTB chung 3,29

3 Hình thành năng lực đọc cho học sinh

3.1 Năng lực đọc đúng, đọc diễn cảm,

đúng ngữ điệu bài học 17,46 30,95 37,30 11,90 2,38 3,49

3.2 Năng lực đánh giá về các câu,

đoạn, văn bản đã đọc 11,90 19,05 25,39 32,54 11,11 2,88

3.3 Năng lực đọc thầm 16,67 38,89 25,39 12,70 6,34 3,47

3.4

Năng lực đọc – hiểu bài học, văn bản thuộc các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống.

17,46 31,75 25,40 15,87 9,52 3,32

3.5 Năng lực đọc – hiểu, cảm nhận,

phân tích hình tượng trong bài học 8,73 23,81 40,47 17,46 9,52 3,05 3.6 Năng lực đọc để tóm tắt bài học 7,94 21,43 33,33 27,76 9,52 2,90 3.7 Năng lực đọc để thu thập thông tin

phục vụ cho một chủ đề cho trước 9,52 25,40 31,75 20,63 4,76 2,90

ĐTB chung 3,14

4 Hình thành năng lực viết tiếng Việt cho học sinh

4.1 Năng lực viết đúng: chuyển từ âm

nghe được đến chữ. 15,87 32,54 34,13 13,49 3,97 3,43

4.2 Năng lực viết đúng chính tả, sử

dụng dấu câu thích hợp. 16,67 30,16 39,68 9,52 3,97 3,46 4.3

Năng lực viết câu phản ánh đúng tư tưởng, suy nghĩ của cá nhân, bộc lộ cảm xúc phù hợp.

10,32 26,19 36,51 16,67 10,32 3,10

4.4 Năng lực viết bài văn, đoạn văn,

lời nhắn cá nhân 8,73 28,57 34,13 21,43 12,70 3,10

4.5 Năng lực viết đoạn văn, bài văn:

miêu tả, kể chuyện, phân tích 11,11 30,16 41,27 12,70 4,76 3,30

ĐTB chung 3,27

ĐTB chung toàn thang đo 3,26

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Với ĐTB chung của toàn thang đo = 3,26 cho thấy thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên được đánh giá ở mức trung bình. Chỉ có từ 7, 94% –

trung bình. Điều này cho thấy hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên ở các trường tiểu học được khảo sát đã đáp ứng được yêu cầu của dạy học môn tiếng việt, song vẫn còn tồn tại, hạn chế.

Trong 4 nội dung dạy học hình thành năng lực cho học sinh thì nội dung dạy học nhằm hình thành năng lực nói cho học sinh được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,37, ở mức khá. Điều này cho thấy các giáo viên đã chú ý nhiều đến hình thành năng lực nói cho học sinh khi dạy môn tiếng Việt.

Nội dung dạy học hình thành năng lực viết cho học sinh được xếp ở vị trí thứ 2 với ĐTB = 3,27. Tuy vậy vẫn ở mức trung bình. Nội dung dạy học nhằm hình thành năng lực đọc cho học sinh được đánh giá thấp nhất với ĐTB = 3,14.

2.3.2. Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh theo tiếp cận năng lực

Kết quả khảo sát nội dung học của học sinh được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh

TT Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%)

ĐTB Tốt Khá Trung bình Kém Rất

kém 1 Học tập môn tiếng Việt trên lớp của học sinh

1.1 Ghi chép bài học của học sinh 17,46 31,75 37,30 11,90 1,59 3,51

1.2

Học sinh tham gia vào bài giảng của giáo viên: Phát biểu ý kiến xây dựng bài

14,81 33,33 35,71 8,73 3,17 3,56

1.3 Học sinh tham gia giải quyết các

tình huống trong học tập trên lớp 14,28 32,54 26,19 17,46 9,52 3,24

ĐTB chung 3,43

2 Biểu hiện năng lực học môn tiếng Việt của học sinh

2.1 Năng lực nói tiếng Việt 16,67 30,95 33,33 14,28 4,76 3,40 2.2 Năng lực nghe tiếng Việt 14,81 29,36 31,75 18,25 1,59 3,46 2.3 Năng lực đọc tiếng Việt của học

sinh 13,49 31,75 33,33 14,28 7,14 3,30

sinh

ĐTB chung 3,34

3 Việc thực hiện bài tập về nhà và làm kiểm tra, bài thi môn tiếng Việt của học sinh

trên lớp

3.1 Học sinh thực hiện các bài tập môn

tiếng việt ở nhà 10,32 26,19 36,51 16,67 10,32 3,10

3.2 Thái độ của học sinh khi thực hiện

bài kiểm tra, bài thi môn tiếng Việt 17,46 31,75 25,40 15,87 9,52 3,32

ĐTB chung 3,21

ĐTB chung toàn thang đo 3,32

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Với ĐTB chung toàn thang đo = 3,32 cho thấy thực trạng hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh theo tiếp cận năng lực ở mức trung bình. Điều này cho thấy về cao bản các học sinh đã học môn tiếng Việt đáp ứng các yêu cầu cơ bản, song vẫn còn hạn chế.

Trong 3 nội dung học của học sinh thì nội dung học môn tiếng Việt trên lớp được thực hiện tốt nhất với ĐTB = 3,34, ở mức trung bình , tiệm cận mức khá. Nội dung được thực hiện kém nhất là thực hiện bài tập về nhà và kiểm tra trên lớp.

Qua khảo sát thực tế và qua quá trình theo dõi hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm trong những năm gần đây, cho thấy: Hầu như các nhà trường đã có đủ phòng học cho tất cả các lớp học 2 buổi/ ngày. Đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học nhiệt tình, đoàn kết, tâm huyết với nghề nghiệp. Ban giám hiệu chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động dạy và học trong nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và cùng với giáo viên tìm tòi, giải quyết những vướng mắc trong giảng dạy .Mặc dù vậy chất lượng dạy học môn Tiếng Việt có kết quả chưa như mong đợi, tỉ lệ học sinh yếu trong 4 năm gần đây vẫn còn, có hiện tượng năm sau cao hơn năm trước.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo tiếp cận năng lực học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo tiếp cận năng lực

2.4.1. Nhận thức về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học

Hiện nay, để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học thường được Phòng Quản lý giáo dục quận Hoàn Kiếm, Hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, tập huấn về vấn đề này.

Kết quả điều tra về nhận thức như sau:

Bảng 2.5.Nhận thức về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học

TT Nội dung/ Tiêu chí Mức độ đạt được (%) ĐTB Tốt Khá Trung bình Kém Rất

kém

1

Quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực

17,46 30,95 37,30 11,90 2,38 3,49

2

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực

14,81 33,33 35,71 8,73 3,17 3,56

3

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học của giáo viên

14,28 32,54 26,19 17,46 9,52 3,24

4

Quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học của học sinh

12,70 27,76 36,51 15,08 7,94 3,22

5

Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học

11,11 30,95 39,68 11,90 6,35 3,28

6

Quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học

15,24 22,22 40,47 15,87 6,35 3,24

ĐTB chung 3,33

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát của các trường tiểu học về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học

quận Hoàn Kiếm theo tiếp cận năng lực có ĐTB chung = 3,33. Điều này cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên đạt ở mức trung bình. Đó là mức không kém, nhưng cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 35)