Thực trạngquản lýhoạt động dạyhọc mônTiếng Việt ở các trường tiểuhọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 42 - 50)

2.4.1. Nhận thức về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học

Hiện nay, để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học thường được Phòng Quản lý giáo dục quận Hoàn Kiếm, Hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, tập huấn về vấn đề này.

Kết quả điều tra về nhận thức như sau:

Bảng 2.5.Nhận thức về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học

TT Nội dung/ Tiêu chí Mức độ đạt được (%) ĐTB Tốt Khá Trung bình Kém Rất

kém

1

Quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực

17,46 30,95 37,30 11,90 2,38 3,49

2

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực

14,81 33,33 35,71 8,73 3,17 3,56

3

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học của giáo viên

14,28 32,54 26,19 17,46 9,52 3,24

4

Quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học của học sinh

12,70 27,76 36,51 15,08 7,94 3,22

5

Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học

11,11 30,95 39,68 11,90 6,35 3,28

6

Quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học

15,24 22,22 40,47 15,87 6,35 3,24

ĐTB chung 3,33

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát của các trường tiểu học về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học

quận Hoàn Kiếm theo tiếp cận năng lực có ĐTB chung = 3,33. Điều này cho thấy các cán bộ quản lý và giáo viên đạt ở mức trung bình. Đó là mức không kém, nhưng cũng chưa tốt. Nội dung “Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,56, đạt mức trung bình, tiệm cận mức khá và có 48,22% người được hỏi đánh giá ở mức tốt và khá. Tiếp đến là nội dung “Quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực” được đánh giá với ĐTB =3,49, mức trung bình, tiệm cận mức khá . Nội dung được đánh là có nhận thức thấp nhất là “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học của giáo viên” và “Quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học” với ĐTB = 3,24, mức trung bình.

2.4.2. Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực

Đi sâu đánh giá công tác quản lý mục tiêu và kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cho thấy các nhà quản lý mà trực tiếp là các hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã thực hiện rất tốt vai trò quản lý của mình trong việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực tại các trường tiểu học trên địa bàn quận.

Bảng 2.6.Thực trạng lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực học sinh

T

T Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%) ĐTB Tốt Khá Trun g bình Kém Rất kém 1

Quản lý việc giáo viên xác định mục tiêu bài học, môn học được thể hiện trong giáo án bài soạn.

14,8 1 33,3 3 30,95 16,6 7 0 3,55 2

Chỉ đạo giáo viên xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt ở 3 nội dung: kĩ năng, kiến thức, thái độ

14,2 8 34,9 2 36,51 11,1 1 3,17 3,46 3

Kế hoạch được xây dựng căn cứ vào chương trình dạy học theo quy định của Luật Giáo dục

23,8 1

34,1

3 29,36 8,73 3,97 3,65 4 Kế hoạch được xây dựng phù hợp với

tình hình thực tiễn của ngành giáo 16,6

7

36,5

dục tiểu học của quận Hoàn Kiếm 5 Kế hoạch bảo đảm tính kịp thời, linh

hoạt và minh bạch 19,8 4 23,8 1 21,43 23,8 1 11,1 1 3,17 ĐTB chung 3,47

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Với ĐTB chung bằng 3,47 cho thấy việc xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm ở mức trung bình, tiệm cận mức khá. Điều này cho thấy việc xây dụng kế hoạch dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận còn hạn chế. Trong 5 nội dung của xây xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận thì nội dung “Kế hoạch được xây dựng căn cứ vào chương trình dạy học theo quy định của Luật Giáo dục” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,65 ở mức tiệm cận mức khá. Tiếp đến là nội dung “Quản lý việc giáo viên xác định mục tiêu bài học, môn học được thể hiện trong giáo án bài soạn” có ĐTB = 3,55, mức trung bình tiệm cận mức khá. Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Kế hoạch bảo đảm tính kịp thời, linh hoạt và minh bạch” có ĐTB = 3,17.

2.4.3. Quản lý thực hiện chương trình dạy học

Bảng 2.7.Thực trạng quản lý thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt

TT Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%) ĐT B Tốt Khá Trung

bình Kém Rất kém

1 Môn Tiếng Việt được dạy đúng

theo chương trình dạy học 14,81 31,75 37,30 9,52 2,38 3,56 2

Dạy đủ các phân môn theo yêu cầu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

16,67 30,95 33,33 14,28 4,76 3,40

3

Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực phù hợp với chương trình dạy học

13,49 31,75 33,33 14,28 7,14 3,30

4

Hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực phù hợp với chương trình dạy học

14,28 34,92 36,51 11,11 3,17 3,46

5

Đảm bảo thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình về mặt số tiết, về thời gian, về trình tự; nghiêm cấm việc cắt xén chương trình

12,70 27,76 36,51 15,08 7,94 3,22

ĐTB chung 3,38

Thực trạng quản lý thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB chung = 3,38. Như vậy, thực trạng quản lý thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt đã đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động dạy học môn tiếng Việt, song vẫn còn hạn chế.

Trong quản lý thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt thì nội dung “Môn Tiếng Việt được dạy đúng theo chương trình dạy học” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,56 và nội dung “Đảm bảo thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình về mặt số tiết, về thời gian, về trình tự; nghiêm cấm việc cắt xén chương trình” được đánh giá thấp nhất với ĐTB = 3,22.

2.4.4. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

Hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt của giáo viên ở trường tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua giờ lên lớp. Giờ lên lớp là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy, qua giờ lên lớp giáo viên sẽ thể hiện năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn, kiến thức cuộc sống và xã hội rõ nhất. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học môn học trong nhà trường. Soạn bài và chuẩn bị bài tốt là yếu tố cơ bản góp phần cho sự thành công của giờ lên lớp. Soạn bài thực chất là thiết kế cụ thể cho giờ lên lớp, thể hiện rõ nội dung kiến thức cần truyền thụ, cách thức tổ chức lớp học, đồng thời dự đoán trước các tình huống xảy ra và phương thức giải quyết các tình huống.

Kết quả khảo sát nội dung quản lý dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên, được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.8.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên

TT Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%) ĐTB Tốt Khá Trung bình Kém Rất kém 1

Quản lý thực hiện dạy học theo chương trình môn Tiếng Việt đã được qui định

17,46 31,75 37,30 11,90 1,59 3,51

2 Quản lý giờ lên lớp của giáo

viên và học sinh 16,67 36,51 34,92 7,94 3,97 3,53

3

Quản lý thiết kế giáo án và chuẩn bị cho giờ lên lớp của giáo viên

4

Quản lý việc tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập của giáo viên

17,46 31,75 25,40 15,87 9,52 3,32

ĐTB chung 3,48

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Số liệu tại bảng 2.8 cho thấy: Hoạt động dạy học của giáo viên Tiếng Việt tại các trưởng tiểu học quận Hoàn Kiếm được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB chung = 3,48 (mức trung bình, tiệm cận mức khá). Như vậy, hoạt động dạy học của giáo viên Tiếng Việt tại các trưởng tiểu học được khảo sát đã thực hiện theo các qui định đề ra, song vẫn còn hạn chế.

Trong 4 nội dung khảo sát của hoạt động dạy học thì có 3 nội dung đạt ở mức gần tương đương nhau – mức trung bình, tiệm cận mức khá. Các ĐTB từ 3,51 – 3,56. Đó là “Quản lý thiết kế giáo án và chuẩn bị cho giờ lên lớp của giáo viên”; “Quản lý giờ lên lớp của giáo viên và học sinh”; “Quản lý thực hiện dạy học theo chương trình môn Tiếng Việt đã được qui định”. Nội dung “Quản lý việc tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập của giáo viên” được đánh giá thấp nhất.

2.4.5. Quản lý hoạt động học của học sinh

Một điều đáng quan tâm trong hoạt động học tập của học sinh là hiệu trưởng phải quan tâm chỉ đạo thầy cô giáo bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, hướng dẫn các em cách tự học ở trên lớp cũng như ở nhà, yêu cầu các em xây dựng thời gian biểu học tập ở nhà, kiểm tra việc học ở nhà của các em trên cơ sở phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để quản lý việc học tập của học sinh, các nhà trường đã quan tâm tới việc giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập, tính trung thực trong học tập, ý chí vươn lên; xây dựng và kiên trì thực hiện nền nếp học tập, nhiều trường nền nếp học tập có tiến bộ rõ rệt trên cơ sở phối kết hợp tốt các lực lượng giáo dục như: tổng phụ trách, chủ nhiệm lớp, hội cha mẹ học sinh... các nhà trường đã áp dụng khá tốt các hình thức động viên khen thưởng, phê bình, kỷ luật học sinh.

Bảng 2.9.Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh

TT Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%) ĐTB Tốt Khá Trun g bình Kém Rất kém 1 Quản lý học tập môn tiếng Việt trên lớp của học sinh

1.1 Ý thức, động cơ đúng đắn trong

học tập cho học sinh 8,73 23,81 40,47 17,46 9,52 3,05 1.2 Ghi chép bài học của học sinh 8,73 28,57 34,13 21,43 12,70 3,10 1.3

Học sinh tham gia vào bài giảng của giáo viên: Phát biểu ý kiến xây dựng bài

14,81 33,33 35,71 8,73 3,17 3,56

1.4

Học sinh tham gia giải quyết các tình huống trong học tập trên lớp

14,28 32,54 26,19 17,46 9,52 3,24

ĐTB chung 3,23

2 Quản lýđánh giá biểu hiện năng lực học môn tiếng Việt của học sinh

2.1 Năng lực nói tiếng Việt 11,11 30,95 39,68 11,90 6,35 3,28 2.2 Năng lực nghe tiếng Việt 10,32 28,57 42,86 12,70 5,56 3,25 2.3 Năng lực đọc tiếng Việt của

học sinh 8,73 23,81 40,47 17,46 9,52 3,05

2.4 Năng lực viết tiếng Việt của

học sinh 14,28 26,98 41,27 8,73 8,73 3,29

ĐTB chung 3,21

3 Quản lý việc thực hiện bài tập về nhà và làm kiểm tra, bài thi môn tiếng Việt

của học sinh trên lớp

3.1

Thu thập tình hình, phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh

16,67 38,89 25,39 12,70 6,34 3,47 3.2 Đánh giá học sinh thực hiện các

bài tập môn tiếng việt ở nhà 17,46 31,75 25,40 15,87 9,52 3,32 3.3

Đánh giá thái độ của học sinh khi thực hiện bài kiểm tra, bài thi môn tiếng Việt

8,73 23,81 40,47 17,46 9,52 3,05

3.4

Phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lý hoạt động học của học sinh

19,84 23,81 21,43 23,81 11,11 3,17

ĐTB chung 3,25

ĐTB chung toàn thang đo 3,23

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Với ĐTB chung toàn thang đo bằng 3,23 cho thấy quản lý học tập môn tiếng Việt trên lớp của học sinh ở mức trung bình. Điều này cho thấy quản lý học tập môn tiếng Việt trên lớp của học sinh đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của quản lý dạy học môn tiếng Việt, song vẫn còn hạn chế vì hoạt động này thực hiện chưa tốt.

Trong 3 nội dung quản lý thì nội dung quản lý việc thực hiện bài tập về nhà và làm kiểm tra, bài thi môn tiếng Việt của học sinh trên lớp được thực hiện tốt nhát (ĐTB

= 3,25); nội dung “Quản lý học tập môn tiếng Việt trên lớp của học sinh” ở vị trí thứ 2 và nội dung “Quản lý đánh giá biểu hiện năng lực học môn tiếng Việt của học sinh” được đánh giá thấp nhất. Tuy vậy, sự khác biệt về mức độ thực hiện các nội dung là không đáng kể.

2.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

Kết quả thuyết phục nhất trong việc giảng dạy của giáo viên là chất lượng học tập của học sinh. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh còn có ý nghĩa là biết được hiệu quả của quá trình giảng dạy, phát hiện những thiếu sót hoặc những điểm chưa hoàn chỉnh trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, từ đó mà có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Đây là một yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý của người hiệu trưởng đối với việc giảng dạy của giáo viên

Bảng 2.10.Thực trạng quản lý kiếm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực

T

T Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%) ĐT B Tốt Khá Trung bình Kém Rất kém 1

Kiểm tra, đánh giá được tiến hành trong cả quá trình quản lý hoạt động dạy của nhà trường

15,24 22,22 40,47 15,87 6,35 3,24

2

Mục đích của kiểm tra, đánh giá là giúp hoàn thiện hoạt động dạy học và hoạt động học của học sinh

17,46 24,60 35,71 18,25 3,97 3,33

3

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện nghiêm túc

14,81 31,75 37,30 9,52 2,38 3,58

4

Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá bảo đảm sát với thực tiễn giảng dạy môn học Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực

14,28 25,40 36,51 19,84 4,76 3,27

ĐTB chung 3,35

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Kết quả thu được ở bảng 2.9 cho thấy, thực trạng quản lý kiếm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học theo tiếp cận năng lựcđạt ở mức trung bình với ĐTB chung = 3,35. Như vậy, quản lý kiếm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểuhọc vẫn còn hạn chế nhất định.

Trong các nội dung quản lý kiếm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học theo tiếp cận năng lựcthì nội dung “Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện nghiêm túc” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,58 , mức trung bình tiệm cận mức khá. Ba nội dung còn lai đều ở mức trung bình, trong đó nội dung “Kiểm tra, đánh giá được tiến hành trong cả quá trình quản lý hoạt động dạy của nhà trường” được đánh giá thấp nhất.

2.4.7. Quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học

Phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy là một trong những đặc trưng chủ yếu và là yêu cầu bắt buộc của hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt, nhất là ở bậc tiểu học. Phương tiện, điều kiện hỗ trợ giảng dạy giúp cho học sinh lĩnh hội tốt nhất hệ thống kiến thức mà chương trình dạy học đòi hỏi. Phương tiện, điều kiện phục vụ giảng dạy đầy đủ, đồng bộ, được quản lý và khai thác sử dụng tốt sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn học của đội ngũ giáo viên

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

T

T Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đạt được (%) ĐTB Tốt Khá Trung bình Kém Rất kém 1

Quản lý việc đầu tư thiết bị phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương

15,87 32,54 34,13 13,49 3,97 3,43

2

Quản lý việc bảo quản và sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận hoàn kiếm, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 42 - 50)