Các biện pháp quản lýhoạt động dạyhọc mônTiếng Việt ở các trường tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 58 - 77)

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực

3.2.1.1.Mục đích biện pháp

- Giúp mỗi CBQL và giáo viên dạy học môn Tiếng Việt nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung.

- Giúp người CBQL thuận lợi trong công tác tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện các chức năng quản lý, quản lý hoạt động dạy hoch môn Tiếng Việt, tăng cường trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

- Giúp giáo viên tin tưởng vào mục tiêu đúng đắn của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học, biến những hiểu biết sâu sắc thành hành động tích cực. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên khi dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Từ đó, hình thành ở bản thân mỗi người giáo viên ý thức tự hoàn thiện và nâng cao trình độ đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thực tiễn giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường cần tranh thủ sự chỉ đạo sâu sát và tham mưu của Sở GD&ĐT Hà Nội và phòng giáo dục Tiểu học của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT

quận Hoàn Kiếm trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học. Hiệu trưởng cần chú ý một số nội dung sau:

Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Nhận thức rõ về mục tiêu nội dung chương trình, các PPDH truyền thống vsf hiện đại cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

- Cán bộ quản lý ở các trường Tiểu học phải nghiên cứu kĩ các văn bản, chỉ thị về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học và tình hình hoạt động thực tế của trường mình, để từ đó xác định mục tiêu cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội thiết thực trong từng năm học. Các mục tiêu phải mang tính cụ thể hóa, định lượng hóa, tiêu chuẩn hóa và có tính dự báo kết quả cao.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, động viên, khuyến khích nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên. Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng nòng cốt, nhiệt tình, luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cả tập thể sư phạm.

- Cán bộ quản lý cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn về năng lực sư phạm của giáo viên trong nhà trường Tiểu học hiện nay, từ đó quán triệt cho giáo viên về định hướng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Viẹt ở các trường Tiểu học. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc tự hoàn thiện, tự nâng cao năng lực sư phạm cho mỗi giáo viên.

Không đơn giản là sự tiếp nhận một cách thụ động, mà quá trình nhận thức của con người là sự tiếp nhận một cách năng động sáng tạo có chọn lọc và có mục đích, khi đó nhận thức mới có thể định hướng cho hành động. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào sự hiểu biết, niềm tin, tình cảm đối với ý nghĩa của vấn đề, nếu nhận thức sâu sắc thì hành động sẽ đúng hướng và có hiệu quả. Vì thế, cần chú ý đến việc bồi dưỡng nhận thức cho CBQL và giáo viên thật đồng bộ và sâu sắc,

nhằm mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để có được năng lực và trình độ quản lý, người CBQL phải làm việc tích cực trong thực tiễn hoạt động quản lý. Mặt khác, để không ngừng nâng cao nhận thức về việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt, người CBQL phải tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học hiện nay.

Cần bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt nòng cốt nhằm hỗ trợ các giáo viên khác về chuyên môn. Sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên được tham dự các buổi tập huấn về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt được học tập nâng cao trình độ.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

- Tổ chức thực hiện đúng, đủ chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học và thời gian học tập môn Tiếng Việt do Bộ GD&ĐT quy định.

- Xây dựng được thời khoá biểu phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

- Quản lý giáo viên thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường Tiểu học (Được quy đinh tại điều 32 chương IV - Điều lệ trường Tiểu học).

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Theo hướng dẫn của công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong từng lớp. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch học cho từng môn học, từng tuần học và cả năm học.

- Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học thông qua thời khóa biểu, thông qua hồ sơ chuyên môn như: kế hoạch bài học, kế hoạch bài dạy, sổ theo dõi và đánh giá học sinh, chấm chữa bài cho học sinh, quy chế cho điểm… Qua đó cần biểu

dương kịp thời những giáo viên thực hiện nghiêm túc và tốt, sử dụng những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm làm giáo viên cốt cán cho tổ khối chuyên môn.

- Tăng cường dự giờ, thăm lớp, góp ý giờ dạy: Đây là biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn hiện tượng cắt xén nội dung chương trình. Trong năm học tất cả giáo viên phải thao giảng và phải đi dự giờ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp ý cho đồng nghiệp. Đối với Hiệu trưởng dự giờ thăm lớp là một công việc quan trọng trong công tác quản lý của mình. Qua đó Hiệu trưởng đánh giá được chất lượng dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Tránh tình trạng dự giờ hình thức, đánh giá xếp loại chung chung. Thông qua dự giờ phải nêu được ưu, nhược điểm và hướng giải quyết để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Tăng cường việc KTĐG, việc thực hiện nội dung chương trình - đây là khâu quan trọng của quá trình quản lý. Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ quản lý bám sát hoạt động dạy học, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch của tổ khối chuyên môn. Trong quá trình kiểm tra kịp thời phát hiện những thiếu sót để góp ý điều chỉnh. Hiệu trưởng cần quan tâm đến các điều kiện CSVC, phương tiện, môi trường để quá trình dạy học diễn ra thuận lợi, hiệu quả.

- Để thực hiện đầy đủ chương trình và quy định của Bộ GD&ĐT yêu cầu, hiệu trưởng phải chỉ đạo chặt chẽ giáo viên đặc biệt là tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng phải xây dựng kế hoạch của từng bộ môn theo kế hoạch đã quy định như kế hoạch tuần, tháng, năm…Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và phânphối chương trình đã quy định, theo dõi việc thực hiện thời khoá biểu của học sinh trong ngày.

- Để xây dựng được thời khoá biểu của trường hợp lý nhất, hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ, hiểu đúng quy định biên chế năm học, tính đặc thù của môn Tiếng Việt, tâm, sinh lý của học sinh.

- Tổ chức hoạt động dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục ngoài giớ lên lớp, hoạt động ngoại khoá phải theo chương trình giáo dục Tiểu học do Bộ GD&ĐT quy định. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình giáo dục cả về nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức… là điều kiện cơ bản để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học. Đây phải được coi là vấn đề có tính chất pháp lệnh bắt buộc. Nhiều Hiệu trưởng quản lý chưa chặt chẽ để giáo viên cắt xén chương trình, đơn giản hoá kiến thức và phương pháp của bộ môn, nền nếp dạy và học hàng ngày chuệch choạc.

- Hiệu trưởng cần phải giám sát các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trường mình đó là: hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, KTĐG đúng quy định; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia đầy đủ các hoạt động tổ chuyên môn. Tham gia công tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở địa phương. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Chủ động phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng, với gia đình học sinh và tổ chức xã hội trong hoạt động dạy học và giáo dục.

- Quản lý chương trình môn học, cần được xác định: Các kỹ năng cần thiết đểthực hiện quá trình phân cấp quản lý còn rất hạn chế. Điều cần thiết giúp Hiệu trưởng ứng phó linh hoạt với vấn đề phân cấp quản lý và nắm vững hơn các quá trình thay đổi và đổi mới giáo dục. Hệ thống thông tin quản lý như việc thu thập số liệu và phản ánh của giáo viên cần phải hợp lý hoá và nâng cao năng lực thu thập, kiểm tra và phân tích số liệu cho các Hiệu trưởng.

- Căn cứ vào phân phối chương trình quy định của Bộ GD&ĐT cùng với điều kiện thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ khối chuyên môn và giáo viênđảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình. Nghiêm cấm việc tự ý cắt xén nội dung chương trình đã được quy định.

- Chỉ đạo hoàn thiện và cụ thể hóa những nội dung và tổ chức thực hiện trong thực tế, đặc biệt đối với các hoạt động giáo dục, các nội dung chương trình gắn vớiđịa phương, những hoạt động tham gia vào công tác thực tiễn đời sống. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số môn học tự chọn, một số bài giảng cụ thể…

- Hiệu trưởng chỉ đạo dạy và học các môn văn hoá hiệu quả thiết thực là nâng cao chất lượng đào tạo. Cần chỉ đạo từ khâu lập thời khoá biểu, lập kế hoạch dạy học, chỉ đạochương trình, xây dựng quy định cụ thể về nền nếp dạy của giáo viên, học của học sinh, chỉ đạo rút kinh nghiệm một số vấn đề đặc trưng nhất trong hoạt động dạy và học.

- Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy học, Hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu học tập nắm vững chương trình; soạn bài (soạn mẫu, kiểm tra soạn bài của giáo viên); kiểm tra việc dạy học trên lớp; đánh giá chất lượng học sinh (tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững hướng dẫn đánh giá của Bộ GD&ĐT ngay từ đầunăm học, thực hiện những quy định về chế độ cho điểm, chấm điểm, chấm chữa bài kiểm tra, đánh giá xếp

loại học sinh; trực tiếp chấm chữa lại một số bài kiểm tra để đánh giá việc chấm bài của giáo viên; kiểm tra sổ điểm lớp.

- BGH cùng tổ chuyên môn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thường xuyên, định kỳ, đột xuất…

- BGH kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, nền nếp dạy học… Qua đó có phát hiện những vi phạm, những sai lệch trong việc thực hiện nội dung chương trình để có những chấn chỉnh, điều chỉnh đúng đắn, phù hợp.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng cần triển khai sâu rộng tới toàn thể giáo viên những thông báo, quyết định, quy định của ngành về việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình.

- Xây dựng đội ngũ cốt cán là chắc về kiến thức, vững về tay nghề nhằm giúp Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình ở mỗi giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt.

- Chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ từ ban giám hiệu đến tổ chuyên môn quản lý hoạtđộng dạy học của giáo viên.

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

- Giúp cho công tác tổ chức quản lý đổi mới phương pháp hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội được thực hiện một cách khoa học, có định hướng rõ ràng, kế hoạch cụ thể và có tính chủ động cao.

- Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy được trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

- Tổ trưởng chuyên môn cùng các khối trưởng chủ động thông qua kế hoạch chung của nhà trường, bàn bạc để xây dựng kế hoạch cho các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho tổ, khối gắn với sinh hoạt chuyên môn một cách hợp lý nhất.

- Cung cấp cho giáo viên những kiến thức về các PPDH mới, hiện đại, phù hợp và có thể áp dụng vào thực tế dạy học, đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên trong trường.

- CBQL dễ dàng kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và làm cơ sở cho công tác đánh giá thi đua trong các nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện, tiêu chí đánh giá thi đua công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học của Bộ GD - ĐT và Sở GD- ĐT Hà Nội

- Huy động ý tưởng, sáng kiến của lực lượng nòng cốt, nhằm giúp xây dựng kế hoạch công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của nhà trường theo từng học kỳ một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học. Có thể xây dựng kế hoạch quản lý công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ngắn hạn, lồng trong kế hoạch dài hạn, có những định hướng riêng trong từng giai đoạn cụ thể.

- Hiệu trưởng hướng dẫn tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ sao cho đảm bảo đạt hiệu quả cao trong dạy học môn Tiếng Việt, nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn của mỗi cá thể trong tập thể sư phạm. Chú ý đến thời gian tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Việt phù hợp với chương trình nội dung bài dạy cho HS theo từng khối.

- Công tác tổ chức chỉ đạo thể hiện vai trò tích cực của người CBQL vì thế cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng dựa trên kế hoạch đã đề ra. Có sự chỉ huy, theo dõi, giám sát các hoạt động đổi mới phương pháp hoạt động dạy học môn Tiếng Việt diễn ra đúng hướng, đúng mục đích. Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và các bộ phận liên quan nhằm kịp thời phát hiện những sai sót. Có đánh giá, khen thưởng và xử phạt kịp thời và hợp lý nhằm rút kinh nghiệm giúp điều chỉnh cho các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt đạt hiệu quả hơn. Đồng thời có tiếp nhận thông tin phản hồi từ giáo viên và HS, nhanh chóng phân tích và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 58 - 77)