Mối quan hệ giữa thống kê các tội danh đã xét xử và tình hình tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 26 - 29)

nghiêm trọng của tội phạm đã được định tội) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính (các cơ cấu bên trong của tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra). “Bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh của các tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như về tính chất) của tình trạng này.

Thống kê tội danh đã xét xử không chỉ mô tả “bức tranh tội phạm” mà dựa vào đó để phân tích, so sánh các “bức tranh” với nhau để qua đó có được sự đánh giá đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra - nghiêm trọng về mức độ cũng như nghiêm trọng về tính chất. Chính vì vậy, việc thống kê tội danh đã xét xử là nhằm để giúp cho việc nắm chắc được tổng số các tội phạm xảy ra, số lượng người đã thực hiện các tội phạm đó trong khoảng thời gian nhất định và ở địa bàn nhất định có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Mặt khác, qua số liệu thống kê tội danh đã xét xử có thể đánh giá được diễn biến, tính chất của từng loại tội phạm tăng hoặc giảm để từ đó hoàn thiện các chính sách pháp luật hình sự, sửa đổi bổ sung chính sách được kịp thời, phù hợp.

Do vậy, muốn đánh giá được tình hình tội phạm một cách chính xác, khách quan để có số liệu phục vụ tốt cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thì phải nâng cao chất lượng thống kê tội phạm. Yêu cầu thống kê tội phạm phải thống kê được đầy đủ tình hình tội phạm và kết quả đấu tranh phòng và chống tội phạm của các cơ quan tư pháp để từ đó Đảng và Nhà nước có chính sách phòng và chống tội phạm hiệu quả, kịp thời.

1.3. Mối quan hệ giữa thống kê các tội danh đã xét xử và tình hình tội phạm phạm

Tội phạm và THTP phát sinh trong xã hội là một lực lượng vất chất tồn tại khách quan, khác với vật chất ở dạng cụ thể. THTP thể hiện trong số liệu thống kê tội danh đã xét xử không phải là một lực lượng vật chất bất biến mà nó chuyển hóa

ở dạng này sang dạng khác và có thể cải tạo được nó, có thể hạn chế, triệt tiêu hoặc loại bỏ các điều kiện và nguyên nhân phát sinh ra nó.

Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang bản chất giai cấp và có tính xã hội. Tình hình tội phạm xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, nó là một hiện tượng ở trạng thái “động”, thường xuyên biến đổi, vận động, phát triển theo quy luật của nó. Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực, mang tính nguy hiểm cao độ xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm đến chế độ chính trị, nền kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, ngoại giao, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và các lĩnh vực trật tự pháp luật khác. Sự tồn tại của tội phạm được coi là lực lượng vật chất, tồn tại khách quan ngoài ý chí của Nhà nước, mong muốn của con người. Đấu tranh phòng và chống tội phạm với việc đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm bằng các chủ trương, chính sách, pháp luật hình sự (thuộc phạm trù ý thức) để từ đó đề ra các biện pháp kinh tế, xã hội, tư tưởng, pháp lý nhằm đấu tranh phòng và chống tội phạm.

THTP là một lực lượng vật chất tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật khách quan, nó quyết định các biện pháp phòng và chống tội phạm của Nhà nước. Tuy nhận thức về hiện tượng tội phạm, THTP và hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm phải xuất phát từ thực tế khách quan; từ những nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, những tiền đề có sẵn và từ những tội phạm đơn lẻ đến tổng số các tội phạm là tình hình tội phạm. Thống kê về nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm giúp cho việc nhận thức về hiện tượng tội phạm một cách chân thực, đúng đắn. Đặc biệt là nhận thức về tính nguy hiểm của tội phạm, hậu quả đã và sẽ xảy ra để tránh được tâm lý, ý chí chủ quan. Thống kê tội danh đã xét xử nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật về THTP. Thống kê tội danh đã xét xử là cơ sở cho nhận thức về THTP khách quan và cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các biện pháp phòng ngừa xác thực, phù hợp nhằm ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra. Đồng thời, có biện pháp để xử lý, răn đe giáo dục, cải tạo tội phạm và ngăn chặn việc tái phạm.

Thống kê tội danh đã xét xử không chỉ là liệt kê về số lượng tội phạm mà còn thống kê về mặt “chất” của tội phạm. Trong đó, việc chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của con người trong xã hội. Nguyên nhân phạm tội và hành vi phạm tội là mối quan hệ nhân quả, nguyên nhân nào thì hậu quả đó. Có những nguyên nhân phổ biến của tình hình tội phạm, bao gồm những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan của tội phạm chứa đựng ngay trong thân nhân của tội phạm, như: Lòng tham, tính ích kỷ cá nhân, trình độ nhận thức xã hội và thiếu hiểu biết về xã hội; họ không biết đó là đúng, sai, thiện, ác… Nguyên nhân khách quan là mặt trái của cơ chế thị trường, hiện tượng cạnh tranh, vì lợi nhuận trên hết dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng đầu cơ tích trữ, lừa đảo đối tác, lừa dối khách hàng, hủy hoại môi trường… bất chấp pháp luật. Nguyên nhân khách quan còn là hậu quả của hệ thống giáo dục, trình độ của nền văn minh xã hội, sự thiếu trách nhiệm của gia đình đối với con cái, nhà trường đối với học sinh...

Thống kê tội phạm chỉ ra từ những điều kiện phạm tội có tính đơn lẻ đến các điều kiện phổ biến của tội phạm để có biện pháp khắc phục các điều kiện đó, làm cho tội phạm không có điều kiện thực hiện tội phạm hoặc không cho tội phạm thực hiện đến cùng. Tội phạm và tình hình tội phạm là sản phẩm của xã hội, nó tồn tại trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định. Điều kiện phạm tội của mỗi loại tội phạm có những điều kiện chung và điều kiện cụ thể trong hoàn cảnh, môi trường xã hội cụ thể. Có thể nêu một số các điều kiện phạm tội trong thực tiễn mà thống kê tội phạm đã phản ánh, như: những kẽ hở của pháp luật, bất cập khiếm khuyết của cơ chế chính sách, sự lỏng lẻo về quản lý Nhà nước, thiếu sự kiểm tra, giám sát, việc quản lý nhân khẩu lỏng lẻo, sự chủ quan, mất cảnh giác của người có tài sản, thiếu các biện pháp bảo vệ tài sản chặt chẽ, không tiến hành các biện pháp kê khai tài sản cá nhân cán bộ công chức… Nói một cách tổng quát, các vấn đề xã hội như: Sự nghèo đói ở một bộ phận dân cư, các loại tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, mê tín dị đoan, các điều kiện của an sinh xã hội thấp kém, môi trường đạo đức xuống cấp, nạn thất nghiệp, trình độ dân trí thấp… là điều kiện, tác nhân phát sinh tội phạm.

Mô tả và phân tích thống kê tội danh đã xét xử trong nghiên cứu tình hình tội phạm không phải chỉ để biết những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn là để giải thích, phát hiện nguyên nhân, để dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới và qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống kê các tội danh đã xét xử ở việt nam từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)